Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Pekin và Washington trong cuộc đấu tranh vì các nguồn tài nguyên ở Châu Phi

Pekin và Washington trong cuộc đấu tranh vì các nguồn tài nguyên ở Châu Phi

Пекин и Вашингтон в борьбе за ресурсы Африки

Nguồn: newsland.ru

Kichbu post on thứ bảy, 24.09.2011

 Новость на Newsland: Пекин и Вашингтон в борьбе за ресурсы Африки

Bài liên quan:

> Bình luận: Chính sách láng giềng tốt của Trung Quốc gồm 3 điểm

Trung Quốc đã bắt đầu tích cực xâm nhập vào Châu Phi ngay từ cuối những năm 50s của thế kỷ XX. Lần đầu tiên các cơ quan tình báo của đất nước Thiên Tử xuất hiện tại lục địa này trong thời gian chiến tranh Pháp-Algeria. Từ năm 1958 CHND Trung Hoa đã bí mật giúp đỡ Mặt trận giải phóng dân tộc Algeria (FNO). Vào tháng ba-tháng tư 1959 một trong những nhà lãnh đạo của đảng CS Trung Quốc Lyu Shaotsi đã tiếp đón tại Pekin các thủ lĩnh của những người nổi dậy Algeria. Từ thời gian đó Trung Quốc bắt đầu hào phóng cung cấp cho các thành viên của FNO vũ khí và tài chính.

Vào tháng mười 1960 CHND Trung Hoa đã tuyên bố giúp đỡ Algeria độc lập khỏi Pháp vào năm 1962.

Trong những năm 1960s, Algerria trở thành cơ sở chủ yếu của Trung Quốc phổ biến ảnh hưởng của mình ở Châu Phi. Ngoài ra, vào đầu những năm 1960s của thế kỷ XX, CHND Trung Hoa đã hỗ trợ thành lập các nhóm quân khởi nghĩa ở Zier (nay là Cộng hòa dân chủ Congo). Tuy nhiên từ năm 1968 đảng CS Trung Quốc đã định hướng lại đối với chính phủ Zair, chấm dứt sự ủng hộ đối với “các nhà cách mạng” Zair. Các cơ quan tình báo của CHND Trung Hoa cũng tham gia vào việc thành lập Liên minh Dân tộc vì Độc lập hoàn toàn của Angola (UNITA) chống Phong trào Nhân dân Giải phóng Angola (MPLA).

CHND Trung Hoa đã phái các cố vấn và cung cấp vũ khí cho các kẻ thù của MPLA. Biết rằng thủ lĩnh UNITA Angola Savimbi và thủ lĩnh “của “Liên minh vì Congo dân chủ” Kabila điều trị bệnh ở Trung Quốc. Quân khởi nghĩa cách mạng Zair và Congo theo Mao được đào tạo tại trung tâm huấn luyện thành lập chỉ giành cho họ tại Nam Ninh Trung Quốc. Cùng với việc này CHND Trung Hoa đã đưa đến Châu Phi hàng nghìn bác sĩ của mình, là tai mắt của đảng CS Trung Quốc tại Châu Phi.

Bán vũ khí, một mặt, và gửi các bác sĩ điều trị cho những thương binh Châu Phi, mặt khác, Trung Quốc từng bước tranh thủ được tình cảm với các nước của lục địa này và, cần phải nói, đã đạt được thành tích trong việc này. Ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc khác nhau ở Châu Phi, Trung Quốc đã muốn loại trừ Liên Xô và Hoa Kỳ tại khu vực này. Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, vị trí thủ lĩnh tại lục địa Đen, cho đến trước đó thuộc về đất nước của chúng ta, bỗng bị khuyết. Nhưng không lâu. Trong thời điểm đó Hoa Kỳ chuyển toàn bộ sự chú ý sang Đông Âu và “quên” Châu Phi, và Trung Quốc một mình củng cố vững chắc vị trí tại khu vực này.

NHỮNG NGƯỜI TRUNG QUỐC XÂY DỤNG CÔNG THỨC ANGOLA

Vào những năm 1990, mục đích then chốt đối với Trung Quốc khi xâm nhập vào Châu Phi là tiếp cận đến các nguồn khoáng chất của lục địa. Lúc bấy giờ, nhờ cung cấp tín dụng ưu đãi, Pekin không đưa ra bất kỳ những yêu sách chính trị nào đối với các thủ lĩnh Châu Phi, đã biết nhanh chóng xác lập các mối quan hệ hữu nghị với nhiều chế độ mà cộng đồng phương Tây xem chúng là độc tài và cố gắng cô lập. Đổi lại, các nhà lãnh đạo của các nước Châu Phi giàu có đã cho phép các công ty đến từ CHND Trung Hoa các đặc quyền khai thác hydrocacbon và tài nguyên tại những nơi mà các công ty phương Tây không thể hoạt động.

CHND Trung Hoa đã cũng cố các vị trí của mình trong nền kinh tế của các nước Châu Phi bằng việc cung cấp vũ khí. Theo các số liệu của ấn phẩm Monde diplomatique của Pháp, Trung Quốc đã kiếm được 1 triệu dollars trong cuộc chiến tranh Eritree (1961-1963). Một số chuyên gia quân sự cũng tin rằng dù bị Liên hiệp quốc cấm vận, nhưng các công nghệ quân sự của Trung Quốc đã được đưa đến Sudan, ở phía nam đất nước này nhiều năm diễn ra cuộc nội chiến kéo dài và cho đến nay cuộc xung đột vũ trang vẫn chưa châm dứt.

Trung Quốc cần gay gắt các nguồn năng lượng và bởi vậy nhanh chóng gắn kết những mối quan hệ chặt chẽ với các nước Châu Phi, mà ở đó phát hiện thấy những nguồn dự trữ dầu khí to lớn. Như kết quả, “các đối tác” chiến lược của đất nước Thiên Tử là những nước khai thác dầu như Sudan, Angola, Nigeria, GabonAlgeria.  Trung Quốc không tiếc tiền đầu tư những khoản lớn vào việc khai thác dầu mỏ của các nước Châu Phi. Ví dụ, CHND Trung Hoa thông qua các công ty nhà nước và ngân hàng trong 15 năm gần đây đã đầu tư 20 tỷ dollars vào Sudan, mong muốn đặt toàn bộ ngành khai thác dầu của nước này dưới sự giám sát của mình.

Angola là một “đối tác” khác quan trọng nhất của Trung Quốc ở Châu Phi. Ngày 21 tháng ba 2004 giữa chính phủ của hai nước này đã ký hiệp định, theo đó trong khuôn khổ chương trình tái thiết nền kinh tế sau 27 năm nội chiến, Trung Quốc đã cho Angola vay 2 tỷ dollars. Vào tháng chín 2007, Trung Quốc cho nước này vay lần hai với 2 tỷ dollars. Thú vị rằng chính phủ Angola sẽ trả những khoản tín dụng này của Trung Quốc không bằng tiền, mà bằng dầu mỏ.  Theo hợp đồng đã ký, các công ty thầu khoán của Trung Quốc hiện đang hoạt động tại Angola sẽ thực hiện xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng. Hệ thống hàng đổi hàng (barter) – “các công trình hạ tầng cơ sở đổi lấy dầu” – đã được gọi là “Công thức Angola”.

Hệ thống như vậy được sử dụng mùa thu 2007 tại Cộng hòa dân chủ Congo. Giữa CHND Trung Hoa và CHDC Congo đã ký hợp đồng, theo đó Trung Quốc đầu tư 9,5 tỷ dollars vào xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng. Đổi lại CHDC Congo buộc cung cấp cho CHND Trung Hoa 10 triệu tấn đồng và 600 nghìn tấn cobalt. Nói chung, danh mục các yêu cầu nhiên liệu của Trung Quốc đối với Châu Phi tương đối lớn. Ngoài dầu mỏ và khí đốt, trong danh sách còn có đồng, cobalt, vàng, kim cương, crom, mangan, uranium, boxit, kim loại đất hiếm, gỗ và nhiều nhiều loại khác.

SỰ RA ĐỒI AFROCHINA

Trong những năm 2000s, sự phối hợp qua lại của Trung Quốc với các quốc gia Châu Phi đã bắt đầu bước lên tầm cao mới. Với sự đề cử Hồ Cẩm Đào vào cương vị nhà lãnh đạo của CHND Trung Hoa vào năm 2003, các quan hệ với Châu Phi đã trở thành một trong những ưu tiên bất thành văn của chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Sự xâm nhập vào Châu Phi là một phần của đại chiến lược của đất nước Thiên Tử. Mục đích của chiến lược này nằm ở chỗ để biến Trung Quốc từ cường quốc đang có ảnh hưởng chủ yếu ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thành một cường quốc toàn cầu. Đầu tư những khoản tiền to lớn vào Châu Phi, Trung Quốc ngoài trừ những vấn đề khác,  lôi kéo các nước Châu Phi vào quỹ đạo chính trị của mình.

Việc trực tiếp tiếp cận với các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Châu Phi tạo điều kiện cho Pekin củng cố tiềm năng kinh tế và quân sự. Tăng cường các vị trí của mình, Trung Quốc hiện thực hóa chiến lược mở rộng “không gian nguồn tài nguyên sống còn”. Ngoài ra, ở Châu Phi Trung Quốc đã có được một thị trường tiêu thụ lớn cho ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng của mình. Những mặt hàng xuất khẩu hàng loạt của Trung Quốc vào các nước Châu Phi bên cạnh áo quân may sẵn và vải vóc là các hàng hóa tiêu dùng giá rẻ.

Tuy nhiên không phải tất cả các nước Châu Phi bằng lòng với chính sách bành trướng chính trị và kinh tế của Trung Quốc tại lục địa này. Ở Liberia, Cameroon, Mozambique và Namibia những người dân địa phương, cũng như lãnh đạo của các nước này bất bình việc khai thác gỗ mà hầu như toàn bộ ngành công nghiệp gỗ của đất nước Thiên Tử đứng chân ở đó. Ở Zambia, các thương nhân ta thán việc cùng với họ xuất hiện những nhà cạnh tranh mới và mạnh của Trung Quốc. Những tư tưởng chống Trung Quốc ở đất nước này mạnh mẽ đến mức việc trục xuất các doanh nhân CHND Trung Hoa ra khỏi nước này đã trở thành vấn đề chủ yếu tại các cuộc bầu cử tổng thống vào tháng chín 2006. Tổng thống Levi Mvanavasa, dựa vào Pekin, lúc bấy giờ đã khó khăn mới vượt qua được thủ lĩnh của phe đối lập Mikael Satu mà ông này tiến hành chiến dịch vận động của mình chỉ dựa trên sự chỉ trích sự bành trướng của Trung Quốc. Tại Zambia, từ đây Trung Quốc nhập khẩu gần 40% đồng, các cuộc nổi dậy tại các mỏ đồng thuộc về người Trung Quốc thường xuyên xảy ra gần như hàng tuần.

Cộng hòa Nam Phi là nước bất bình nhất. Vào tháng mười hai 2006 tổng thống Nam Phi Tabo Mbeki được hậu thuẫn bởi các tổ chức công đoàn dân tộc đã bất ngờ chỉ trích gay gắt CHND Trung Hoa: “Trung Quốc có thể trở thành cường quốc thực dân, còn chúng tôi – chỉ phần phụ nguyên liệu”. Vấn đề ở chỗ rằng trong những năm gần đây hàng dệt của Trung Quốc tràn ngập Nam Phi và phá vỡ ngành công nghiệp địa phương.

Để hạ nhiệt thái độ của các nhà lãnh đạo Châu Phi, Trung Quốc hào phóng chia sẽ các khoản tín dụng và đầu tư. Nếu trong năm 1995 tổng khối lượng thương mại của CHND Trung Hoa với Châu Phi đạt 6 tỷ dollars, thì vào năm 2010 nó tăng lên 130 tỷ dollars. Theo đánh giá của Standard Bank Nam Phi, đến năm 2015 riêng đầu tư trực tiếp của CHND Trung Hoa vào các nước Châu Phi sẽ đạt đến 50 tỷ dollars. Ngoài ra, từ năm 2000 Trung Quốc bắt đầu xóa các khoản nợ nhiều triệu dollars ở Châu Phi, và từ 2006 – cho phép các nhà xuất khẩu Châu Phi đưa một số mặt hàng hóa vào Trung Quốc miễn thuế. Ngoài điều đó ra, CHND Trung Hoa đào tạo những người dân Châu Phi về các chuyên môn y tế và kỹ thuật tại các trường đại học, cấp học bổng cho việc học tập ở Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, Pekin dần dần thay đổi sách lược thâm nhập vào Châu Phi. Thay vì cấp các khoản vay ưu đãi, Trung Quốc bắt đầu cung cấp các khoản tín dụng có địa chỉ để xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở. Chính sách kinh tế mới của Pekin ở Châu Phi rất có lợi cho chính các nhà lãnh đạo Châu Phi, bởi chúng là những công trình xây dựng mới như công lao cá nhân của mình và nhờ đó được nổi tiếng trong nước. Đồng thời, những người dân địa phương có khả năng làm thêm tại các công trường và kiếm được khoản tiền bổ sung không lớn.

Tuy nhiên đất nước Thiên Tử từ chính sách đó đã được lơi hơn tất cả. Thứ nhất, cung cấp tài chính cho các chương trình xây dựng, Pekin được tiếp cận với nguồn thiên nhiên vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của mình. Thứ hai, chuyển tất các các gói thầu cho các công ty Trung Quốc là đòi hỏi duy nhất của Trung Quốc. Trên thực tế điều này có nghĩa là sự phát triển gia tăng của nền kinh tế Trung Quốc, còn những người Châu Phi chỉ đóng vai trò khán giả bất lực ngay tại chính đất nước của mình. Thứ ba, một chính sách kinh tế như vậy cho phép Trung Quốc xem mình như “người đỡ đầu tốt bụng” và mong muốn cải thiện đời sống của những thường dân Châu Phi.

Cuối cùng, một sách lược như thế , sách lược được CHND Trung Hoa chọn lựa trong quan hệ với Châu Phi, tạo điều kiện bố trí việc làm cho hàng triệu người Trung Quốc mất việc làm ở bản quán của mình., và tránh được sự quá tải dân cư ở thủ đô. Nói cách khác, hiện đối với Trung Quốc, Châu Phi đóng vai trò kiểu như Úc, và các thuộc địa Bắc Mỹ đối với Anh trong những thế kỷ XVII-XIX.

Chính sách kinh tế như vậy trong tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khi do sự tụt giảm nhu cầu đối với các loại hàng hóa ở CHND Trung Hoa một loạt các nhà máy bị đóng cửa và  nạn thất nghiệp gia tăng, là hết sức cấp bách. Nhờ những sáng kiến mới của ban lãnh đạo Trung Quốc, hàng triệu người dân-những người di dân Trung Quốc sẽ dọn đến ở những vùng đất mới mà họ còn không phải khai phá, và điều này, đến lượt mình, sẽ giảm bớt căng thẳng xã hội ngay ở chính CHND Trung Hoa. Điều kỳ lạ rằng trong thời kỳ khủng khoảng kinh tế  toàn cầu, GDP tăng lên không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở Châu Phi, và điều này có nghĩa GDP của Trung Quốc tăng lên gấp đôi, thật đúng là Trung Quốc đã mua bao toàn bộ Châu Phi.

Một vấn đề quan trọng khác: Những khoản tín dụng nhiều triệu được Trung Quốc ban cho dưới dạng dollars Mỹ  và điều này sẽ cho phép  CHND Trung Hoa dần dần thoát khỏi ngoại tệ này và tiến giấy của Hoa Kỳ khi trao đổi  chúng lấy nguyên liệu. Hiện nay ban lãnh đạo CHND Trung Hoa đang  lo ngại viễn cảnh mất giá của tiền giấy Hoa Kỳ, và trong hoàn cảnh đó sự giúp đỡ cho Châu Phi là sự đầu tư chống khủng khoảng thành công mà nó hứa hẹn mang lại lợi nhuận to lớn.

CÁC CĂN CỨ QUÂN SỰ CỦA TRUNG QUỐC  Ở CHÂU PHI

Trong thời gian Hồ Cẩm Đào thực hiện chuyến thăm dài ngày ở Châu Phi năm 2007, Pekin lần đầu tiên chính thức thể hiện mong muốn xây dựng các căn cứ quân sự tại lục địa Đen. Ứng cử viên đầu tiên bố trí các lực lượng gìn giữ hòa bình của Trung Quốc tại Châu Phi là tỉnh Darfur ở Sudan, nơi đã từ lâu các tập đoàn khai thác dầu quốc gia của Trung Quốc đã có cơ sở vững chắc. Trung Quốc sẵn sàng đưa đến Sudan đội quân đầy đủ và trong các cuộc đàm phán với Hartuman khăng khăng đặc quyền đòi bố trí các lực lược gìn giữ hòa bình Trung Quốc tại Darfur. Về nguyên tắc thỏa thuận với tổng thống Sudan Omar al-Bashir, đất nước Thiên Tử không cần phải khó nhọc, chính Harmur đang nhận dollars dầu từ các công ty dầu mỏ nhà nước Trung Quốc CNPC và Sinopec, và tổng giá trị của các hợp đồng được tính nhiều tỷ dollars.

Bởi vậy trong thời gian sắp đến có thể thấy sự xuất hiện căn cứ quân sự lớn đầu tiên của Trung Quốc ở Châu Phi. Hiện tại Châu Phi có gần 3 nghìn binh sĩ gìn giữ hòa bình Trung Quốc, và nếu Pekin đạt được thỏa thuận, thì việc đưa binh sĩ gìn giữ hòa bình Trung Quốc đến Darfur sẽ là bước đầu tiên trên con đường bành trước quân sự của Trung Quốc tại lục địa Đen. Các điểm nóng ở Châu Phi không ít, và các lợi ích của Trung Quốc tại Châu Phi đang mở rộng khắp nơi.

Ứng cử viên tiếp theo tiếp nhận binh lính Trung Quốc sau Darfur sẽ là bang Riverrs giàu dầu mỏ ở nam Nigeria. Các cuộc tấn công thường xuyên xảy ra của những người li khai chống công nhân khai thác dầu mỏ Trung Quốc sẽ là cái cớ của nó. Các hãng dầu mỏ khổng lồ CNPC và Sinopec hiện đang tích cực khai thác châu thổ Niger, thêm vào đó không thiếu sự giúp đỡ của các nhà lãnh đạo Niger: Abudza đã  tống khứ hầu hết các tập đoàn quốc tế núp bóng các công ty của Trung Quốc khỏi thị trường dầu mỏ của đất nước vào tháng chín năm 2006. Điều kỳ lạ rằng trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng tư 2005, tổng thống Niger đã đồng ý ký hiệp định đối tác chiến lược với Trung Quốc. Xét thấy rằng Nigeria có ý nghĩa to lớn đối với Hoa Kỳ như nhà cung cấp dầu mỏ, hoàn toàn có thể rằng các cuộc tấn công thường xuyên nhằm vào các nhân viên của các hãng khai thác dầu mỏ Trung Quốc được điều phối và thực hiện với sự đồng ý của Washington.

Pekin công khai bắt đầu bành trướng quy mô lớn vào Châu Phi và thực tế đang tiếp tục phân chia lại lục địa Đen. Nếu trước đó Trung Quốc chỉ tấn công kinh tế vào Châu Phi, thì bây giờ nó bắt đầu thực hiện bành trướng chính trị quân sự. Quá trình này sẽ phá vỡ nghiêm trọng các vị trí của Hoa Kỳ, Pháp và Anh ở khu vựcnơi mà họ hiện đang tích cực khai thác các mỏ dầu của Châu Phi.

Sự giúp đỡ của các đội kỹ sư Trung Quốc ở Darfur, nơi dự kiến sẽ xuất hiện căn cứ quân sự của CHND Trung Hoa.

Sự bành trướng kinh tế và chính trị quân sự mạnh mẽ của Trung Quốc ở các nước Châu Phi gây nên sự lo ngại to lớn trong giới các nhà hoạt động nhà nước và các nhà phân tích chính trị của Mỹ. Hội đồng về quan hệ quốc tế có uy tín của Mỹ chỉ ra tại một trong những báo cáo của mình: “ Trên toàn bộ Châu Phi, hiện Trung Quốc đã kiểm soát các nguồn nguyên liệu, liên tục thắng các đối thủ phương Tây trong việc thầu các dự án lớn trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp tín dụng ưu đãi và các điều kiện có lợi khác để tăng cường các vị thế cạnh tranh của mình”.

Sau khi tiến hành hội nghị thượng đỉnh “Trung- Phi” lần thứ IV vào tháng mười một 2009, cuộc chiến tranh thông tin giữa phương Tây và Trung Quốc đặc biệt trở nên gay gắt. Nhiều chính trị gia ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ đã bắt đầu nói về mối đe dọa bành trướng Trung Quốc tại lục địa Đen và mất mát các vị trí hàng đầu của Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu ở Châu Phi. Quan điểm chung của tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng trong năm 2009 là “bộ mặt của chủ nghĩa thực dân mới Trung Quốc tàn bạo và nguy hiểm hơn các nước phương Tây kinh điển của chủn nghĩa thực dân trong quá khứ”. Báo De Standaard của Bỉ nhận xét rằng “Trung Quốc coi thường hoàn cảnh của những người Mỹ bình thường, nếu chỉ cần lấy ra khỏi Châu Phi các khoáng sản của nó và tiêu thụ từ đó các sản phẩm của mình”.

Báo chí phương Tây đã giành sự quan tâm đặc biệt vấn đề không tôn trọng các quyền con người ở Châu Phi và điều rằng Trung Quốc bằng những hành động của mình đang thúc đẩy khuynh hướng này. Ví dụ, nhà tân bảo thủ Mỹ Pol Woolforts, trước đây từng giữ chức vụ chủ tịch Ngân hàng thế giới, đã tuyên bố: “Trung Quốc và các ngân hàng của nó đang xem thường các quyền con người và các chuẩn mực bảo vệ môi trường khi họ cung cấp tài chính cho các nước Châu Phi”. Những người Trung Quốc không phủ nhận điều rằng họ đang ủng hộ các nước, mà ở đó các quyền con người bị vi phạm. Nhưng họ chỉ ra rằng bản thân  Hoa Kỳ và Châu Âu  trong quá khứ cũng có quan hệ với các nhà độc tài và ủng hộ họ, và bởi vậy các nước phương Tây không có tư cách đạo đức thuyết giáo cho những người  Trung Quốc về cách hành xử như thế nào.

Các nhà chính trị học và các nhà báo trong các phát biểu của mình thường xuyên nhấn mạnh định hướng xã hội của Trung Quốc trong quan hệ với Châu Phi. Người Trung Quốc chỉ ra rằng các công ty của họ không chỉ thu được lợi nhuận, mà còn tạo việc làm, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng mà trước họ không có những kẻ thực dân Châu Âu và các công ty Mỹ nào thực hiện và hiện nay đang chỉ bòn rút dầu mỏ.

Tại hội nghị thượng đỉnh Trung-Phi vào năm 2009, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã chỉ trích dữ dội phương Tây cáo buộc Trung Quốc bành trướng chủ nghĩa thực dân. “Lâu nay họ cáo buộc chúng tôi rằng chúng tôi đến Châu Phi chỉ vì các nguồn tài nguyên khoáng sản và thực hiện chủ nghĩa thực dân. Những cáo buộc này hoàn toàn không có cơ sở. Chúng tôi hành động một cách vô tư, trong sáng”, - nhà lãnh đạo Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh.

CÁC KHU VỰC ĐỂ CẠNH TRANH

Tại sao phương Tây phản ứng mạnh mẽ sự hiện diện của Trung Quốc ở Châu Phi? Đơn giản chỉ vì rằng Hoa Kỳ và Châu Âu đang mất lục địa này và làm được ít điều gì để bảo vệ các vị trí của mình ở đó. Nếu trước đây các công ty phương Tây, là những nhà độc quyền, có thể áp đặt cho các nhà độc tài Châu Phi bất kỳ những điều kiện nào, trong đó đưa ra những yêu sách chính trị, thì hôm nay các nhà lãnh đạo Châu Phi có thể trong chờ đến sự giúp đỡ kinh tế của Trung Quốc. Nói cách khác, trong cuộc đấu tranh vì các nguồn tài nguyên ở Châu Phi đã xuất hiện sự cạnh tranh mà Hoa Kỳ và phương Tây chưa chuẩn bị và đơn giản chưa quen với cuộc chiến tranh này. Trong ý  nghĩa này chuyện liên quan đến Quỹ tiền tệ quốc tế vào cuối năm 2008 là ví dụ điển hình. Mất nhiều năm thảo luận hiệp định về tín dụng với chính phủ Angola, các quan chức Quỹ tiền tệ quốc tế trước khi ký nó đã biết rằng đất nước này đã nhận được tín dụng dài hạn giá rẻ của Trung Quốc 2 tỷ dollars và nó không cần sự giúp đỡ của Quỹ tiền tệ quốc tế. Điều này sau đó cũng xảy ra với các nước  Chad, Nigeria, Sudan, Ethiopia, Uganda.

Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mà nó, theo suy nghĩ của nhiều chuyên gia, lại sắp tái diễn, các nước phương Tây không có khả năng cung cấp các khoản vay lớn cho các nước thế giới thứ ba. Khác với Châu Âu và Hoa Kỳ, Trung Quốc, ngược lại, có khả năng cung cấp tín dụng cho các nước khác và đang thực hiện điều này một cách tích cực. Ngoài ra, Trung Quốc sẵn sàng đầu tư những khoản tiền to lớn ở nơi hiện các đối thủ cạnh tranh phương Tây của họ đang bỏ cuộc. Bằng cách đó CHND Trung Hoa đang chinh phục những trái tim của những người Châu Phi và thắng Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu trong cuộc cạnh tranh này.

Trong khi phương Tây đang suy yếu nói về các quyền con người và trên cơ sở đó từ chối giúp đỡ nhiều nước Châu Phi, CHND Trung Hoa sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ nhà độc tài Châu Phi nào, bất chấp  các phí tổn đạo đức. Chẳng hạn, việc đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình chống đối ở Guinea vào tháng chín 2009 không ngăn cản được CHND Trung Hoa đầu tư gần 7 tỷ dollars xây dựng hạ tầng cơ sở và nhà cửa ở đất nước Châu Phi này. Đổi lại điều này, tập đoàn quân sự Guinia đã cho phép những người Trung Quốc khai thác những mỏ dầu viễn cảnh. Để ủng hộ chế độ độc tài Robert Mugabe ở Zimbavwe vào năm 2008, những người Trung Quốc đã không ngần ngại sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Nhờ đó Trung Quốc đã được phép khai thác kim cương và bạch kim.

Sự tăng cường giành giật Châu Phi thoạt tiên xuất hiện ở sự phục hồi nạn hải tặc  trên biển Somali. Sự gia tăng mạnh mẽ nạn hải tặc trùng vào những năm 2006-2007. Đúng vào thời gian đó, sau khi tiến hành hội nghị thượng đỉnh “Trung-Phi” lần thứ II vào tháng mười một 2006, Trung Quốc đã tăng cường sự hiện diện của mình tại Châu Phi. Rất khó tin vào sự trùng lặp tình cờ này. Thêm vào đó, nếu chú ý đến yếu tố rằng các đối thủ chủ yếu của việc thông qua các chuẩn mực quốc tế về đấu tranh với nạn hải tặc là Hoa Kỳ và Anh, mà các nước này hiện đang phong tỏa ở cấp độ Liên hiệp quốc các sáng kiến của ác nước khác về vấn đề này, đang trở nên rõ ràng, sự ủng hộ nạn hải tặc ở Đông Phi có lợi cho ai. Cần nhớ rằng việc xuất khẩu dầu mỏ từ Châu Phi (chủ yếu từ Sudan) vào Trung Quốc được thực hiện theo hải trình tại nơi hải tác hoạt động mạnh mẽ.

Đòn giáng nghiêm trọng vào các lợi ích của Trung Quốc  là việc công nhận Nam Sudan độc lập – khu vực có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc vì các nguồn dự trữ dầu mỏ to lớn. Tuy vậy tồn tại một số vùng lãnh thổ tranh cãi giáp biên giới – đó là các khu Abei và Nam Kordofan giàu vàng đen, nơi đang khai thác hơn một phần tư toàn bộ dầu mỏ của Sudan. Để chiếm các vùng lãnh thổ này Nam Sudan và người láng giềng phía bắc của nó (nước láng giềng phía bắc) đã mất hầu hết các vùng có dầu mỏ do tách Nam Sudan, đang bị Pekin kích động, vẫn còn tiến hành cuộc đấu tranh khốc liệt. Để tìm được lính đánh thuê trong khu vực này, những binh lính có thể tấn công vào các khu vực giáp biên giới, đối với Hartur và cũng như đối với Dzuba, sẽ không khó khăn gì.

Nhưng ai hưởng lợi trong việc tách Nam Sudan khỏi Hartur đang bị những người Trung Quốc kiểm soát? Câu trả lời có thể tìm thấy trong cá nhân nhà lãnh đạo của những người miền nam John Garang, người đã thành lập Quân đội giải phóng nhân dân Sudan (SPLA) vào những năm 80s của thế kỷ XX và mất trong tai nạn máy bay không thể giải thích được. Ông đẫ được đào tạo quân sự tại trung tâm đào tạo lục quân và reindzen của Mỹ ở Forrt-Benning (bang Georgia, Hoa Kỳ). John Garang – không phải là người duy nhất được đào tạo tại các trung tâm quân sự của Mỹ.

Trong suốt hàng chục năm Petagon đã huấn luyện cho binh lính và sĩ quan của các nước Châu Phi. Chẳng hạn, trong khuôn khổ Chương trình đào tạo và huấn luyện quân sự quốc tế của Mỹ (IMET) các sĩ quan đến từ Chad, Ethiopia, Ertria, Cameroon và Cộng hòa Trung Phi đã trải qua huyến luyện tại các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ, tức là thực tế từ tất cả các nước giáp biên giới với Sudan. Nếu sự giúp đỡ của Hoa Kỳ cho các nước Châu Phi từ Sahara đến phía nam trong những năm gần đây bị giảm sút, thì sự giúp đỡ quân sự của Mỹ, ngược lại, tăng lên.

Như vậy, Mỹ thông qua Quỹ tiền tệ quốc tế và các hệ thống quốc tế khác, nơi họ đang đóng vai trò hàng đầu có thể đưa ra điều gì cho Châu Phi? Chẳng gì cả. Bởi vậy họ phải thiết lập, cung cấp tài chính và ủng hộ các phong trào li khai ở châu Phi bằng cách cung cấp vũ khí và áp dụng các thủ thuật ngoại giao để các phong trào này cuối cùng tìm được sự giúp đỡ và bảo vệ ở Pentagon và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ. “Chia để trị” – những người Mỹ đã sử dụng khéo léo sự sáng suốt cổ xưa này và mong muốn luôn luôn làm trọng tài thứ ba. Nhưng sử dụng chỉ những cơ chế như vậy, Washington rất khó hy vọng chiếm được Châu Phi, bởi Trung Quốc đã tồn tại vững chắc ở đó không dễ gì trao cho Mỹ lục địa Đen.

Hoa Kỳ đã giáng đòn chủ yếu vào các lợi ích của Trung Quốc ở Libya. Theo các thông tin của Bộ thương mại CHND Trung Hoa, đến tháng ba 2011 có 75 công ty lớn của Trung Quốc hoạt động tại nước bắc Châu Phi này. Các công ty của Trung Quốc đó đã ký các hợp đồng với tổng giá trị 18 tỷ dollars. Theo thông tin People's Daily Online của Canada, ở Trung Quốc đã dự tính đến 50 dự án quy mô lớn ở Libya trước khi chiến sự nổ ra. Việc các nước đồng minh của phương Tây xâm lược chống Libya đặt dấu chấm hết cho các dự án này và kéo theo việc sơ tán 30 nghìn chuyên gia Trung Quốc đang hoạt động chủ yếu tại các mỏ dầu ở phía bắc Libya về nước. Các công ty Trung Quốc thông báo rằng vì các chiến sự ở Libya họ dự báo tổn thất hàng trăm triệu yuan.

Không phải ngẫu nhiên, nghị sĩ đảng Cộng hào Pol Krag Roberts, dưới thời Ronald Reagan từng giữ chức thứ trưởng tài chính Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng cuộc chiến tranh chống Kaddafy – trên thực tế là cuộc chiến tranh được che đậy chống Trung Quốc và sự bành trướng của “con rồng Trung Quốc” ở Châu Phi. Trên tạp chí  Foreign Policy của Mỹ , ông giải thích thêm rằng “Trung Quốc nhằm trước hết vào Libya, Angola và Nigeria như các nguồn nguyên liệu mà chúng có thể  thỏa mãn các nhu cấu đang tăng lên của nó về  năng lượng”. Bởi vậy trong thời gan sắp đến ở Angola và Nigeria dự kiến sẽ có những cuộc đảo chính quân sự và việc không công nhận các cuộc bầu cử tổng thống với các cuộc không kích tiếp theo của liên minh phương Tây (trong trường hợp với Côte d'voire) hay là nối lại cuộc nội chiến (trong trường hợp với Angola) được tổ chức với sự hỗ trợ của Washington.

Rõ ràng, sắp đến làn sóng “cách mạng” sẽ bao trùm cả Algeria là nước hiện đang cung cấp dầu mỏ cho Trung Quốc. Hiện tình hình ở đó bình yên đáng ngờ, như đang từng xảy ra ở Libya, khi mùa xuân A Rập đã đến  Cairo. Nếu xét rằng sau Ai Cập “cách mạng” đã lan sang nước láng giềng Libya, thì nước tiếp theo ở phía tây Bắc Phi sẽ là Algeria. Cớ để can thiệp nước ngoài sẽ là vấn đề rằng, theo phỏng đoán của các phương tiện truyền thông, hiện Muammar Kaddafy đang ẩn náu ở nước này. Khi đại tá Libya còn sống, chiến dịch quân sự này chưa kết thúc.

ĐIỂM YẾU CỦA CON RỒNG

CHND Trung Hoa đang trở nên hấp dẫn hơn đối với các nước Châu Phi. Nhà văn Mỹ Debora Brotigan trong cuốn “tài năng của con rồng” trích lời của một nhà ngoại giao Nigeria: “Những người Trung Quốc muốn tham gia vào từng khu vực của nền kinh tế của chúng ta. Nếu nhìn vào phương Tây, thì đó chỉ  là dầu mỏ, và chẳng có gì hết, ngoài điều đó”.

Có thể tin tưởng rằng Trung Quốc không thể không quan tâm đến các sự kiện gần đây ở Bắc Phi. Sự lật đổ các chế độ cầm quyền thân Mỹ ở khu vực này liệu  sẽ là câu trả lời của Pekin hay là cuộc tấn công “con rồng Trung Quốc” tiếp theo tại một khu vực khác của trái đất, chúng ta sắp đến sẽ biết điều đó. Tờ báo của đảng Cộng sản Trung Quốc “Dzenmin dzibao” nhận xét tinh tế, “việc Trung Quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Tây Á và Bắc Phi không có nghĩa CHND Trung Hoa không hành động gì”.

Vào những năm 1980s của thế kỷ XX, tướng Alexander Hag nói: “Có những vấn đề còn quan trọng hơn cả hòa bình”. Chỉ sau này mới hiểu được rằng ông ngụ ý – sự thống trị của Hoa Kỳ đối với toàn thế giới. Washington sẽ không bao giờ từ bỏ vai trò bá quyền thế giới. Nhưng, theo các tính toán của các chuyên gia quốc tế, chỉ sau năm năm nữa nền kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt nền kinh tế Mỹ. Điều đó Hoa Kỳ không thể chấp nhận, bởi vậy nhiệm vụ của Mỹ - làm suy yếu Trung Quốc bằng mọi biện pháp.

Trung Quốc dễ bị tổn thương về năng lượng, và bởi vậy nhiệm vụ hàng đầu của Hoa Kỳ - gây khó khăn tối đa đối với việc Trung Quốc tiếp cận đến các ngưồn năng lượng mà ở Trung Quốc không có, CHND Trung Hoa có thể hướng những tham vọng của mình vào Nga. Lần này các chiến lược gia quân sự Hoa Kỳ cần chính điều đó.-Kichbu-

---

Bài chưa được biên tập, các bạn tham khảo và hiệu đính giúp.

Kichbu xin cám ơn.

1 nhận xét:

Steps


Flag Counter