КНР требует от Вьетнама компенсаций за антикитайские погромы
Kichbu theo: newsru.com
Chính quyền
Trung Quốc đã bày
tỏ sự phẫn nộ về việc ban lãnh đạo của Việt Nam đã không đưa ra bất bồi thường nào cho các doanh nghiệp Trung Quốc bị thiệt hại trong vụ bạo loạn chống
Trung Quốc hồi tháng
Năm. Đại diện
của
CHND Trung Hoa yêu cầu tất cả các tổn thất phải được bồi
thường, và những người Việt Nam đã tấn công phải bị trừng
trị, Reuters
đưa tin.
"Cho đến nay, Việt Nam đã không đưa ra bất kỳ bồi thường nào" - phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hong Lei căm phẫn khi phát biểu tại Bộ.
Ông lên tiếng yêu
cầu của phía Trung Quốc: "Chúng
tôi yêu cầu Việt Nam cuối cùng phải thực
hiện các biện pháp cụ thể để đảm bảo sự an
toàn của các tổ chức và cá nhân của Trung Quốc tại Việt Nam, trừng phạt nghiêm khắc những
kẻ tấn công, kích động bạo loạn,
và đền bù hoàn toàn cho
những thiệt
hại của các công ty và cá nhân Trung Quốc".
Nhắc lại rằng các cuộc động độ trên cơ sở các cuộc
biểu tình chống Trung Quốc xảy ra
vào giữa tháng Năm, chủ yếu, ở tỉnh miền Trung Việt Nam Hà Tĩnh. Trong các cuộc bạo loạn,
ít nhất bốn người bị chết, khoảng
100 người dân của cả hai nước bị thương. Khoảng bốn nghìn công
nhân Trung Quốc sau đó đã rời Việt Nam.
Lưu ý rằng trước đó đã có những thông tin mâu
thuẫn về số lượng các nạn nhân. Sang ngày thứ hai của
các cuộc bạo loạn, ngày 15 tháng Năm, sau khi đốt
phá và cướp bóc một số
công ty của CHND Trung Hoa ở phía nam, những
người biểu tình chống đối đã tấn
công một nhà máy thép lớn tại khu
vực miền Trung. Theo một số thông tin, hơn 20 người
(cả Việt Nam và Trung
Quốc) thiệt mạng. Cảnh sát
bắt giữ hơn 600 kẻ
cướp. Các bác sĩ của tỉnh Hà
Tĩnh nói có 16 năm công nhân Trung Quốc và
năm công nhânViệt Nam bị thiệt mạng.
Các cuộc bạo loạn nổ ra
ở trong nước sau khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng giàn khoan nước sâu trên biển Hoa Nam (biển Đông-Việt Nam - Kichbu) - ở khu vực các
hòn đảo mà cả
Việt Nam tuyên bố có chủ quyền: hàng
trăm công nhân Việt Nam, tức giận bởi việc xây dựng các giàn khoan nước sâu, đã tổ chức cuộc biểu tình chống đối, sau đó đã biến thành các cuộc đập phá.
Cuộc xung đột thực sự sâu sắc hơn nhiều. Vào những ngày đầu tiên của tháng Năm, công
ty dầu khí nhà nước Trung Quốc China National Offshore Oil
Corporation bắt đầu cài đặt giàn
khoan dầu trên vùng biển cách Việt
Nam 120 hải lý mà cả hai nước tuyên bố có chủ quyền. Những yêu sách này liên quan đến tranh cãi về quyền sở hữu các đảo nhỏ bé Hoàng Sa và
quần đảo Trường Sa.
Hồi mùa xuân, trên trang web chính thống của Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc đã xuất hiện cảnh báo rằng tại khu vực này sẽ được lắp đặt giàn khai thác dầu mỏ. Chính
quyền Trung Quốc đã điều đến đó, ngoài
phương tiện vận chuyển công nghiệp, còn có các máy bay và khoảng tám mươi tàu
chiến để bảo vệ lợi ích của họ. Đồng
thời, lưu ý rằng, ban lãnh đạo Việt Nam đã cáo buộc tàu Trung Quốc đâm hai tàu cảnh sát Việt Nam, một
cảnh sát bị thương. Bộ
Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng, ngược lại, đó là tàu Việt Nam đâm vào các tàu Trung Quốc.
Ngày 12 tháng Năm, Việt Nam cáo buộc Trung Quốc vi phạm không phận của họ: theo cơ quan chức năng của nước, ngày 10 và 11 tháng Năm, các máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc nhiều lần bay qua trên đầu các tàu của Việt Nam ở độ cao 800-900 mét. Trung Quốc, về phía họ, đã đổ lỗi cho Việt Nam leo thang tình hình trên biển Hoa Nam. Theo lời phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hua Chunying, các tàu của Việt Nam vào ngày 13 tháng Năm đã đâm vào tàu Trung Quốc 169 lần.
Xem thêm:
- Trung Quốc lại giở trò vu cáo trắng trợn
(TN).– Tàu Trung Quốc quay ra ném đá, ném
chai lọ sang tàu Việt Nam (GDVN).– Video tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam gây phẫn nộ
(RFI). – Hà Tĩnh dồn toàn lực hỗ trợ dự án Formosa
(HQ).- TQ nhắc VN bồi thường thiệt hại (BBC). – Bắc Kinh yêu cầu Việt Nam nghiêm trị biểu tình bạo động chống
Trung Quốc (VOA).
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét