Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

AP: người Eskimo từ Alaska muốn đoàn tụ với họ mạc ở Nga

AP: Эскимосы из Аляски хотят воссоединиться с российской родней

AP: Эскимосы из Аляски хотят воссоединиться с российской родней


Kichbu theo russian.rt.com


Từ năm 2013, Hoa Kỳ đã thực hiện chương trình hỗ trợ cho người bản địa của quần đảo Diomeda, có nhu cầu được đoàn tụ với người Nga thân nhân đã bị mất của họ, Associated Press đưa tin. Sau khi giữa Alaska và Chukotka "bức màn băng giá" đã bị chìm xuống, người Eskimo mất khả năng di chuyển tự do từ nước này sang nước khác và theo thời gian hoàn toàn bị mất liên hệ. Tuy nhiên, khả năng của việc rằng, dự án này cho đến thời điểm hôm nay vẫn sẽ được thực hiện,  đang bị nghi ngờ vì  quan hệ căng thẳng giữa Nga và Hoa Kỳ.

Ở phía bên kia của eo biển Bering, Robert Suluk có thể dễ dàng phân biệt hình dáng lờ mờ của hòn đảo láng giềng của Diomeda, thuộc sở hữu của Nga, Associated Press viết. Một thời, những bà con của ông đã sinh sống tại đảo này trước khi  trước khi chính quyền Xô Viết buộc họ phải di chuyển vào đất liền với sự bắt đầu của Chiến tranh lạnh. Mỗi ngày khi nhìn sang hòn đảo của Nga, ở khoảng cách chưa đến ba dặm cách hòn đảo quê hương Krusenstern, gợi nhắc ông về sự kiện này.
Cho đến thời điểm này, Robert Suluk, thuộc về dân tộc Eskimo Inupiat, cùng với các cư dân khác của khu định cư nhỏ của họ muốn khôi phục các mối liên hệ với người thân của mình, hoặc ít nhất là liên hệ với các hậu duệ của họ. Điều này đã trở thành có thể nhờ vào các khoản tài trợ với tổng trị giá 83 nghìn dollars, mà  Cục công viên quốc gia Hoa Kỳ đã sẵn sàng cung cấp, Associated Press đưa tin.

Trước khi Chiến tranh thế giới II, những người dân bản địa đã đi lại tự do giữa hai hòn đảo Diomeda trong suốt nhiều trăm năm, bài báo nói. Nhưng vào năm 1948, chính quyền Xô Viết ra lệnh cho tất cả các người định cư còn lại của hòn đảo Ratmanova (mà họ chỉ còn từ 25 đến 30 người) chuyển đến định cư tại làng của người dân Eskimo trên phần đất liền của Chukotka. Lúc bấy giờ giữa các phần đất liền cái gọi là bức màn băng giá đã bị lặn xuống. Mười năm sau đó, họ đã phải di chuyển sâu hơn nữa vào trong đất liền, bởi các nhà chức trách đã quyết định  bảo vệ nhiều các điểm dân cư hơn dọc theo biên giới với Hoa Kỳ. Hôm nay trên hòn đảo  Ratmanova chỉ còn Trạm cực của Nga và một đồn biên phòng chật ních binh lính.

Theo ý  kiến của Igor Krupnik - nhà nhân chủng học từ Viện Smithsovsk, hai năm trước dự án đoàn tụ những người dân của hai đảo của quần đảo Diomeda sẽ có thể khả thi hơn, khi quan hệ giữa Nga và Mỹ còn nồng ấm hơn. Để  di chuyển tất cả mọi người mong muốn đến Chukotka, cần làm sao để Nga phải hỗ trợ đáng kể, còn bây giờ khó dự đoán phản ứng của chính quyền Nga, Krupnik nói. Ngoài ra, các cư dân của đảo Krusenstern không thể chờ đợi được lâu, bởi người ít tuổi nhất trong số những người vẫn còn nhớ cuộc sống trên hòn đảo láng giềng, bây giờ là 75 tuổi.

Nhìn chung, từ năm 2013 đã cấp khoản tài trợ đầu tiên, nhưng hiện thực hóa dự án xúc tiến khá chậm,  Associated Press xác nhận. Phải mất rất nhiều thời gian để nhận được giấy phép chính thức đi lại ở cả hai nước, còn cư dân của hòn đảo Mỹ vẫn phải chờ  cho đến khi nào họ được cấp pasport. Và cũng còn cần phải đối chiếu tên tuổi gốc với họ tên gia đình hiện nay và thương lượng với các phiên dịch của Nga trong trường hợp, nếu người tham gia chương trình không nắm được ngôn ngữ chung của tổ tiên của họ.

Photo: Wikimedia / Edward Kertic

-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter