О тех, кто стреляет в свой народ
Lluís Bassets
Kichbu theo: inosmi.ru
Họ điều hành thay
mặt cho nhân dân, nhưng
khi cần thiết, họ bắn vào nhân dân. Đó là
một quyết định khó khăn đối với các chế độ dựa trên huyền
thoại về nhân dân, những người đã trở
thành chủ nhân hoàn toàn số phận của chính mình.
Những binh lính từ nhân dân mà ra nhận mệnh lệnh bắn vào công nhân,
sinh viên hoặc những người lính khác, cũng xuất thân từ nhân dân. Nhân dân được
gán cho sứ mệnh lịch sử đặc biệt nào đó. Nhưng mệnh lệnh được phát ra từ các lãnh tụ có
sức lôi cuốn,
sử dụng tình yêu của nhân dân.
Điều này thường xảy ra
trong thế kỷ XX. Trường
hợp đầu tiên xảy ra ở Kronstadt,
khi cuộc nổi dậy của các thủy thủ bị đàn áp dã
man. Điều này xảy ra vào năm 1921, khi Trotsky lãnh đạo Hồng quân và
Lenin đứng đầu chính
phủ Xô Viết. Đối với
nhà sáng lập nhà nước
Xô viết các sự kiện đó "như một tia chớp, làm sáng tỏ thực tế". Sau
khi đàn áp tàn bạo cuộc nổi dậy, chính sách kinh tế mới bắt đầu được thực
hiện và cho phép doanh nghiệp tư nhân hoạt động sau thời kỳ chủ nghĩa cộng sản thời chiến.
Còn cuộc nổ súng gần đây nhất diễn ra 25 năm trước tại
quảng
trường Thiên An Môn, bên cạnh lăng Mao Trạch Đông, khi phe xã hội chủ nghĩa
sống nốt
những ngày cuối cùng của nó. Một vài tháng sau
trận lưu huyết đó,
các chế độ cộng sản ở châu Âu đã sụp đổ
mà không đổ máu hết chế độ này đến chế độ khác, bởi vì không ai muốn ra lệnh hoặc không thể ra lệnh bắn vào nhân dân
như các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thực hiện không bao lâu trước đó hoặc các nhà lãnh đạo Xô Viết ở
trong nhiều trường hợp khác.
Tất cả các chế độ, nhân danh nhân dân và đồng thời chà
đạp ý
chí của nhân dân, sớm hay muộn đối mặt với nghịch lý đẫm máu này. Người
không có khả năng bắn vào nhân dân của mình, là người không thích
hợp cho việc
giải quyết nhiệm vụ này. Thậm chí đối với những nhà độc tài, điều này là bi kịch, nhưng không
phải bởi vì rằng những người lính từ
nhân dân mà ra bắn vào nhân dân, mà vì bản
chất định mệnh của những sự kiện như vậy. Và
trong trường hợp thiếu nền dân chủ và nhà nước pháp
quyền, điều này dẫn đến sự đàn áp và tội
phạm nhà nước khi xuất hiện những cuộc biểu tình của nhân dân và các
cuộc xung đột nội bộ.
Sau những sự kiện Thiên An Môn, chế độ đã thoát khỏi các nhà lãnh
đạo mềm yếu, hay nghi ngờ và quyết định tiếp tục phát triển theo con đường tư bản
chủ nghĩa, xuất phát từ nguyên tắc:
không có bất kỳ tự do dân sự nào và tự do tối đa cho những
người muốn thành công trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Mặc
cho một số khó chịu ban đầu và các cuộc biểu tình chống đối của phương Tây, toàn thế giới khá nhanh chóng
quên tất cả.
Những sự kiện tại Thiên An Môn đã trở thành điều cấm kỵ ở ngay chính Trung Quốc. Những
người ủng hộ các mối quan hệ chặt chẽ với Peking, không muốn đề cập đến chúng. Chúng
ta thay đổi sự tự do của người Trung Quốc đổi lấy hạnh phúc của những người sử
dụng nền kinh tế toàn cầu. Đây chính là Thiên An Môn.
Quyết định quy mô như vậy và tấn thảm kịch mang đặc tính nền tảng
và bởi vậy thường xuyên gợi nhắc đến mình. Cần phải hạ bức màn của sự im lặng dày đặc đối với nó,
như các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thực hiện điều này trong 25 năm qua.
Nhưng mọi người đều biết rằng thảm kịch đã xảy ra, và cho đến nay nó vẫn còn được cảm nhận trên quảng
trường hoang vắng, nơi cảnh sát không cho phép người dân đến đó. Quá khứ không
nên cho phép xảy ra điều tương tự trong tương lai.
* Bản gốc: Disparar al pueblo
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét