Лидер Китая изменил отношение к бойне на Тяньаньмэнь
Lu Chen và Matthew Robertson
Kichbu theo: epochtimes.ru
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, có thể, không đối xử cứng
nhắc như vậy đối với vụ thảm sát trên quảng trường Thiên
An Môn, như nhiều
người nghĩ. Nhiều tuyên bố gần đầy của blogger, dự đoán, là cái
"loa" không chính thức của Tập và các đồng minh của ông ấy, nói về
điều này.
Ngày
3 tháng Sáu, blogger Niu Lei, người thực hiện trang của mình trên web blog.dwnews.com, đã viết: "Tập Cận Bình không có lý do gì để phải
chịu gánh nặng "ngày 4 tháng Sáu". Ông ấy hàng năm vào ngày 4 tháng Sáu chẳng việc gì mà
phải xấu hổ vì đảng CS".
Blog này xuất hiện vào năm 2012, trong thời
gian cuộc
khủng hoảng giữa cựu ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai, người phó của ông ta Wang Lijun và ban lãnh đạo lúc bấy giờ, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo (cựu lãnh đạo Trung
Quốc và cựu thủ tướng tương ứng). Tập Cận
Bình, người vào thời điểm đó trông chờ
chức vụ cao nhất, đã ủng hộ Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Các nhà phân tích nghi ngờ rằng
Niu Lei viết blog thay mặt cho nhóm các nhà lãnh đạo
này. Họ
thông qua kênh không chính thức này đưa ra những ý tưởng nhất định và quan sát phản ứng của công
chúng. Niu Lei trong một loạt trường hợp đã công bố thông tin mà sau này hóa ra lại là sự thật.
Trong bài viết gần đây nhất của ông
nói rằng Tập Cận Bình sẽ cố gắng "tìm một giải pháp chính trị mang tính nguyên tắc cho vấn đề lịch sử này". Dĩ nhiên, không chắc ĐCS Trung Quốc (ĐCSTQ ) sẽ ttiến hành thống kê đầy đủ các tội ác của họ
đã tích tụ không ít trong suốt thời gian cầm quyền của đảng. Chẳng hạn, quan điểm chính thống liên quan đến Mao Trạch Đông nói như
sau: "Sự đóng góp cho cách mạng Trung Quốc trội hơn những sai lầm của ông". Và mặc dù rằng Mao đã phạm tội trong
cái chết không
tự nhiên của hàng chục triệu người Trung Quốc. Nhưng cũng có những dấu hiệu khác rằng
Tập có thể giữ lập trường hòa giải đối với những sự kiện xảy ra vào năm 1989.
Ngày
4 tháng Năm, ông đã
gặp gỡ với giáo
sư triết học nổi tiếng Tang
Yijie trong chuyến thăm chính thức
của mình đến Đại học Pekin. Giáo sư
87 tuổi, như được biết, là một
người ủng hộ tích cực phong trào
sinh viên năm 1989. Ông cùng các nhà khoa học khác đã
ký một bản kiến nghị gửi chính quyền, kêu gọi trả tự do cho các tù
nhân chính trị. Sau chuyến thăm của tổng bí thư, cơ quan truyền
thông "Tân Hoa Xã" đã công bố những bức ảnh cho thấy Tập Cận
Bình nắm tay của Tang Yijie suốt thời
gian trao đổi như thế nào.
Về các hoạt động bình thường:
các chuyến thăm chính thức, tham
gia vào các hoạt động xã hội và các cuộc gặp gỡ chính
thức, người
Trung Quốc và các nhà khoa học chính trị
đã học được cách hiểu ngọn gió liên quan đến những vấn đề chính trị nhạy cảm
đang thổi theo hướng nào. Các quan chức cao cấp nhất của đảng và các thành viên
của gia đình họ thường sử dụng những hành động mang tính biểu tượng để thể hiện lập trường của họ về các vấn
đề chính trị.
Bố thế nào, con cũng thế ấy?
Hồ Diệu Bang, nhà lãnh đạo có đầu óc tự do và định hướng theo những cuộc cải cách, là tổng bí thư của ĐCSTQ từ năm 1982 đến năm 1987. Nhưng ông đã bị phế truất bởi một nhóm các nhà lãnh đạo khác. Họ xem ông như người không đủ khả năng quyết đoán. Khi Hồ Diệu Bang qua đời hai năm sau đó, vào tháng Tư năm 1989, các cuộc biểu tình chống đối liên quan đến cái chết của ông bùng phát. Ngay lập tức chúng biến thành phong trào sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn, và kết thúc bằng vụ thảm sát ngày 4 tháng Sáu.
Hồ Diệu Bang.16.6.1986. Photo: Pascal George/AFP/Getty Images
Bố thế nào, con cũng thế ấy?
Hồ Diệu Bang, nhà lãnh đạo có đầu óc tự do và định hướng theo những cuộc cải cách, là tổng bí thư của ĐCSTQ từ năm 1982 đến năm 1987. Nhưng ông đã bị phế truất bởi một nhóm các nhà lãnh đạo khác. Họ xem ông như người không đủ khả năng quyết đoán. Khi Hồ Diệu Bang qua đời hai năm sau đó, vào tháng Tư năm 1989, các cuộc biểu tình chống đối liên quan đến cái chết của ông bùng phát. Ngay lập tức chúng biến thành phong trào sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn, và kết thúc bằng vụ thảm sát ngày 4 tháng Sáu.
Hồ Diệu Bang.16.6.1986. Photo: Pascal George/AFP/Getty Images
Bố
của Tập Cận Bình là Tập Trọng Huân đã phản đối việc lật đổ Hồ Diệu Bang. Jia Tszyuychuan, tác giả của tiểu sử Tập Trọng Huân, nói về điều này trong
một cuộc trả lời phỏng vấn các phóng viên
Trung Quốc vào tháng Mười năm 2013. Trong một cuộc họp của Bộ Chính trị vào đầu năm 1987, Lý Bằng bắt đầu chỉ
trích Hồ Diệu Bang. Tập Trọng Huân đã đập bàn và
ngắt lời ông ta: "Ông nói gì đấy? Ông muốn lật đổ lãnh
đạo? ". Nhưng Hồ Diệu Bang
dù sao cũng bị loại bỏ khỏi quyền lực. Jia Tszyuychuan
giải thích thêm rằng ông dựa vào các tài liệu lịch sử
và các cuộc phỏng vấn sâu rộng.
Tập Cận Bình cũng có những mối quan hệ gần gũi với Hồ Depin, con trai cả của Hồ Diệu Bang. Trong chuyến thăm của Ho Depin đến Nhật Bản vào tháng Tư năm nay, các phương tiện truyền thông Nhật Bản đã đưa tin rằng người này có mối liên hệ chặt chẽ với nhà lãnh đạo Trung Quốc. Họ thường tiếp xúc với nhau ngay cả trước khi Tập trở thành nhà lãnh đạo của đảng vào tháng Mười Một năm 2012. Theo Reuters, Tập Cận Bình đã đến thăm Hồ Deping khoảng giữa ngày 1 và ngày 14 tháng Chín năm 2012 để thảo luận vụ Bạc Hy Lai. Lúc đó Tập tạm thời không xuất hiện trước công chúng.
Tập Cận Bình cũng có những mối quan hệ gần gũi với Hồ Depin, con trai cả của Hồ Diệu Bang. Trong chuyến thăm của Ho Depin đến Nhật Bản vào tháng Tư năm nay, các phương tiện truyền thông Nhật Bản đã đưa tin rằng người này có mối liên hệ chặt chẽ với nhà lãnh đạo Trung Quốc. Họ thường tiếp xúc với nhau ngay cả trước khi Tập trở thành nhà lãnh đạo của đảng vào tháng Mười Một năm 2012. Theo Reuters, Tập Cận Bình đã đến thăm Hồ Deping khoảng giữa ngày 1 và ngày 14 tháng Chín năm 2012 để thảo luận vụ Bạc Hy Lai. Lúc đó Tập tạm thời không xuất hiện trước công chúng.
Sự tương
phản
Nếu Tập thực sự có quan điểm tự do hơn về tội lỗi của ĐCSTQ vì vụ thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn, thì chúng là sự tương phản với quan điểm của cựu lãnh đạo của chế độ, ông Giang Trạch Dân. Ông đã lèo lái đất nước từ năm 1989 và có ảnh hưởng to lớn đến chính sách và ban lãnh đạo của Trung Quốc sau khi nghỉ hưu, khi người kế nhiệm ông, Hồ Cẩm Đào, nắm quyền lực. Giang Trạch Dân đã trở thành nhà lãnh đạo có tiếng trong mức độ đáng kể do sự tích cực đàn áp các cuộc biểu tình chống đối ở Thượng Hải. Giang đã sa thải tổng biên tập của báo Thượng Hải vì đăng bài viết về cái chết của Hồ Diệu Bang. Sau đó, ông bắt buộc báo chí tuyên truyền đường lối của đảng và thông tin rằng các cuộc biểu tình chống đối của sinh viên là " bạo loạn phản cách mạng".
Nếu Tập thực sự có quan điểm tự do hơn về tội lỗi của ĐCSTQ vì vụ thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn, thì chúng là sự tương phản với quan điểm của cựu lãnh đạo của chế độ, ông Giang Trạch Dân. Ông đã lèo lái đất nước từ năm 1989 và có ảnh hưởng to lớn đến chính sách và ban lãnh đạo của Trung Quốc sau khi nghỉ hưu, khi người kế nhiệm ông, Hồ Cẩm Đào, nắm quyền lực. Giang Trạch Dân đã trở thành nhà lãnh đạo có tiếng trong mức độ đáng kể do sự tích cực đàn áp các cuộc biểu tình chống đối ở Thượng Hải. Giang đã sa thải tổng biên tập của báo Thượng Hải vì đăng bài viết về cái chết của Hồ Diệu Bang. Sau đó, ông bắt buộc báo chí tuyên truyền đường lối của đảng và thông tin rằng các cuộc biểu tình chống đối của sinh viên là " bạo loạn phản cách mạng".
Ngoài Hồ Diệu Bang còn có một nhà cải cách khác - Triệu Tử Dương. Ông chính thức thay thế Hồ trên cương vị nhà lãnh đạo của ĐCSTQ. (Trên thực tế, trong cả
hai trường hợp, quyền lực thực sự nằm trong tay của Đặng Tiểu Bình). Triệu cũng bị lật đổ, bởi vì không chấp nhận quan điểm cứng rắn đối
với những sinh viên tụ tập trên quảng trường Thiên An
Môn. Ngay sau đó, ông bị quản thúc tại nhà và ở đó cho đến khi qua đời
vào năm 2005.
Mặc dù Triệu là nhà chính trị bị ruồng bỏ, mẹ của Tập Cận Bình, bà Qi Xin, đã gửi hoa đến tang lễ của ông. Những hành động như vậy trong xã hội Trung Quốc bị kiểm soát giống như một tuyên bố về quan điểm chính trị. Trong trường hợp này, đó là một biểu hiện dũng cảm của lòng đồng cảm với Triệu Tử Dương, khi xét tới tình hình trong đất nước.
Mặc dù Triệu là nhà chính trị bị ruồng bỏ, mẹ của Tập Cận Bình, bà Qi Xin, đã gửi hoa đến tang lễ của ông. Những hành động như vậy trong xã hội Trung Quốc bị kiểm soát giống như một tuyên bố về quan điểm chính trị. Trong trường hợp này, đó là một biểu hiện dũng cảm của lòng đồng cảm với Triệu Tử Dương, khi xét tới tình hình trong đất nước.
Tập Cận Bình muốn thay đổi cụ thể điều gì liên quan đến ban lãnh đạo của đảng đối với bi kịch của Thiên An Môn, vẫn chưa rõ ràng. Bà Rowena He, giảng dạy khóa học về phong trào Thiên An Môn ở Harvard, khi trả lời câu hỏi về lập trường của Tập cho phóng vên trong cuộc phỏng vấn mới đây, đã nói: "Hành động ồn ào hơn lời nói". Nhiều nhà hoạt động nhân quyền chỉ ra những cuộc truy nã, đánh đập, bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến ở Trung Quốc trước thềm "ngày 4 tháng Sáu".
Blogger Niu Leu cố gắng biện minh cho Tập, nói rằng đàn áp là cần thiết để "duy
trì ổn định" và rằng Tập chưa thể "sửa chữa được" sự cố
"ngày 4 tháng Sáu"
vì những lý do chính trị phức
tạp, bao gồm khả năng chống đối to lớn có thể của nhiều ủy viên của đảng CS.
Ông, hóa ra, ám chỉ rằng tại thời điểm này không thể thay
đổi được điều gì cả.
Xem thêm:
- Báo chí Việt Nam ‘phá rào’, đưa tin về vụ Thiên An Môn? (VOA).– Vì cái gì? (FB Nguyễn Đình Bổn).- Con thuyền thủng giữa dòng nước lớn (Dân News). - Nguyệt Quỳnh – Từ Thiên An Môn đến Bắc Phong Sinh (Dân Luận- Hong Kong: Hàng vạn người thắp nến cầu nguyện kỷ niệm Thiên An Môn (VOA). – Sứ quán TQ quăng hoa tưởng niệm (BBC).- Trung Quốc ‘giận dữ’ trước bình luận của Mỹ về Thiên An Môn (VOA). – Trung Quốc phản đối Hoa Kỳ vinh danh biến cố Thiên An Môn (RFA).- Lính ‘vừa cười vừa bắn’ ở Thiên An Môn (BBC).- Thượng Hải: Cóc Chết Hàng Loạt, Giang Trạch Dân Nguy Khốn? (ĐKN).- Thiên An Môn, 25 năm sau vẫn còn nhức nhối với Bắc Kinh (Người Việt).- Bắc Kinh siết chặt an ninh trước ngày kỷ niệm Thiên An Môn (VOA).– Báo Việt Nam ‘rút bài Thiên An Môn’ (BBC). – Thế giới muốn biết sự thật ở Thiên An Môn năm 1989 (RFA).
-----
Tập còn quân phiệt và phát xít hơn thế!
Trả lờiXóa