Китайская экспансия и бессилие Запада
Michele Marsonet
Kichbu theo: inosmi.ru
Sự im lặng đáng sợ của
người châu Âu và người Mỹ khi đối mặt với sự leo thang xâm lược đang tiếp tục
của Trung Quốc ở phần phía đông của Thái Bình Dương, đặc biệt
xét
đến hoạt động ráo riết của NATO tại Ucraina và Trung Đông, làm người ta ngạc
nhiên? Lý do là gì?
Đối với EU, có thể giả định sự hoàn toàn không hiểu biết các vấn đề. Cuối
cùng là nói về một khu vực địa lý khá xa, mà nó gần như không đụng chạm đến lợi ích của châu Âu, mặc dù điều này không phải là như vậy. Một việc khác - Hoa Kỳ, luôn luôn xem khu vực này là rất quan
trọng và xếp nó vào phạm vi lợi ích chính
sách đối ngoại của mình.
Lưu ý rằng trong cuộc khủng hoảng Ucraina, Putin đã hành động
dứt khoát và quyết liệt. Dĩ nhiên, các biện pháp trừng phạt kinh
tế đã có hiệu lực của nó, nhưng có cảm giác rằng liên minh Bắc Đại Tây dương đã đe dọa can thiệp quân sự trực tiếp và ngăn
chặn sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ phía Nga cho các đòi
hỏi của những người ly khai.
Không có gì tương tự như vậy xả ra ở vùng Viễn Đông. Ban
lãnh đạo
Trung Quốc đưa ra các quyền đối với "biển của họ"
và không ngừng gây ra các sự cố với các nước láng
giềng (Việt Nam và Philippines), dẫn đến nhiều thương vong.
Ở chúng ta không một phương
tiện truyền thông nào thông tin rằng vào ngày 6 tháng Sáu đại
diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã
chuyển qua tổng thư ký Pan Kee
Moon công hàm ngoại giao tiếp theo cho Bộ Ngoại giao Trung
Quốc. Trong công
hàm này đã bày tỏ sự phản đối sự tiếp tục hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc, được biết, đã đặt giàn khoan
dầu Haiyang Shiyou-981 trong vùng biển của biển Hoa Nam- (biển
Đông-Việt Nam - Kichbu) mà Việt Nam cũng tuyên bố có chủ quyền. Tiếp theo trong công hàm nói rằng "việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu cùng với các tàu hộ tống là vi phạm thô bạo và thường xuyên các quyền chủ quyền
của Việt Nam, vi phạm quyền tài phán của khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam và thềm lục địa của nó như đã được xác định trong Công ước Liên Hợp Quốc về
Luật Biển năm 1982.
Ngoài ra, các hành động của Trung Quốc là trái với các thỏa thuận đã được Trung Quốc ký kết về phân chia vùng lãnh hải và hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc về những nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ để giải quyết những tranh chấp trên các vùng biển. Cách hành xử của Trung Quốc đang làm xói mòn nghiêm trọng lòng tin chính trị giữa hai bên".
Ngoài ra, các hành động của Trung Quốc là trái với các thỏa thuận đã được Trung Quốc ký kết về phân chia vùng lãnh hải và hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc về những nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ để giải quyết những tranh chấp trên các vùng biển. Cách hành xử của Trung Quốc đang làm xói mòn nghiêm trọng lòng tin chính trị giữa hai bên".
Người
Việt nhấn
mạnh sự cần thiết phải "làm tất cả những nỗ lực cần thiết để đối thoại với
Trung Quốc tại tất cả các cấp và bằng
những biện pháp khác nhau. Việt
Nam kiền trì yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức chấm dứt các hành động hiện đang vi phạm các quyền chủ
quyền của Việt Nam". Bất chấp tất cả điều đó, CHND Trung Hoa tiếp tục các hành động
thù địch bằng cách đưa tàu chiến, tuần tra và vận tải, tàu phóng tên lửa và máy bay chiến đấu. Ngoài
ra, tàu Trung Quốc đánh chìm tàu đánh cá với mười ngư dân trên tàu và bắn tàu
tuần tra của Việt Nam trên vùng lãnh hải của Việt
Nam.
Tôi muốn hỏi điều gì
sẽ xảy ra nếu những
hành động như vậy diễn ra ở Ucraina. Có lẽ, Obama sẽ lên
tiếng và ngay lập tức ủng hộ nhà tài phiệt tỷ phú Poroshenko, người vừa thắng trong cuộc bầu cử.
Bây giờ chúng ta xem xét những gì đang xảy ra ở phía bắc. Không có nhiều để sự phản đối của Nhật Bản liên quan đến quần đảo Senkaku gây được tiếng vang trong các tổ chức quốc tế. Chỉ trong công hàm gửi cho Chính quyền Hoa Kỳ nói rằng "Trung Quốc đang vượt quá quyền hạn của họ". Trong khi đó, Peking trên thục tế lặng lẽ tiếp tục sự bàng trướng không tuyên bố. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang cố gắng tìm hỗ trợ ở châu Âu. Gần đây, ông đã có chuyến thăm đến Rome, nơi ông gặp với Matteo Renzi, sau đó nó đã ra thông cáo chính thức, trong đó đề cập đến "tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh và sự ổn định ở khu vực, về việc giải quyết tranh chấp nảy sinh bằng con đường hòa bình thông qua đối thoại và đàm phán giữa các bên theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế ".
Bây giờ chúng ta xem xét những gì đang xảy ra ở phía bắc. Không có nhiều để sự phản đối của Nhật Bản liên quan đến quần đảo Senkaku gây được tiếng vang trong các tổ chức quốc tế. Chỉ trong công hàm gửi cho Chính quyền Hoa Kỳ nói rằng "Trung Quốc đang vượt quá quyền hạn của họ". Trong khi đó, Peking trên thục tế lặng lẽ tiếp tục sự bàng trướng không tuyên bố. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang cố gắng tìm hỗ trợ ở châu Âu. Gần đây, ông đã có chuyến thăm đến Rome, nơi ông gặp với Matteo Renzi, sau đó nó đã ra thông cáo chính thức, trong đó đề cập đến "tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh và sự ổn định ở khu vực, về việc giải quyết tranh chấp nảy sinh bằng con đường hòa bình thông qua đối thoại và đàm phán giữa các bên theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế ".
Nhưng điều này là không
đủ, ngay ở thủ
đô các nước
châu Âu khác, Abe không
đạt được kết quả tốt nhất. Nhật
Bản, Bắc Triều Tiên, Đài Loan và Philippines vẫn nằm dưới sự che chở của "lá
chắn" Mỹ, nhưng nhiều người bắt
đầu nghi ngờ hiệu quả của nó. Còn Việt Nam không có được sự che chắn nọ. Kể từ thời chiến tranh với Hoa Kỳ,
Việt Nam luôn luôn có một mối
quan hệ đặc biệt với Nga, nhưng rõ ràng rằng Moscow bây giờ có nhiều sự quan
tâm khác.
Những kết luận như thế nào có thể rút ra từ kịch bản kỳ lạ mà tôi vừa
dẫn? Tôi nhấn mạnh một lần nữa toàn bộ sự phức tạp của tình
hình và trình bày kệt luận chủ yếu. Phương Tây, mà chính xác là Hoa Kỳ có khả năng áp dụng biện
pháp trừng phạt chống lại Nga,
nhưng họ không thể hành
xử kiểu như vậy với CHND Trung Hoa, bởi vì trong tay của người Trung Quốc là phần lớn các khoản nợ công của Mỹ. Không muốn thừa nhận điều này, như tình hình là chính
như vậy.
Điều này có nghĩa rằng các nước của vùng Viễn Đông nên cam chịu với cảnh tượng máy
bay và chầu chiến của Trung Quốc đang trơ trẽn xâm phạm vùng trời và vùng biển
của họ, không đếm xỉa đến những cuộc biểu tình chống đối, tin chắc vào việc họ không
bị trừng phạt. Nhật
Bản hiện không chịu quy phục, nhưng không
biết được, Nhật Bản sẽ tiếp tục kháng cự đến khi nào bởi vì hiến pháp hòa bình áp đặt cho họ vào
năm 1954, cho phép chỉ có những lực lượng "phòng vệ" khiêm tốn. Trong
khi đó, sự ngang ngược của Trung Quốc ngày
càng tăng, còn phương Tây giới hạn bằng vai trò của nhà quan sát bình
thường.
* Bản gốc: Espansionismo cinese e impotenza occidentalе
* Bản gốc: Espansionismo cinese e impotenza occidentalе
Xem thêm:
- Tính toán mới của Trung Quốc về Biển Đông (Yun Sun/ NCQT). –
Trung Quốc xây đảo nhân tạo để kiểm soát hoàn toàn Biển Đông
(RFI). - Đảo nhân tạo, “vũ khí mới” của Trung Quốc trên biển Đông
(VnEconomy). – An ninh khu vực bị đe dọa nếu Trung Quốc xây căn cứ ở Trường Sa
(). – TQ tính lập ADIZ ở đảo nhân tạo thuộc Trường Sa
(VNN). – Mỹ “dằn mặt” Trung Quốc về đảo nhân tạo trên
Biển Đông (BizLive). - Báo chí Trung Quốc: ‘Hớn hở’ vì được tập trận
với Mỹ (Infonet).
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét