Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Anti-NATO: LB Nga và Trung Quốc thống nhất đối đầu với phương Tây

Анти-НАТО: Россия и Китай объединяются для противостояния Западу

Анти-НАТО: РФ и Китай объединяются для противостояния Западу


Artem Wit

Kichbu theo: topwar.ru

Sự xích lại của Nga và Trung Quốc - một quá trình đa cấp. Bên cạnh hợp tác kinh tế chính trị, các nước sẵn sàng xây dựng quan hệ đối tác trong lĩnh vực quân sự.

Đặc biệt, chúng ta đang nói về việc thành lập một liên minh phòng thủ, ý tưởng của nó bay bỏng trên mây trong suốt những năm qua. Khối quân sự mới, theo ý tưởng, sẽ đối trọng với NATO, mặc dù, không giống như cấu trúc này của phương Tây, sẽ là một đối thủ toàn cầu thực sự.

Cuộc cách mạng ngoại giao Viễn Đông

Bước đột phá trong quan hệ giữa Moscow và Peking xảy ra gần đây, sau chuyến thăm của tổng thống Nga Vladimir Putin đến Thượng Hải và ký hiệp định cung cấp khí đốt cho Trung Quốc. Thỏa thuận cùng có lợi đã mở đường cho các công ty của Nga vươn sang các thị trường châu Á, nhưng quan trọng hơn, trở thành cơ sở cho sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai gã khổng lồ hạt nhân, một trong số đó  sở hữu các nguồn tài nguyên vô tận và công nghệ tuyệt vời, và thứ hai - lao động giá rẻ. Nga và Trung Quốc đầy tham vọng, tích cựcchủ động. Liên minh của các nước này có thể hình thành cơ sở cho một khối phòng thủ mạnh mẽ, có khả năng đảm bảo tại lục địa Á-Âu hòa bình và ổn định.

Peking muốn tạo ra một liên minh như vậy. Một vài ngày trước nhà lãnh đạo CHND Trung Hoa Tập Cận Bình đã gọi điện thoại cho  Vladimir Putin và yêu cầu xem xét vấn đề này. Câu trả lời bảo lãnh của Nga hiện còn chưa được biết: không thể ra một quyết định quan trọng như vậy một cách may rủi. Cần chuẩn bị cho quá trình đàm phán, loại bỏ những khác biệt và tìm kiếm những điểm chung. Nói chung, trước mắt còn khối việc phải làm.

Do thiếu sự sẵn sàng của Moscow và Peking để ký thỏa thuận về phòng thủ chung, hiện tại liên minh quân sự Nga-Trung chưa có được sự đồn đại xa gần. Nhưng chỉ trong giới truyền thông phương Tây! Hoa Kỳ và châu Âu người ta đang lo ngại thực sự về liên minh đang hình thành này. Shpiegel cảnh báo, vì sự xích lại của Nga và Trung Quốc, cân bằng lực lượng trên thế giới sẽ thay đổi đột biến, thêm vào đó không có lợi cho thế giới phương Tây. Trên báo chí châu Âu và Mỹ lưu ý rằng hiện nay các chuyên gia Nga và Trung Quốc đang chuẩn bị dự án của một thỏa thuận quân sự.



"Nhân dân nhật báo” và "Tân Hoa Xã" của Trung Quốc, trong khi đó, lịch sự  bóng gió rằng các nhà lãnh đạo của Nga và Trung Quốc có thể phải khẩn trương hơn với việc thiết lập mối quan hệ này. Bởi lợi ích từ việc hình thành liên minh Nga-Trung là hiễn nhiên, và mỗi ngày nhu cầu về liên minh này càng tăng. Báo Global Times  xuất bản ở Trung Quốc mô tả những triển vọng của một liên minh tương lai và đưa tin rằng, theo ý kiến của phía Trung Quốc, "trong bối cảnh của Nga và Putin,  Hoa Kỳ và châu Âu trở nên tương tự như những con hỗ giấy”. Cần thấy rằng tất cả các bài viết trên tờ báo này được kiểm duyệt chặt chẽ, và điều này có nghĩa là bất kỳ cụm từ nhỏ xíu nào cũng đều phản ánh quan điểm chính thức của Peking.

Cơn ác mộng đêm của Mỹ

Phía Tây có cái gì đó để sợ hãi. Khối quân sự Moscow-Peking sẽ làm suy yếu đáng kể ảnh hưởng của Mỹ và NATO tại các nơi khác nhau của lục địa Á-Âu, và đồng thời đặt nền móng cho sự thống nhất của các quốc gia châu Á. Sứ mệnh lịch sử của liên minh Nga-Trung - thách thức quyền bá chủ của Mỹ và tạo dựng một thế giới đa cực, nơi không ai sẽ phải tuân theo cưỡng ép của một trung tâm duy nhất.

Nếu so sánh Liên minh Bắc Đại Tây Dương và liên minh quân sự tiềm năng giữa Nga và Trung Quốc,  ưu thế tuyệt đối của Moscow và Peking trở nên rõ ràng. Vấn đề ở chỗ rằng NATO – đó là một tổ chức khu vực, có khả năng gây ảnh hưởng đến những gì đang xảy ra chỉ ở châu Âu và Địa Trung Hải, trong khi đó Nga và Trung Quốc đủ sức mạnh để bảo vệ lợi ích của mình hầu như khắp nơi của lục địa Á-Âu, từ Philippines cho đến Baltic. Nhưng, nhiên, khuynh hướng ưu tiên cho hoạt động của  khối quân sự mới sẽ là vùng Viễn Đông và Trung Á, nơi trong tương lai gần sẽ mở ra sự đối đầu chủ yếu với phương Tây.

Vấn đề quan trọng nhất đối với MoscowPeking ở giai đoạn này - ngăn chặn sự bành trướng của phương Tây sang phía đông. Chúng ta đang nói về các sự kiện ở Ucraina, Syria và vùng Caucasus, từ đó họ đang cố gắng ép Nga, và về những gì đang xảy ra ở Việt Nam và Philippines, nơi Trung Quốc đã gặp phải áp lực mạnh mẽ của Washington. Nhưng cần chuẩn bị cơ sở cả cho những cú đánh mạnh mẽ hơn có tác động toàn cầu. Chẳng hạn, từ chối dùng dollars trong các giao dịch qua lại.

Đối với Hợp chúng quốc, liên minh lục địa Nga-Trung sẽ trở thành một thảm họa trong thực tế. Từ những năm đầu tiên sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Washington đã đặt ra cho mình nhiệm vụ ngăn chặn sự xuất hiện của bất kỳ khối quân sự-chính trị nào có khả năng chống lại Hoa Kỳ. Với mục đích này, Hoa Kỳ bóp nghẹt bất kỳ những mầm móng nào ngay từ trong trứng nước nhằm xây dựng quan hệ láng giềng tốt, mưu tính  đẩy các nước lục địa Á-Âu đối đầu nhau. Không còn nghi ngờ gì nữa rằng "hoạt động” này đang được tiến hành  liên quan đến Nga và Trung Quốc.

Washington sẽ bị shock nếu những công dã tràng của họ sẽ vô ích, và Moscow cùng với Peking sẽ xây dựng một liên minh phòng thủ. Lúc đó, quân đội Mỹ đảm bảo sẽ rút khỏi Afghanistan và các nước cộng hòa Trung Á, bởi vì Trung Á đối với Mỹ sẽ bị đóng kín. Trong thực tế, Hoa Kỳ sẽ bị đánh bật khỏi lục địa, và có thể can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc đảo và quốc gia ven biển của lục địa Á-Âu. Nhưng điều này là không đủ: Washington cần tiếp cận đến các nguồn tài nguyên, và thêm vào đó, Hoa Kỳ sợ sự cạnh tranh từ khối Nga-Trung cho dù muốn chia rẻ nó.

Làm cho NATO trở nên bất lực

Hơn nữa, Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh lạnh mới sẽ không thể dựa vào các đồng minh châu Âu của mình, bởi vì các nước châu Âu thực tế có ít  hoặc không có ảnh hưởng ở châu Á. Cuộc chiến tranh ở Afghanistan đã cho thấy năng lực tối đa của khối Bắc Đại Tây Dương: phát hiện ra rằng cung cấp nhân lực và thiết bị kỹ thuật trên một khoảng rộng lớn - việc làm quá sức. Nuôi dưỡng đội quân chiếm đóng tại một nước cộng hòa châu Á xa cách tiêu tốn khá nhiều tiền, mà chiến tranh không mang lại kết quả mong đợi lâu nay.

Với Iraq, Pháp và Đức lập tức từ chối tham gia vào cuộc phiêu lưu này: chiến tranh Afghanistan đã trở thành một bài học nhãn tiền cho tiền. Berlin và Paris không có lợi ích ở phía Đông và họ không hiểu tại sao cần phải bảo vệ lợi ích của Mỹ ở đâu đó trên những ngọn núi và sa mạc của châu Á.

Trong thời gian gần đây, khối NATO đã bị suy thoái nghiêm trọng, và phải chăng còn là mối đe dọa đối với khu vực Địa Trung Hải: tại các nơi khác của thế giới, các nước châu Âu sẽ không hành động thuận theo với Hoa Kỳ. "Tinh thần sáng tạo”" đối với các quốc gia của thế giới phương Tây đã trở nên phổ biến: nếu cần sử dụng vũ lực, họ ngày càng ít tìm sự giúp đỡ ở Brussels, và thích hành động độc lập.

Trong khi đó, Nga và Trung Quốc đang cố gắng để phối hợp các hành động của họ. Ngoài ra, một liên minh tiềm năng của các cường quốc lục địa Á-Âu có khả năng đưa quân tới bất kỳ điểm nào trên thế giới. Không khó khăn để phái lực lượng hải quân Nga và Trung Quốc tới các bờ biển của châu Phi hay Nam Mỹ; cũng sẽ tương đối dễ dàng để tổ chức các cuộc tập trận chung tại các nước của cái gọi là thế giới thứ ba.

Từ an ninh lục địa chung đến toàn cầu

Lợi thế của liên minh Nga-Trung sẽ là sự hiện diện của các quốc gia thân hữu tại các châu lục khác nhau: nếu cần thiết, để giải quyết các  nhiệm vụ được đặt ra, có thể yêu cầu trợ giúp, như từ Cuba, Sudan hoặc Venezuela. Sự hỗ trợ này không nhất thiết phải là quân sự: đôi khi cung cấp tàu cảng để neo đậu hoặc sân bay để chứa máy bay sẽ có nhiều hữu ích hơn sự hỗ trợ bằng quân sự.

Mạng lưới các quốc gia thân hữu với Nga này có khả năng cạnh tranh xứng đáng đối với các căn cứ hải quân Nga thân thiện với Mỹ hiện  khắp trên bờ biển của tất cả bốn đại dương. Hạm đội và  máy bay chiến lược của Nga nhiều lần xuất hiện ở nước ngoài. Moscow với sự hỗ trợ của Trung Quốc có cơ hội tái diện quân sự ở những quốc gia tỏ ra trung thành châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.

Nhìn chung, liên minh với Trung Quốc, Nga có lợi. Mặc dù những nỗ lực của ngoại giao nước ngoài chia rẽ quan hệ giữa Moscow và Peking, sự xích lại gần nhau của hai quốc gia hàng đầu lục địa Á-Âu sẽ là thách thức nghiêm trọng đối với của Mỹ. Trong tương lai, liên minh Á-Âu tiềm năng hoàn toàn có thể vô hiệu hóa ảnh hưởng của Washington ở châu Á, và ở châu Âu: chắc chắn các quốc gia khác đang cảm thấy dễ bị tổn thương trước những kẻ xâm lược nước ngoài sẽ liên kết với liên minh Nga-Trung.

Liên minh mới thoạt đầu sẽ dẫn đến định dạng lại an ninh tại Âu-Á, và sau đó – là sự thay đổi cán cân lực lượng trên thế giới.

Xem thêm:


-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter