Kính thưa đồng chí tổng thống LB Nga!
Từ
nhỏ Kichbu đã nghe người lớn xưng hô với nhau là đồng chí. Nghe miết rồi quen tai, chứ
lúc đó không hiểu gì. Sau này lớn lên mới hiểu "đồng chí" là người
"đồng/cùng chí hướng". Lúc bấy giờ thấy cả nước, đi đâu, ai ai cũng gọi
nhau như thế: đồng chí đảng viên, đồng chí công an, đồng chí công nhân, đồng
chí nông dân, đồng chí lái xe… Cùng thời với Kichbu, chắc mọi người còn nhớ chuyện "Lenin trong hiệu cắt tóc", chưa quên Kính chào đồng chí Lenin!. Thậm chí trong sinh hoạt gia đình còn nghe: "Này, đồng chí
vợ ơi, lấy cho cái bát, đôi đũa!". Cả phe XHCN, cả nước đều là đồng chí!.
Thế
mà sau này có đứa nó giải thích bậy bạ rằng "đồng" trong "đồng
chí" là "đồng tiền" hoặc "đồng chí không bằng đồng
tiền", hay đồng chí là những người "đồng sàng mà dị mộng". Chúng
còn bảo với Kichbu rằng tao "đồng chí" gì với mày. Thời này là thời nào. Kim
tiền! Học cho lắm vào rồi mà vẫn ngu. Không biết à, "ta cùng các
người sinh ra phải thời quá độ, lớn lên gặp buổi gian nan, nếu nhà ngươi lấy nồi hầm làm trọng thì ta lấy
bàn là làm thú vui!..".
Mà
ngu thật. Nhớ lại, hồi học phổ thông Kichbu không được học hành đến nơi đến
chốn, rất sợ những từ Hán-Việt. Sợ nhất thầy A. cô B. dạy Văn bắt học thuộc
lòng những áng văn, áng thơ đầy những chữ là chữ Hán-Việt. Chỉ còn nhớ vài câu
trong Hịch tướng sĩ "Ta
cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc. Lớn lên gặp buổi gian nan…".
Mà nói thật, khi hỏi lại, có những từ các thầy cô cũng chẳng hiểu đến đầu đến
đũa đâu nhé, bảo cứ thế cứ thế mà đọc. Kiểm tra miệng 15' đầu giờ, toàn bị điểm
kém.
Đúng
là khổ với những từ Hán-Việt!
Bây
giờ Kichbu là người lớn rồi cũng còn khổ với từ "đồng chí". Có lần tham
gia họp hành. Nhở mồm mở miệng "Thưa các đồng chí và các bạn!". Sau
đó có người chỉnh cho. Họp ở đây không được xưng "các bạn". Rồi
Kichbu cũng quên hỏi lại có văn bản nào cấm xưng hô với những người khác là "bạn"
trong những cuộc họp như vậy không. Chứ ở Trung Quốc có quy định hẳn hoi
là tại Peking
cấm lái xe xưng hô với hành khách là đồng chí đấy nhé.
Sau
khi học xong phổ thông, Kichbu đi học Tiếng Nga. Rất thích môn Cấu tạo từ.
Thường xem xét các từ ở gốc độ của nó. Rất thú vị. Bây giờ lấy từ
"Товарищ" trong tiếng Nga làm ví dụ. Mục từ "Товарищ"
trong từ điển mới nhất Kichbu hiện có giải
thích: 1. bạn, (người cùng chí hướng)
đồng chí, chí hữu; nữ đồng chí, nữ chí hữu; 2. (Trong xưng hô) đồng chí, chí hữu… Trong tù V.Lenin tỏ tình với K. Krupskaya, sau này trở thành vợ của ông:
"Nữ đồng chí có yêu tôi không?".
Từ
"Товарищ" có từ gốc/thân từ là "Товар-". Trong tiếng Nga
cũng có hẵn riêng một từ "Товар". Nó có nghĩa: 1. hàng hóa; 2. hàng, hàng
hóa, thương phẩm, hóa phẩm, vật phẩm. Còn "-ищ" trong từ "Товарищ" là phụ tố, hoặc
suffix để cấu tạo từ chỉ "người".
Như
vậy, có thể liên hệ đến một nghĩa khác, tương đương với "người cùng hội
cùng thuyền, buôn bán làm ăn, cùng công ty"… chẳng hạn.
Bây
giờ thì ngộ ra rồi, "Họ
vẫn còn gọi nhau là đồng chí!" thì có gì lạ đâu?
"Yêu em, anh gọi em đồng chí!"
(Không nhớ thơ của ai nữa).
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét