Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

Tuổi thơ thời Xô Viết: từ Lenin đến Kinh thánh

Tuổi thơ thời Xô Viết: từ Lenin đến Kinh thánh

Советское детство: от Ленина до Библии

 

18/09/2011 09:27
Nguồninosmi.ru
Kichbu post  on thứ ba, 20.09.2011

значок октябренка

Lời Tòa soạn: Mùa thu này chúng ta kỷ niệm cùng lúc các ngày lễ hai mươi năm một số các sự kiện một thời có giá trị đối với LB Xô Viết hùng cường: đảo chính nhà nước, chấm dứt sự cầm quyền của đảng Cộng sản và, cuối cùng, sự sụp đổ của chính siêu cường. Cộng tác viên của hãng AP Natalya Vasileva hồi nhớ lại tuổi thơ của mình dưới thời Xô Viết và những ngày tháng thần kỳ cuối cùng của năm 1001.

              This Aug. 8, 2011 photo shows a Little Octoberist badge in Moscow. Soviet primary school pupils were required to wear these badges depicting Vladimir Lenin, leader of the 1917 Russian revolution, as a toddler. (AP Photo/Mikhail Metzel)


Vào tháng chín 1991, khi Liên Xô sống đến những tháng cuối cùng của mình, tôi học sinh lớp một và mơ ước chỉ một điều – chiếc huy hiệu màu đỏ với chân dung Vladimir Lenin thời thơ ấu.
Nhận chiếc huy hiệu nhi đồng tháng Mười vào dịp kỷ niệm cách mạng tháng Mười 1917 dưới sự lãnh đạo của Lenin là nghi thức đầu tiên hiến dâng đối với mỗi công dân Xô Viết, tiếp sau nó là kết nạp vào đội thiếu niên, đoàn viên comsomol, để được chọn vào đảng Cộng sản. Tất cả những điều đó mở ra con đường học vấn tốt đẹp và công thành danh đạt.
Tôi sẽ được trao huy hiệu nhi đồng tháng Mười vào đầu học kỳ hai, nhưng vào  thời điểm đó Liên Xô tan rã, và cùng với nó các biểu trưng, những nhân vật và những lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản cũng biến mất. Và như nhiều trẻ em khác, tôi đã mất đi hình ảnh tương lai của tôi. Các thầy cô giáo của tôi lúng túng không kém chúng tôi, không biết tiếp theo dạy cái gì. Thậm chí nơi nghỉ  hè yêu thích của gia đình của tôi bất ngờ lại ở nước ngoài.
Tôi thậm chí không thể tưởng tượng được rằng những nguyên tắc mà tôi xem không gì phá vỡ được biến mất hết cái này sau cái kia trong suốt 20 năm tiếp theo.

Thời thơ ấu của tôi điển hình đối với những đứa trẻ Xô Viết: chìm trong  đắm trong lá cây nhà trẻ, những kỳ nghỉ hè trên bờ Biển Đen, những chuyến đi ra căn nhà ngoại ô. Tôi không bao giờ cảm thấy mình thiếu thốn cái gì đó, mặc dù, ngoái nhìn lại, tôi hiểu rằng cuộc sống lúc bấy giờ không dễ.
Bộ đồ chơi nhỏ bé LEGO, quà tặng của một người bà con xa, trở thành thứ yêu thích nhất của tôi trong nhiều năm, bởi vì rằng trong các cửa hiệu thời Liên Xô thực tế chẳng có gì. Một lần sáng thứ bảy, bố tôi đến một cửa hàng lớn bán đồ chơi không xa điện Kremlin và trở về từ đó chỉ với một hình nhân tí hon của ai đó bằng cao su. Nó nom như hỗn hợp  của con gấu, con mèo và con chuột đồng. Cho đến bây giờ tôi không biết đó là ai nữa.
Các bộ phim hoạt hình được chiếu trên vô tuyến truyền hình  hiếm hoi đến mức phải lén xem cả ngày. Các chương trình tin tức mà tôi xem cùng với bà và ông, thường gây nỗi buồn  chán. Các nhà máy sản xuất công cụ, những cuộn vải, những công nhân – tất cả điều đó là tôi nhớ được.
Còn ăn uống thì sao, thì ở bố mẹ tôi có “phiếu mua hàng” là những talon mua lương thực thực phẩm. Tên của tôi và tên của anh trai tôi được ghi một cách không rõ ràng mặt sau để tôi và anh trai không phải xếp hàng cùng bố mẹ mua phần của mình.
Một lần, vào dịp Ngày 8 tháng ba, mẹ của tôi được nhận hộp đường-tinh chế - món quà rất mong ước, bởi vì ở chúng tôi đã nhiều tháng không có đường.
Thiếu lương thực ở Sevastopol được cảm nhận còn mạnh hơn nữa, ở thành phố bên bờ Biển Đen, nơi gia đình của tôi nghỉ ngơi mỗi mùa hè. Lúc bấy giờ chúng tôi mang theo bơ, xúc xích và các loại thực phẩm khác từ Moscow. Có thể đây chưa hẳn có thể gọi đây là kỳ nghỉ lý tưởng, tuy vậy Sevasstopol, với những bãi tắm trải rộng của và rừng bách của mình là nơi nghỉ tuyệt vời nhất trên trái đất. Thành phố nằm ở Ucraina, bây giờ đó là một nước khác, và tôi không ở đó từ năm 1991.
Có lần, ban ngày, mùa thu 1991, tôi cùng bạn trở về nhà từ trường với chiếc hộp lớn. Tôi rất sung sướng. Trên chiếc hộp có ghi cái gì đó bắng những chữ cái tiếng Anh, còn trong hộp là sữa khô và giăm bong đóng hộp. Bố mẹ nói rằng đây là viện trợ nhân đạo do các nước phương Tây gửi đến, bởi vì rằng Nga, theo suy nghĩ của họ, đang bị đói. Không ai trong số những người mà tôi biết bị đói, tuy nhiên cử chỉ này cũng không làm ai bị xúc phạm. Hộp giăm bong đã nằm ở hầm chứa tại nhà ngoại ô của chúng tôi vài năm.
Quần áo cũng thật hiếm. Cũng như những đứa trẻ khác, tôi cũng cần bộ đồng phục học sinh, và mẹ của tôi đã đoán chừng mua nó cho tôi ngay từ đầu tháng sáu theo lời mách của một cô đồng nghiệp của mình. Cô ấy bóng gió rằng lúc đó chỉ có những cỡ lớn hơn. Đó hóa ra là quyết định sáng suốt.
Trung tâm nghiên cứu, nơi mẹ của tôi làm việc, vào tháng tám phát cho các nhân viên của mình tiền thưởng dưới dạng “hỗ trợ mua đồng phục học sinh” để động viên họ trong điều kiện giá cả tăng vọt. Bởi vì mẹ của tôi đã mua đồng phục cho tôi trước đó, bà đã đến cửa hàng bán đồ lưu niệm và mua một đôi hoa tai bằng vàng bằng số tiền đó.
Bộ đồng phục mà tôi mặc thực tế không thay đổi từ thời mẹ và bà của tôi. Đó là chiếc áo váy với cổ áo và cổ tay áo ép cồn màu trắng. Ở trên mắc yếm màu đen và nó được thay màu trắng vào các dịp lễ.

Vào thời gian đó khi tôi đến trường, biết rằng những ngày của Liên Xô đã được tính sổ. Ngày 19 tháng tám một nhóm người ủng hộ chính sách khắc nghiệt của đảng Cộng sản đã mưu toan cướp chính quyền, và sự phá sản của cuộc đảo chính vài ngày sau đó chỉ làm xích gần đến sự sụp đổ của Liên Xô. Một trong những  sắc lệnh đầu tiên của thủ lĩnh nước Nga mới Boris Eltsin là sắc lệnh tước bỏ quyền lực của  đảng Cộng sản cầm quyền.
Tất cả các sự kiện này đã  né tránh tôi, đứa bé bảy tuổi, sang một bên, tuy nhiên ngay vào ngày đầu tiên đi học ở trường phổ thông cơ sở, sau cuộc đảo chính 10 ngày, tôi bị tràn ngập bởi cảm giác rằng thiếu thiếu một cái gì đó. Nhà trẻ của tôi đầy ắp các biểu trưng thời Xô Viết. Chân dung Lenin ở đây, cờ đỏ ở đằng kia. Còn trong trường học phổ thông các bức tường một thời treo đầy các bức ảnh của các lãnh tụ cộng sản bỗng trống hoác kỳ lạ.
Những học sinh lớp hai vẫn còn đeo huy hiệu nhi đồng tháng Mười và chúng được gọi là các cháu của Lenin, còn các học sinh phổ thông lớp lớn hơn đeo khăn quàng đỏ thiếu niên. Những học sinh đã tròn 14 tuổi trở thành đoàn viên comsomol và đó là điều kiện cần để thi vào các trường đại học tốt và thực hiện những khát vọng đường công danh.
Dự định rằng tôi sẽ được nhận huy hiệu thiếu nhi tháng Mười của mình vào tháng một 1992.

Ngày 26 tháng mười hai 1991 Liên Xô chính thức không tồn tại.
Khi tôi quay lại trường đi học sau kỳ nghỉ hè, trong các cuốc sách học vẫn còn những bài hát thời cộng sản, trong các bài tập toán vẫn còn hiện diện hình các đội viên, và những chuyển kể để đọc về Lenin. Nhưng các thấy cô giáo hay là bỏ qua  các bài tập và bài đọc này, hay là giao bài tập và không giải thích các ý nghĩa của những thuật ngữ Xô Viết.
Bộ đồng phục học sinh không còn cần thiết nữa. Có thể mặc tất cả áo quần gì mình muốn. Hơn thế, về hình thức bên ngoài chúng tôi hầu như không khác nhau. Những hàng hóa tiêu dùng sản xuất dưới thời Xô Viết chất lượng kém và đơn điệu và tất cả chỉ mặc cùng một màu và một kiểu chủ yếu hai màu đen và xám. Nhưng, ít nhất, họ cũng cho phép chúng tôi mặc quần mà trước đây bị cấm ngay cả những tháng lạnh nhất trong năm.
Các thầy cô giáo tuổi hai mươi và ba mươi không giới thiệu cho chúng tôi với hệ thống Xô Viết – tôi cho rằng, bởi vì họ theo đuổi các quan điểm tự do – nhưng họ cũng không giải thích cho chúng tôi những sự việc hệ trọng về tình hình đất nước của mình, những gì đang đập vào mắt rất ấn tượng so với trường học hiện nay, nơi mà các thầy cô giáo các lớp cơ sở kể về các biểu trưng và lịch sử của “đất nước chúng ta”.
Cùng với sự thay đổi bộ đồng phục học sinh, niềm tin cuối cùng của tôi được nhận huy hiệu nhi đồng tháng Mười cũng biến mất. Thay vào đó với tư cách quà tặng nhân kết thúc lớp một tôi được nhận từ hội phụ huynh học sinh cuốn Kinh thánh màu đỏ dành cho trẻ em. Đây là biểu tượng kết thúc của thời đại chủ nghĩa vô thần và phục sinh Nhà thờ chính thống Nga.
Trong thực tế, cùng với thời gian khi tôi chỉ mới bước chân vào lớp một, nhiều đổi thay kinh ngạc xảy ra với nước Nga. Đầu tiên, những người Nga thôi không mặc những áo quần sẩm màu như thế, bắt đầu mua ngoài chợ áo quần sản xất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc, và sau đó những nhãn mác đắt tiền tràn ngập các tổ hợp thương mại trong thời đại bùng nổ hàng tiêu dùng.
Bây giờ người Nga tự do đi du lịch khắp thế giới, không cần giấy phép chính thức cho xuất cảnh ra nước ngoài.
Nhưng hàng triệu người mất việc làm và ý thức được rằng những kỹ năng và kiến thức của họ không có giá trị gì trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang nảy sinh. Hàng trăm nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học buộc phải kiếm việc không đúng chuyên môn đào tạo và đi lau chùi nền nhà hay là lái xe buyt.
Trong ý nghĩa này thế hệ trẻ dễ sống hơn trong thời đại những biến đổi trong nước.
Tương lai của tôi hóa ra không được xác định vào năm 1991, nhưng màn sương mờ dần tan vào cuối những năm 90s. Trong xã hội đã không còn hệ thống phân phối, nhưng tôi hiểu rằng, thậm chí không có các mối quan hệ, tôi có thể đạt được thành công, nếu tôi sẽ làm việc cần cù.
Không là đảng viên của đảng nào, tôi đã nhận được học bổng (Grant) quốc gia học tại một trong những trường đại học của Moscow. Đó là, dĩ nhiên, không phải trường đại học tốt nhất, nhưng khát khao muốn đạt được cho mình cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống của bố mẹ mình, tôi đã tích cực học tập và có được việc làm tốt ở một tờ báo. Tờ báo trả tiền cho tôi học các khóa đào tạo phóng viên ở London.
Hai mươi năm qua sau khi Liên Xô sụp đổ, hiện tôi đang làm việc cho một công ty Mỹ, tôi ngồi sau tay lái xe của Mỹ và chu du khắp thế giới một cách nhẹ nhàng mà trước đây với sự nhẹ nhàng đó bố mẹ của tôi đi Sevastopol mỗi mùa hè.
Và tôi không thể hình dung được rằng tôi sẽ cần hai ngày để tìm thấy người mà người đó đã có thể cho tôi mượn chiếc huy hiệu nhi dồng tháng Mười để làm hình minh họa cho bài báo này.-Kichbu-

Bản tiếng Anh: Soviet Childhood: Journey From Lenin To The Bible

3 nhận xét:

  1. Ký ức của một cô bé 7 tuổi có thể đúng và có thể chưa phản ánh đúng hết tất cả.
    Đọc và dịch bài này xong, Kichbu cảm nhận được qua chính trải nghiệm của mình có nhiều phần sự thật..:)

    Trả lờiXóa
  2. Phải bao lâu nữa thì điều này mới xảy ra ở xứ này ?

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter