Опасная мечта о возрождении "Китайской империи"
Tomohide Murai
Kichbu theo: inosmi.ru
Điều gì đang xảy ra trong
vùng biển Hoa Đông và Hoa Nam (Biển
Đông-Việt Nam - Kichbu)? Điều
gì ẩn chứa sau những hành động hung hãn của Trung Quốc? Chúng ta cố gắng tìm hiểu những ngọn nguồn gây ra việc thực hiện chính sách vũ lực từ phía Peking.
Sách giáo khoa
viết về "những vùng lãnh thổ đã bị đánh mất"
Từ khóa để hiểu chính trị ở Trung Quốc có
thể là slogan đã
được đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố: "Sự hồi sinh vĩ đại của nhân dân
Trung Quốc". Trung Quốc đang cố gắng lấy lại hào quang vĩ đại một thời quá khứ của
mình. Quá
khứ vĩ đại của Trung Quốc ý rằng trước thế
kỷ XIX , khi
Trung Quốc kiểm
soát toàn bộ khu
vực Đông Á và là siêu cường thế giới. Theo ý kiến của đảng CS Trung Quốc, từ thế kỷ
XIX các đế quốc
bắt đầu tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược
chống Trung Quốc và chia cắt vùng lãnh thổ to lớn của đất nước thành từng
mảnh nhỏ. "Giấc mơ Trung Quốc" mà nhà lãnh đạo của
Trung Quốc Tập Cận Bình thường xuyên nói đến, ngụ ý chính là việc trở lại
Trung Hoa vĩ đại.
Trong sách giáo khoa
lịch sử Trung Quốc cho các lớp trung học xuất bản năm 1952 đưa ra bản đồ, mà trên đó đánh dấu các vùng lãnh thổ bị các đế quốc tước đoạt. Một phần của
Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan (trở thành lãnh thổ của
Nga vào năm 1864), vùng núi cao Pamira (được phân chia giữa
Anh và Nga vào năm 1896),
Nepal (trở thành lãnh thổ của Anh
vào năm 1898), Sikkim (trở
thành lãnh thổ của Anh vào năm 1889),
Bhutan (trở thành lãnh thổ
của Anh vào năm 1965), Assam (trở thành lãnh thổ của Anh vào năm 1826), Miến Điện (trở thành lãnh thổ của Anh
vào năm 1886), Thái Lan (có
được độc lập dưới sự bảo hộ của chung của Anh và Pháp vào
năm 1904), Việt Nam, Lào, Campuchia (trở
thành lãnh thổ Pháp vào năm 1885), Melaka (trở thành lãnh thổ của Anh vào năm 1875), Đài Loan (trở thành lãnh thổ của Nhật Bản vào năm 1895), quần đảo Ryukyu (trở thành lãnh thổ của Nhật Bản vào năm 1879), Hàn Quốc (trở thành lãnh
thổ của Nhật Bản vào năm 1910), khu Khabarovsk của LB Nga (lãnh thổ Nga bắt
đầu vào năm 1858), khu Primorsky (lãnh thổ Nga bắt đầu vào năm 1860), Sakhalin
(chia giữa Nga và Nhật Bản vào năm 1905), và vân
vân...
Nhưng trên bản đồ thời triều đại nhà Minh, Nhật Bản, các đảo Ryukyu (Okinawa) được đánh dấu như các vùng lãnh thổ của quốc gia láng
giềng.
Quần đảo Spratly (Trường Sa - Kichbu) không được đánh dấu trên các bản đồ của triều đại nhà Tsiny và Minh. Trên các bản đồ thời đó của nước cộng hòa (bản đồ Cộng hòa Dân quốc năm 1934) cũng không có quần đảo Spratly. Các vùng lãnh hải của biển Hoa Nam giữa Philippines và Malaysia với toàn bộ quần đảo được đưa vào sở hữu của Trung Quốc chỉ sau khi thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa như đã được đánh dấu trong sách giáo khoa lịch sử, như đã đề cập ở trên.
Quần đảo Spratly (Trường Sa - Kichbu) không được đánh dấu trên các bản đồ của triều đại nhà Tsiny và Minh. Trên các bản đồ thời đó của nước cộng hòa (bản đồ Cộng hòa Dân quốc năm 1934) cũng không có quần đảo Spratly. Các vùng lãnh hải của biển Hoa Nam giữa Philippines và Malaysia với toàn bộ quần đảo được đưa vào sở hữu của Trung Quốc chỉ sau khi thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa như đã được đánh dấu trong sách giáo khoa lịch sử, như đã đề cập ở trên.
Thiếu cơ sở pháp lý
Không có thoả thuận quốc tế nào, theo đó Trung Quốc có quyền đối với quần đảo Spratly. Khẳng định, dựa trên các bản thảo cổ hai nghìn năm trước đây, theo đó Trung Quốc đã sở hữu biển Hoa Nam kể từ thời nhà Hán, không được xác nhận bởi bất kỳ các nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ, Anh và Đức trong thế kỷ XIX, cũng như điều luật quốc tế «occupatio» (quyền đối với vùng lãnh thổ vô chủ thuộc về đất nước đầu tiên chiếm giữ nó).
Để
"occupatio" có hiệu lực cần thiết phải là đất
nước đánh đấu rõ ràng ý định của mình và
thực tế chiếm giữ lãnh thổ trong thời gian dài.
Tuyên bố của Trung
Quốc về lãnh hải 12 hải lý vào năm
1958 và Luật về Lãnh hải vào năm 1992 là không
có gì hơn ngoài việc tuyên bố đơn
phương.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã bắt tay thực hiện "giấc mơ Trung Quốc" của
họ, một giấc mơ không có cơ sở pháp lý trong luật pháp quốc tế, dựa trên
sức mạnh tăng lên của họ. Đồng thờ, Trung Quốc cũng không cố lấy lại tất cả
"những vùng lãnh thổ đã mất". Trong hoạt động quân sự , Trung Quốc có
nguyên tắc riêng của họ. Tính toán đến những lợi ích và chi phí cho hoạt động quân sự, Trung
Quốc hành động chỉ
trong trường hợp nếu doanh thu vượt quá chi
phí. Trung Quốc cho rằng những thay đổi biên giới trên các vùng lãnh hải không dân cư là không phải để mắt đến và ít phải chi phí so với những
thay đổi biên giới trên đất liền.
Ngày 14 tháng Ba năm 1988, trong cuộc tranh cấp vì quần đảo Spratly đã xảy ra đụng độ quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam. Kết quả, hai tàu vận tải của hải quân Việt Nam đã bị đánh chìm, một tàu bị hư hại. Số lượng thiệt mạng của cả hai bên ước tính hơn trăm người. Trung Quốc cho rằng vào thời điểm đó khả năng can thiệp của quân đội Mỹ đã bị tổn hại vì hội chứng hậu chiến Việt Nam là rất thấp, hải quân Việt Nam thua xa hải quân Trung Quốc, bởi vậy nguy cơ tổn thất, thậm chí trong trường hợp Việt Nam sử dụng vũ lực là rất nhỏ.
Ngày 14 tháng Ba năm 1988, trong cuộc tranh cấp vì quần đảo Spratly đã xảy ra đụng độ quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam. Kết quả, hai tàu vận tải của hải quân Việt Nam đã bị đánh chìm, một tàu bị hư hại. Số lượng thiệt mạng của cả hai bên ước tính hơn trăm người. Trung Quốc cho rằng vào thời điểm đó khả năng can thiệp của quân đội Mỹ đã bị tổn hại vì hội chứng hậu chiến Việt Nam là rất thấp, hải quân Việt Nam thua xa hải quân Trung Quốc, bởi vậy nguy cơ tổn thất, thậm chí trong trường hợp Việt Nam sử dụng vũ lực là rất nhỏ.
Tránh xung đột với quân đội Mỹ
Mặt khác, nguy cơ lớn nhất khi chiếm rạn san
hô Mischif chính là sự can
thiệp từ phía Hoa
Kỳ. Trung Quốc, vì sợ chuyển đến kịch bản này, đã khăng khăng đòi giải quyết các vấn đề thông qua
thương lượng và trì hoãn vô
thời hạn các vấn đề và, bằng
cách đó, tránh nguy cơ đụng độ với Hoa
Kỳ. Tuy nhiên, vào tháng
Chín năm 1991, thượng viện của quốc hội Philippines
từ chối phê chuẩn thỏa thuận về các
căn cứ quân sự Mỹ-Philippines, và
vào tháng Mười một năm 1992, quân
đội Mỹ cuối cùng đã rút khỏi
lãnh thổ của Philippines. Trong những điều kiện
này, Trung Quốc đánh giá khả năng can thiệp của Mỹ là thấp và đã tấn công vào năm
1995 và chiếm Mischif bằng vũ lực.
Từ những hành động của
Trung Quốc trong chiến tranh với Việt
Nam, có thể kết luận rằng Trung Quốc ra quyết
định tấn công sau khi các điều kiện cần
thiết được hình thành: xác suất thấp
của sự can thiệp của Mỹ và đảm bảo chi phí
thấp ngay cả trong trường hợp đụng
độ với quân đội Việt Nam. Trong lịch sử với rạn san hô Mischif, các điều kiện là khác
nhau. Mặc dù sự yếu kém của quân đội Philippines, nguy cơ can thiệp của Mỹ rất cao. Bởi vây Trung Quốc đã không sử
dụng lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, sau khi Mỹ rút quân khả năng đụng độ với Hoa Kỳ đã
giảm, vì
thế Trung Quốc đã lựa chọn phương án vũ lực.
Trung Quốc không tiến hành những hành động quân sự, nếu xung đột với Hoa Kỳ. Vì vậy, trong khi Trung Quốc mộng tưởng với "giấc mơ Trung Quốc", nhiệm vụ chính đối với các nước xung quanh hiện chiếm hữu "những vùng lãnh thổ đã mất" là duy trì mối quan hệ với Hoa Kỳ trong các vấn đề an ninh.
*Tác giả - giáo sư Học viện quân sự quốc gia Nhật Bản.
Trung Quốc không tiến hành những hành động quân sự, nếu xung đột với Hoa Kỳ. Vì vậy, trong khi Trung Quốc mộng tưởng với "giấc mơ Trung Quốc", nhiệm vụ chính đối với các nước xung quanh hiện chiếm hữu "những vùng lãnh thổ đã mất" là duy trì mối quan hệ với Hoa Kỳ trong các vấn đề an ninh.
*Tác giả - giáo sư Học viện quân sự quốc gia Nhật Bản.
Bản dịch chưa được
biên tập. Các bạn đọc tham khảo. Kichbu.
-----
bài gốc tiếng Nhật http://sankei.jp.msn.com/world/news/140620/chn14062003140001-n1.htm
Trả lờiXóa