Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Tại sao Trung Quốc hai lần trình LHQ công hàm phản đối Việt Nam?


Комментарий: Почему Китай дважды представил в ООН ноту протеста в отношении действий Вьетнама



Peking, ngày 10 tháng Sáu /Tân Hoa Xã/ - Phó đại diện thường trực của CHND Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc Wang Min vào Thứ hai đã trao cho Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon công hàm phản đối liên quan đến các hành động vũ lực của Việt Nam nhằm  cản trở hoạt động khoan thăm dò của Trung Quốc ở Biển Hoa Nam (Biển Đông-Việt Nam - Kichbu), và yêu cầu Tổng Thư ký LHQ phổ biến bức công hàm phản đối  do Trung Quốc đệ trình cho tất cả các nước-thành viên của tổ chức như một tài liệu của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Trong 20 ngày qua, Chính phủ Trung Quốc lần thứ hai liên tiếp gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc công hàm phản đối liên quan đến vấn đề này để trình bày rõ ràng cho cộng đồng quốc tế lập trường của Trung Quốc và làm rõ sự thật. Hoạt động này rất hiếm khi xảy ra trong lịch sử ngoại giao của Trung Quốc.

Trung Quốc hành động như vậy, thứ nhất, để làm rõ các sự kiện trước  cộng đồng thế giới.

Trong thời gian gần đây, Việt Nam tích cực gây sự om sòm chưa từng thấy xung quanh vấn đề Biển Hoa Nam. Việt Nam đang bóp méo sự thật  lịch sử, xuyên tạc hiện thực và cố ý gây cho cộng đồng quốc tế hiểu lầm. Vào giữa tháng Năm, tại Việt Nam đã xảy ra nhưng hành đồng bạo lực nghiêm trọng, bao gồm cả đánh đập, đập phá và cướp bóc nhằm vào các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp của họ, dẫn đến thương vong lớn những thiệt hại vật chất to lớn của người Trung Quốc. Còn trong những ngày mới đây, Việt Nam, bất chấp những ý kiến xác đáng từ phía Trung Quốc, bằng vũ lực tiếp tục gây trở ngại cho hoạt động khoan thăm dò của Trung Quốc tại vùng biển của quần đảo Sisha (Hoàng Sa-Việt Nam - Kichbu).

Trung Quốc hành động như vậy, thứ hai, vì Việt Nam phủ nhận hiện thực, không giữ lời hứa của mình, đồng thời vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và các chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế. Trước năm 1974, không một chính phủ nào của Việt Nam và chưa bao giờ bày tỏ sự phản đối chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Sisha, còn trong các tuyên bố của chính phủ, công hàm, báo chí, trên bản đồ và trong các sách giáo khoa của Việt Nam luôn luôn chính thức công nhận rằng quần đảo Sisha - lãnh thổ xa xưa của Trung Quốc.

 

Nhiều chứng cứ cho thấy rằng chính việc cản trở bất hợp pháp và bằng vũ lực của phía Việt Nam đối với hoạt động khoan thăm dò của phía Trung Quốc là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán lãnh thổ của Trung Quốc, những hành động như vậy đi ngược lại với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và các quy định khác của pháp luật quốc tế, làm suy yếu tự do và an toàn hàng hải, gây phương hại đến hòa bình và ổn định trong khu vực.

 

Đính kèm tài liệu  "Hoạt động của giàn khoan "981": Sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc" (Tiếng Nga-Kichbu) mà Trung Quốc đã trình Tổng Thư ký LHQ  như bức công hàm và yêu cầu phổ biến cho tất cả các nước-thành viên của tổ chức là sơ đồ  vị trí hoạt động khoan thăm dò của phía Trung Quốc trong khu vực tiếp giáp với đảo Tây Sa của Trung Quốc và các tài liệu chứng minh sự công nhận lâu dài bởi Việt Nam về chủ quyền của  Trung Quốc đối với quần đảo Sisha. Tài liệu này, như tấm gương, khôi phục diện mạo thực sự của tình hình và đưa ra cho thấy sự bội tín của Hà Nội.

 

Sau khi Washington công bố "trở lại châu Á" và "tái cân bằng lực lượng ở châu Á-Thái Bình Dương", trong mắt của một số nhà lãnh đạo của các nước láng giềng với Trung Quốc, đất nước này đã trở nên giống như thân xác của Huyền /tu sĩ Phật giáo trong cuốn tiểu thuyết "Tây Du", thân xác của người này mang lại sự bất tử cho ai nếm thử/. Trong những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải của các nước khác, họ nhắm mắt trước các sự kiện lịch sử, gây ra những sự cố  và gây sự om sòm khác nhau.

 

Tuy nhiên, lịch sử sẽ chứng minh rằng trong các vấn đề liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc,  bất kỳ những hành động khiêu khích và gây sự om sòm nào cũng sẽ bị thất bại, bởi vì trong thế kỷ 21, Trung Quốc có đủ năng lực và quyết tâm mạnh mẽ để tự vệ.

Trong các vấn đề liên quan đến Biển Hoa Nam, Trung Quốc kiên định tuân thủ các nguyên tắc hòa bình và phát triển, láng giềng tốt và bảo vệ chủ quyền của mình.

Xem thêm:




-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter