Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Mùa xuân Trung Quốc?

chinaSUM_1806116a
Kichbu theo ru.journal-neo.org

Trong chuyến thăm gần đây của Tập Cận Bình đến châu Âu, ông đã được tặng tấm bản đồ năm 1735 của Trung Quốc in ở Đức. Hóa ra, trên bản đồ  không có những vùng lãnh thổ mà Trung Quốc  chính thức tuyên bố là những bộ phận từ xa xưa và không tách rời của họ: Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu, Nội Mông. Khó để tưởng tượng rằng các quan chức cao cấp ở châu Âu chuyên gia tư vấn của họ không biết người Trung Quốc nhạy cảm với các bản đồ cổ đại đến mức nào.


Triển khai kịch bản  "Mùa xuân Ả Rập" tại Ucraina, Hoa Kỳ đã đặt ra mục đích, ngoài những điều khác, là chia rẽ quan hệ giữa Nga và EU, và phải công nhận rằng họ đang thực hiện thành công. Với tất cả, không có bí mật rằng sức mạnh của Nga dựa vào xuất khẩu dầu khí. Người tiêu thụ chính khí đốt và dầu mỏ của Nga là châu Âu, bởi vậy thiệt hại mang lại cho LB Nga do phá vỡ quan hệ người châu Âu rất khó đánh giá hết. Kết quả hợp lý của cuộc khủng hoảng hiện nay theo hướng Tây là xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc. Người ta cho rằng Nga sẽ mất khoảng 3-4 năm để định hướng lại dòng dầu khí sang phía Đông, những cơ sơ để cho rằng người Mỹ sẽ nỗ lực nhằm ngăn chặn việc xây dựng hợp tác giữa Moscow và Peking. Có khả năng rất cao, rằng trong tương lai gần phương Tây sẽ cố gắng làm mất ổn định tình hình ở trong lòng Trung Quốc, bằng cách đó làm suy yếu cùng lúc cả hai đối thủ địa chính trị.

Không nên cho rằng quan hệ kinh tế qua lại quá gần gũi của Hoa Kỳ và CHND Trung Hoa, được mô tả bằng thuật ngữ "Chimerica", ​​không cho phép người Mỹ gây bạo loạn ở Trung Quốc. Phá v mối quan hệ giữa Nga và EU cũng tốn kém đối với người châu Âu, như các doanh nhân địa phương thường nhắc nhở các quan chức châu Âu về điều đó, nhưng điều này không cản trở được họ áp dụng ngày càng nhiều các biện pháp trừng phạt mới. Tất nhiên, điều này được thực hiện dưới áp lực mạnh mẽ từ Washington, mà từ lâu cố gắng để áp đặt cho châu Âu dự án khu vực thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương, mà rõ ràng là không phù hợp với lợi ích của cả Nga và Trung Quốc.

Cần thấy rằng không phải đang nói về một cuộc đối đầu trực tiếp hoặc  cuộc chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ CHND Trung Hoa. Nhưng phương Tây sẽ chắc chắn cố phá hoại cuộc sống của người Trung Quốc, đồng thời về hình thức tránh xa quá trình này, để tránh những cáo buộc can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác , như một hệ quả, là tránh những biện pháp đáp lại từ Peking. Mục tiêu chính - Trung Quốc phải giải quyết những vấn đề nội bộ để họ không còn sức cho những tham vọng bên ngoài. Thêm vào đó, sự bất ổn trong khu vực sẽ làm cho tư bản  rút khỏi các thị trường châu Á để tìm kiếm những đảm bảo tài chính được bảo vệ và an toàn hơn mà chúng sẽ nhằm vào Kỳ.

Phương Tây đã bắt đầu áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ mình tránh những kết quả tiêu cực do tình hình xấu đi CHND Trung Hoa. Trong thời gian gần đây đang diễn ra quá trình các công ty nước ngoài rút khỏi Trung Quốc. Một thời việc chuyển các lực  lượng sản xuất vào Trung Quốc đã cho phép Hoa Kỳ và các nước Tây Âu khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế của những năm 70s. Hôm nay, các công ty châu Âu và Mỹ đang đưa các nhà máy trở về nước hoặc chuyển sản xuất sang các nước có lao động giá rẻ hơn, chẳng hạn như Việt Nam, Pakistan, Indonesia, Ấn Độ, Bangladesh. Rõ ràng, đối với điều này cũng có những nguyên nhân khách quan - sản xuất hàng hóa Trung Quốc trở nên ít lợi nhuận hơn. Nhưng tất cả điều đó phần lớn đang cởi trói cho các chính khách phương Tây, mà trước hết là Mỹ. Việc các công ty nước ngoài rút khỏi sẽ  làm nền kinh tế Trung Quốc suy thoái, và ngoài những điều khác nữa, sẽ làm phức tạp tình hình đảm bảo việc làm, do đó, làm tăng căng thẳng xã hội.

Chính những vấn đề có tính chất xã hội, ở Trung Quốc hiện tích lũy quá mức, có thể được sử dụng bởi các lực lượng bên ngoài để làm mất ổn định tình hình. Các yếu tố nói chung là giống như các nước Ả Rập, và Ucraina - sự tách biệt giữa người giàu và người nghèo, nạn tham nhũng, thiếu dân chủ theo kiểu Mỹ. Cần phải thêm vào danh sách này vấn đề môi trường sinh thái, mà tình hình của nó ở CHND Trung Hoa không còn nghi ngờ gì nữa rất thảm hại và chính điều này hiện nay đang trở thành nguyên nhân của các cuộc biểu tình quần chúng và kết thúc bằng những cuộc bạo loạn và xung đột với cảnh sát.

Sự phát triển kinh tế không đồng đều của khu vực ven biển nội địa của Trung Quốc ảnh hưởng mạnh mẽ đến phân tầng về mức thu nhập của người dân phụ thuộc vào khu vực, và điều này dẫn đến trầm trọng thêm những mâu thuẫn nội tình xã hội Trung Quốc. Cần nhớ  rằng tình hình tương tự đã trở thành một trong những vấn đề nội bộ quan trọng nhất đối với sự sụp đổ của Nam Tư.

Và cả những cuộc khủng bố thường xảy ra, mà chúng đa phần được gán cho người ly khai Uighur, gây mất ổn định xã hội. Nhưng khi các sự cố xảy ra ở các tỉnh phía nam xa khu tự trị Tân Cương, và những người thực hiện là người sắc tộc Hán, các tuyên bố chính thức không hiếm khi gây nên nghi ngờ.

Vấn đề chủ nghĩa ly khai không phải là mới đối với Trung Quốc. Không chắc rằng phương Tây không sử dụng các cuộc xung đột giữa các sắc tộc ở Trung Quốc cho các mục đích của họ. Dự án "Mùa xuân Ả Rập", theo tư tưởng của các nhà tư tưởng Mỹ của nó (đáng chú ý là trong giới lãnh đạo phương Tây không phải ai cũng chia sẻ ý tưởng này), sẽ gây nên làn sóng hỗn loạn quản lý được mà nó bùng phát khắp Kavkaz Trung Á, đã đánh vào không chỉ các khu vực Hồi giáo của Nga, mà còn lan sang cả Tân Cương của Trung Quốc. Trở ngại trong vấn đề này Syria, theo vấn đề này Moscow Peking giữ lập trường mạnh mẽ, biết rõ rằng điều này đe dọa cả hai. Bù cho sự mất mát trên mặt trận Syria, người Mỹ đã buộc phát động kịch bản tương tự trước thời gian ở Ucraina, mà nó được lên kế hoạch cho năm 2015-2016. Nhưng cuộc nội chiến ở Syria, bị đặt vào hàng thứ yếu, vẫn còn lâu mới kết thúc. Thêm vào điều này cần bổ sung tình trạng bất ổn ở nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ. Nói chung, cho những sự kiện ở Trung Đông sẽ phát triển thế nào đi nữa, bước tiếp theo  dự kiến ​​tình hình trở nên căng thẳng hơn các quốc gia Trung Á (đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ rút quân khỏi Afghanistan), và điều này, đến lần lượt mình, ảnh hưởng  đến vùng Tân Cương nhạy cảm đối với Trung Quốc.

Thêm một khu vực không mấy đáng tin cậy về truyền thống được xem là Tây Tạng, hiện đang đấu tranh vì các quyền của mình với sự hỗ trợ của phương Tây. Chính Tây Tạng đã được sử dụng để làm cho ban lãnh đạo Trung Quốc khó khăn vào trước thềm Thế vận hội 2008 tại Peking. Đặc biệt những sự kiện này và khác cho thấy rõ rằng phương Tây có khả năng thông qua các nhà lãnh đạo Tây Tạng và các tổ chức rải rác khắp thế giới, tác động đến người dân Tây Tạng. Cho đến hôm nay, các hình thức chống đối mà người Tây Tạng sử dụng đến các cuộc biểu tình hành vi tự thiêu, nhưng về tiềm năng chúng hoàn toàn có thể trở thành cuộc bạo loạn quy mô lớn như điều đó đã xảy ra vào năm 1959. Nói thêm, Mùa xuân Ả Rập cũng bắt đầu với vụ tự thiêu ở Tunisia.

Một vùng lãnh thổ ít được biết đến, từ góc độ tâm trạng ly khai, Nội Mông. Dân bản địa của những vùng đất  này không ghét thù người Hán gì lắm, nhưng vấn đề là do chính sách của ban lãnh đạo CHND Trung Hoa về  di dân Trung Quốc đến khu vực này, nơi mà người gốc Mông Cổ chỉ còn không quá 20%. Mặc dù vậy, trong tình trạng bất ổn mới đây, tại Trung Quốc cố gắng để tạo ra một nhà nước độc lập (hoặc bán độc lập) ở vùng Nội Mông. Ngoài ra, để làm định hướng đã sử dụng lời kêu gọi thống nhất với Ngoại Mông đã có độc lập. Bây giờ đảng Nhân dân Nội Mông,  có trụ sở ở thành phố Princeton, tiểu bang New Jersey, Hoa Kỳ, nơi tổ chức được thành lập vào năm 1997, đang đấu tranh vì quyền tự quyết của người Mông Cổ ở CHND Trung Hoa.

Gần đây ở Đài Loan đã xuất hiện những lời kêu gọi tuyên bố độc lập của hòn đảo đối với Trung Quốc đại lục. Tất nhiên, CHND Trung Hoa và Cộng hòa Trung Quốc trên thực tế tồn tại là các quốc gia có chủ quyền riêng biệt, nhưng hiện tại cả Peking và Đài Bắc, mỗi quốc gia theo cách riêng của mình, nhưng vẫn tiếp tục nhấn mạnh v sự thống nhất của Trung Quốc. Tuyên bố chính thức về độc lập của Đài Loan sẽ làm tổn thương hình ảnh của Trung Quốc cộng sản và hoàn toàn có thể buộc Trung Quốc phải có những hành động kiên quyết, bất kể giá nào của chúng. Ở phía Đông, "mất mặt" thật nguy hiểm, cùng với nó có thể mất luôn cả chính quyền.

Sau khi Crym sáp nhập vào Nga, đội quân thứ năm trong nước và một số chuyên gia phương Tây bắt đầu tích cực thúc đẩy ý tưởng rằng tiền lệ Crym có thể được sử dụng bởi Trung Quốc để tách vùng Viễn Đông ra khỏi Nga. Mục đích chính của nhóm người này - gây ảnh hưởng đến dư luận cả ở Nga cũng như ở Trung Quốc, bằng cách này tạo ra những vấn đề mới trên con đường xích lại của Moscow và Peking. Trong thực tế, Crym không phải là trường hợp đầu tiên, cơ sở pháp lý đã được đặt  ra ở Kosovo, Comoros v.v Nhìn chung, đây là hoạt động của phương Tây nhằm thúc đẩy các lợi ích của họ, và rất đáng nghi ngờ rằng Trung Quốc cũng muốn áp dụng sách lược này. Nhưng không có gì đảm bảo rằng một kịch bản như vậy sẽ không được thực hiện liên quan đến chính bản thân Trung Quốc. Người ta ám chỉ không úp mở điều này cho Peking khi trong một chuyến thăm gần đây của Tập Cận Bình đến châu Âu, ông đã được tặng tấm bản đồ năm 1735 của Trung Quốc in ở Đức. Hóa ra, trên bản đồ  không có những vùng lãnh thổ mà Trung Quốc  chính thức tuyên bố là những bộ phận từ xa xưa và không tách rời của họ: Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu, Nội Mông. Khó để tưởng tượng rằng các quan chức cao cấp ở châu Âu chuyên gia tư vấn của họ không biết người Trung Quốc nhạy cảm với các bản đồ cổ đại đến mức nào. Đúng là việc này được thực hiện cố ý  trong nỗ lực gây áp lực lên ban lãnh đạo Trung Quốc, nhắc nhở họ về các vấn đề nội bộ của riêng mình. Cùng với điều đó, trên phân khúc Internet Trung Quốc đã phát tán một bản đồ hoàn toàn khác, xuất bản tại London năm 1844, ở đó trong thành phần của quốc gia Trung Quốc bao gồm những vùng đất đai, một phần trong số đó bây giờ thuộc về Nga. Điều này tự nhiên gây ra một làn sóng chống Nga trong giới blog Trung Quốc, ngay lập tức các nhà đối lập Nga, cũng như một loạt các  phương tiện truyền thông nước ngoài tập trung vào vấn đề này.

Cần thiết phải hiểu rành  mạch rằng liên minh của Moscow và Peking, trong bất kỳ hình thức nào của nó, cũng sẽ làm phức tạp một cách đáng kể nhiệm vụ của phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, để duy trì vị trí thống trị của họ trên thế giới. Bởi vậy,  tình hình mất ổn định xung quanh Nga Trung Quốc, cũng như nội tình của họ là phương pháp kiềm chế các đối thủ địa chính trị một cách rất mong muốn và ít tốn kém hơn so với đối đầu trực tiếp hoặc xung đột quân sự.

* Tác giả: Roman Pogorelov, nhà báo, nhà Đông phương học.

Xem thêm:

-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter