Năm 1979, các trung đoàn tiêm kích từ lãnh thổ Ukraina và Belorussia được điều động sang các sân bay Mông Cổ.
Наглядная демонстрация военной мощи
Kichbu
theo vanhoanghean.com.vn
35 năm
trước, Liên Xô đã biết cách tỏ rõ sẽ không ngần ngại áp dụng những biện pháp
tột cùng để “khôi phục hòa bình và công lý”, báo ‘Phòng thủ đường không và vũ
trụ’ của Nga viết.
Đầu 1979, tại biên
giới Trung quốc - Việt Nam hình thành mặt trận gồm 15 sư đoàn thê đội 1, 6 sư
đoàn dã chiến quân thê đội 2, và 3 sư đoàn dự bị. Tổng quân số cụm quân được
động viên để tham chiến chống Việt Nam lên tới 29 sư đoàn…
3h 30 ngày
17/2/1979 trên một số hướng, sau 30 -35 phút pháo hỏa chuẩn bị, quân Trung quốc
đã đột nhập qua 20 đoạn biên giới Trung - Việt vào lãnh thổ Việt Nam.
… Kế hoạch (dùng
xung đột quân sự) của ban lãnh đạo Bắc Kinh nhanh chóng đập tan sự kháng cự của
quân đội Việt Nam và buộc
Việt Nam
phải từ bỏ đường lối đối ngoại không lệ thuộc vào Trung quốc, trước khi Liên Xô
kịp can thiệp, đã bất thành. Ý đồ của Bắc Kinh đảo ngược tình hình ở Campuchia
cũng không đạt được.
Diễn tập
biểu dương lực lượng
Trong thời gian từ
12 đến 26/3/1979 kiên quyết tạo áp lực quân sự lên Trung quốc (nước đang
tiến hành cuộc xâm lược chống Việt Nam), theo chỉ thị của BCH TƯ Liên Xô,
các Quân khu biên giới phía Đông (các vùng đất tiếp giáp với Trung quốc của
Liên Bang xô viết), tại lãnh thổ Mông Cổ, và Hạm đội Thái Bình Dương, đã tiến
hành các cuộc tập trận của Quân đội và Hải quân Liên Xô.
Gần 50 tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương tại biển Hoa Đông và Hoa Nam, trong đó có 6 tàu ngầm trực chiến đấu. Photo lưu trữ "VKO"
Trong các cuộc diễn tập, tổng cộng đã có 20 sư đoàn binh chủng hợp thành và không quân tham gia, với tổng quân số lên tới hơn 200 ngàn sĩ quan và chiến sĩ, hơn 2 ngàn 600 xe tăng, gần 900 máy bay, 80 tàu chiến các loại.
Trong các cuộc diễn tập, tổng cộng đã có 20 sư đoàn binh chủng hợp thành và không quân tham gia, với tổng quân số lên tới hơn 200 ngàn sĩ quan và chiến sĩ, hơn 2 ngàn 600 xe tăng, gần 900 máy bay, 80 tàu chiến các loại.
Diễn tập bắt đầu
bằng lệnh động viên, và chuyển các đơn vị quân đội và hải quân vào tình trạng
sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Đã động viên 52 ngàn quân nhân dự bị, huy động hơn
5 ngàn xe máy của nông nghiệp sang phục vụ yêu cầu sẵn sàng chiến đấu.
Các cuộc diễn tập
quy mô lớn nhất diễn ra trên lãnh thổ Mông Cổ, huy động tới 6 sư đoàn bộ binh
cơ giới và sư đoàn tăng, trong đó có 3 sư đoàn được điều động tới Mông Cổ từ
Sibir và Zabaikal. Trong khuôn khổ cuộc diễn tập này còn góp mặt gần ba sư đoàn
không quân, hai lữ đoàn độc lập và một số liên binh đoàn và đơn vị tăng cường.
Cùng kỳ, tại các
cuộc diễn tập ở Viễn Đông và Đông Kazakhstan (có đường biên giới với Trung
quốc), ngoài các đơn vị cấp sư đoàn trở lên bộ đội hiệp đồng binh chủng, còn có
các đơn vị bộ đội biên phòng Liên Xô tham gia.
Tại các vùng có
đường biên giới với Trung quốc, đã diễn tập các phương án tổ chức phòng ngự,
đánh trả đội hình tiến công của đổi phương, phản kích, và chuyển sang phản công.
Trong tiến trình
các cuộc diễn tập đã thực hiện các hoạt động phối hợp hỏa lực của các binh quân
chủng. Cuộc hành binh từ Sibir sang Mông Cổ được thực hiện với các quy mô đội
hình khác nhau, đội hình đơn vị từ cấp sư đoàn trở lên, và từ cấp trung đoàn
trở xuống cấp phân đội. Đã thực hành tập kết đội hình đến cả bằng đường sắt, cả
bằng đổ bộ đường không.
Tại các vùng có
đường biên giới với Trung quốc, đã diễn tập các phương án tổ chức phòng ngự,
đánh trả đội hình tiến công của đổi phương, phản kích, và chuyển sang phản công.
Từ lãnh thổ
Ukraina và Belorussia,
các trung đoàn không quân chiến đấu đã sang triển khai lực lượng tại các sân
bay của Mông Cổ.
Đồng thời với các
cuộc diễn tập, đã điều động các trung đoàn không quân ra phía đông (phía khu
vực tiếp giáp hai lục địa Á – Âu) không chỉ từ các quân khu lân cận, mà cả từ
vùng Prikarpatia, nằm cách xa các quân khu của Liên Xô có biên giới với Trung
quốc tới 7000 km, chỉ nội trong hai đêm.
Đơn cử, chỉ trong
hai đêm đã di chuyển từ Tula toàn sư đoàn không
vận từ Tula đến tập kết tại Chita (Chỉ huy sở Quân khu Sibir) qua khoảng cách
tới 5,5 ngàn km, chỉ bằng một chuyến bay.
Các cuộc chuyển
quân trên của không quân xô viết không chỉ liên quan đến đội hình chiến đấu cấp
trung đoàn, với các phi công được huấn luyện tốt nhất, mà là cuộc di chuyển của
toàn trung đoàn, kể cả các đơn vị và phân đội bảo dưỡng kỹ thuật trên không và
mặt đất. 5 quân khu đã tham gia tiếp dầu cho cuộc diễn tập này.
Trong tiến trình
diễn tập, có những khoảng thời gian trong không trung có tới mười trung đoàn
không quân tuyến 1 (đội hình chiến đấu) hoạt động. Các kíp bay đã bay tổng cộng
5000 giờ, đã sử dụng tới 1000 trái bom và tên lửa (trong diễn tập bắn đạn thật).
Tại biển Đông, và
biển Hoa Đông gần 50 chiến hạm của Hạm đội Thái Bình dương, trong số đó có 6
tàu ngầm đã trực chiến sẵn sàng chiến đấu, và tiến hành tập trận đánh tiêu diệt
hải quân đối phương. Tại vùng Primorie (ven biển Viễn Đông) đã thực hiện các
cuộc đổ bộ của thủy quân lục chiến Liên xô.
Trợ chiến
Không quân xô viết
còn cử các đơn vị của mình sang công tác tại Việt Nam để giải quyết vấn để
trinh sát đường không chống quân xâm lược trên lãnh thổ Việt Nam. Các đơn vị
thuộc không quân vận tải Liên Xô (các phi đội AN – 12, AN – 26, MI – 8…) làm
nhiệm vụ vận chuyển đường không trong lãnh thổ Việt Nam.
Rất có kết quả, và
có thể nói là khó hình dung nổi với thực lực trang bị lúc đó của Không quân
chiến thuật Liên Xô (ý nói còn hạn chế), đã vận hành Cầu hàng không giữa Liên
Xô và Việt Nam.
Trong khuôn khổ diễn tập tại Liên Xô và chuyên chở vũ khí, trang thiết bị cho
Việt Nam, đã vận chuyển tổng cộng 20 ngàn quân, hơn 1000 đơn vị trang bị xe
máy, 20 máy bay và trực thăng, 3 ngàn tấn quân dụng, đạn dược.
Viện trợ
Riêng về mặt quân
sự, viện trợ cho Việt Nam là một nhiệm vụ trọng đại, nhằm mục tiêu gia tốc gấp
tiềm lực quân sự cho Việt Nam, nhờ các cuộc chuyển giao khẩn trương thiết bị và
vũ khí. Chỉ trong giai đoạn từ khi cuộc xung đột bắt đầu (giữa tháng 2) đến
cuối tháng ba, bằng đường thủy đã đưa sang Việt Nam được hơn 400 xe tăng và xe
bọc thép, xe chở quân; 400 cỗ pháo và súng phóng lựu, 50 dàn phóng đạn phản lực
40 nòng, cỡ 122 mm “Grad”, hơn 100 cỗ pháo cao xạ, 400 đồng bộ cao xạ di
động cùng hàng ngàn tên lửa đi theo, 800 súng chống tăng của bộ binh, 20 máy
bay tiêm kích. Dù việc chuyển giao là gấp rút, các vũ khí và trang bị này đã qua
thẩm định về chất lượng sẵn sàng chiến đấu bởi một ủy ban gồm các chuyên gia có
kiến thức và kinh nghiệm sử dụng các trang bị này của quân đội xô viết.
Đòn cân
não
Thái độ kiên quyết
ủng hộ Việt Nam của Liên Xô; phản ứng của công luận thế giới; kháng cự kiên
cường của quân đội Việt Nam buộc địch phải chịu tổn thất to lớn; tổ hợp hành
động quân sự - chính trị của Liên Xô được thực hiện dưới dạng bước chuẩn bị cho
hành động tiến quân vào lãnh thổ Trung quốc; mâu thuẫn trong giới cẩm quyền
Trung quốc, các khuyết điểm, sai lầm nghiêm trọng trong chỉ đạo và trong tác
chiến của quân Trung quốc… đã đem lại kết quả mong đợi, bài báo kết luận.
5/3/1979 Bắc Kinh đã phải ra quyết định rút quân, và 20/3/1979 phải thực hiện
rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Nhưng quân Trung quốc vẫn ngoan cố đóng tại một số phần đất (sâu 1km vào lãnh
thổ và rộng 2 km), mà trước đó Trung quốc gán ghép là “đất tranh chấp” , ở vùng
biên giới hai nước, bài báo nhấn mạnh.
Bài báo cũng chỉ
ra Liên Xô đã chơi rắn đến cùng như vậy, vì Trung quốc xâm lược vùng biên giới
phía Bắc của Việt Nam khơi dậy nguy cơ chiến tranh lớn trên “hai mặt trận” (tức
là gây chiến với Nga), do vừa ký kết Hiệp định hợp tác toàn diện Việt – Xô.
Phương châm trong
chiến tranh “Phòng ngự tốt nhất là tiến công”, cũng được áp dụng trong còn điều
kiện Liên Xô còn hòa bình, nhưng thế lực bành trướng, bá quyền trong khu vực
đang tìm cách khơi lò lửa chiến tranh.
Nhìn lại, tướng Vũ
Xuân Vinh, nguyên thủ trưởng kỳ cựu của ngành đối ngoại quân sự vào năm 2009
chia sẻ, ông vẫn vô cùng ấn tượng về cách Liên Xô đã chọn đầu 1979, bằng ý chí
và hành động, cảnh báo “không được đụng đến Việt Nam”.
Năm 1979, Liên Xô
đã tỏ rõ sẽ không ngần ngại áp dụng những biện pháp tột cùng, kiên quyết khôi
phục hòa bình và công lý, không để địch thủ mơ tưởng “được đằng chân lân đằng
đầu”.
*
Nguồn tiếng Nga: http://www.vko.ru/strategiya/naglyadnaya-demonstraciya-voennoy-moshchi
Xem thêm:
– “Liên minh chống Xô” và hiện đại hoá quân sự Trung quốc (VHNA).
-----
Xem thêm:
– “Liên minh chống Xô” và hiện đại hoá quân sự Trung quốc (VHNA).
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét