Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Mưa hạt nhân của Mỹ: sau Hiroshima Hoa Kỳ dự kiến hủy diệt nửa thế giới


Американский ядерный град: после Хиросимы США планировали уничтожить полмира


Kichbu theo tvzvezda.ru

Ngày 6 tháng Tám vừa tròn 70 năm vụ đánh bom nguyên tử của Không quân Mỹ vào thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Những sự thật chưa từng biết đến, những tài liệu bí mật xác nhận của các nhân chứng của những sự kiện trong cuộc điều tra lịch sử của chúng được kênh truyền hình "Ngôi Sao" giới thiệu trong bộ phim mới «Hiroshima. Hòa bình theo kiểu Mỹ».

Những chiếc đồng hồ dừng lại trong buổi sớm mai
 

Tất cả các đồng hồ Hiroshima đã dừng lại vào thời điểm của vụ nổ - đúng vào lúc 08:15. Quả bom với tên gọi "Cậu bé» Little Boy») đã ném xuống bởi  máy bay B-29 «Enola Gay» của Mỹ, được điều khiển bởi chỉ huy của trung đoàn không quân hỗn hợp 509 Paul Tibbets pháo thủ Tom Ferebi,  phát nổ ở độ cao khoảng 600 m so với mặt đất với sức công phá tương đương 20 kiloton TNT. Trong tích tắc, Hiroshima đã biến thành đống đổ nát. Sóng nổ đã cuốn phăng những ngôi nhà, các công trình kiên cố bốc cháy. Sau 20 phút, thành phố bị bao phủ bởi trận mưa đen phóng xạ.

Một phần lớn của thành phố bị phá hủy, vụ nổ đã giết chết 70 nghìn người, thêm 60 nghìn chết vì nhiễm phóng xạ, bị bỏng và vết thương. Tâm chấn của vụ nổ đã xảy ra tại bệnh viện địa phương Sima. Những người nằm ở gần tâm chấn hơn đã bị chết ngay lập tức: thi thể của họ biến thành than và tro bụi, các nhân chứng nhớ lại. Nhiệt độ ở đây lên đến bốn nghìn độ: tại một nơi nóng như thế thậm chí cả kim cương cũng có thể tan chảy, con người đơn giản bốc thành hơi. Chim bay qua bốc cháy trong không khí, còn các vật liệu khô dễ cháy (ví dụ, giấy) bốc cháy ở khoảng cách hai cây số từ tâm chấn (!). Cửa  kính trong các ngôi nhà bị thổi bay bởi sóng nổ ở khoảng cách đến 19 km.

Cô Reiko Yamada - một trong những người trải qua thảm họa khủng khiếp. Hôm nay, bà 82 tuổi. Trong phim  "Hiroshima. Hòa bình kiểu Mỹ" bà nhớ lại buổi sáng hôm đó.


"Anh ấy đứng trước mặt tôi, cháy toàn thân, trên khuôn mặt của anh không còn lại thứ gì, - bà kể về một  trong số người dân của thành phố mà bà đã nhìn thấy. Họ bị tác động trực tiếp của sóng ánh sáng. - sau đó anh gọi tên của em gái tôi. Chúng tôi sợ hãi và bỏ chạy. khi  quay trở lại - anh ấy đã chết, ít nhất giá chúng tôi có thể biết được tên của anh ấy, con người không may mắn này,  bởi anh biết tên chúng tôi".

Hầu như tất cả các bạn cùng lớp của Reiko - họ lúc bấy giờ 11 tuổi - đã bị chết, hoặc chết sau đó bởi vì nhiễm một tỷ lệ bức xạ.  bị bệnh nhiễm tia bức xạ cả em gái của người phụ nữ này cũng đã qua đời...

Truman không muốn nhường chiến thắng
 

Ba ngày sau, một thành phố khác của Nhật Bản - Nagasaki chịu đòn đánh khủng khiếp. Ai và tại sao lại cần các vụ ném bom nguyên tử này. Tại sao phải ném bom vào một đất nước đã suy yếu do chiến tranh, và đã sẵn sàng đầu hàng?

Tướng-đại tá Leonid Ivashov, cựu lãnh đạo GUMVS của Bộ Quốc phòng Nga, chuyên gia về địa chính trị và lịch sử quân sự, tin chắc - người người ủng hộ chiến dịch này tổng thống Mỹ Harry Truman vừa nhậm chức.

"thậm chí lúc đó có nghĩa là những quả bom này sẽ cần phải được sử dụng trong các hoạt động chống lại quân đội Liên Xô", - Leonid Ivashov tin chắc.

Thật vậy, vào thời điểm đó binh lính Mỹ đã gây ra thiệt hại không thể khắc phục cho đối thủ của mình - Nhật Bản. Hơn sáu chục thành phố của Nhật Bản đã bị ném bom, các đảo Iwo Jima Okinawa đã bị chiếm. Nói thêm, không có Hiroshima hay Nagasaki đã không có bất kỳ mục tiêu quân sự quan trọng nào khác.

Các tác giả của bộ phim "Hiroshima. Hòa bình theo kiểu Mỹ " tìm được một nhà khoa học Nhật Bản hiện còn sống tại Hoa Kỳ, người nghiên cứu đề tài này. Nhà sử học Tsuyoshi Hasegawa đã đi đến kết luận rằng chính phủ Mỹ tại thời điểm đó đã hiểu Nhật Bản sắp đầu hàng.

"Từ một số nguồn tin đáng tin cậy, họ biết rằng Nhật Bản đã sẵn sàng đầu hàng. Từ các nguồn này họ biết rằng người Nhật đã tiếp xúc với chính phủ Liên Xô về các cuộc đàm phán hòa bình", - Hasegawa khẳng định


Chính lúc đo Harry Truman là người đầu tiên ra quyết định ném bom.

Chiến dịch "Không thể tưởng tượng"
 

Nhưng không chỉ sự miễn cưỡng trở thành là người thứ hai trong chiến thắng này của những người chiến thắng đã chiếm ưu thế khi người Mỹ ra quyết định tấn công hạt nhân. Các chuyên gia tin tưởng: đó là đang nói về việc thực hiện cái gọi là "khái niệm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản", về khả năng tấn công phủ đầu.

Anatoly Wasserman cho rằng việc ném quả bom xuống Nhật Bản là một nỗ lực để đe dọa Liên Xô, và phô trương sức mạnh của mình đối với một đồng minh mới đây trong liên minh chống Hitle.

Còn nhà sử học, nhà ngoại giao Valentin Falin nói thẳng: "cần phải cho toàn thế giới thấy rằng Hoa Kỳ có một loại vũ khí toàn năng đặt họ vào vị thế duy nhất. Không tính đến những nạn nhân mà vũ khí này sẽ gây ra cho  người Nhật Bản".

Đến cuối chiến tranh, Hồng quân đã hoàn toàn không suy yếu kiệt sức, như các đồng minh dự kiến. Ngược lại, Liên Xô, trong thực tế, đã trở thành cường quốc số một  và không có ý định tuân theo ý muốn của phương Tây. Churchill sau này viết trong hồi ký của mình:

"Nguy cơ đã đoàn kết các nước đồng minh lớn ngay lập tức biến mất. Trong mắt tôi, mối đe dọa của Liên Xô đã thay thế kẻ thù Đức Quốc xã ".

Sự tồn tại của Liên Xô làm phương Tây sợ hãi không kém phần so với Đức Hitle một thời nào đó.

Một kế hoạch bí mật tấn công Liên dưới tên "Không thể tưởng tượng" đã hình thành chính trong những năm đó. Ngày nay nó được giải mật bảo quản trong các kho lưu trữ của Vương quốc Anh. Mục đích của chiến dịch được gọi là "áp đặt cho người Nga ý chí của Hợp chúng quốc và Đế quốc Anh". Giống như kế hoạch của Đức Quốc xã "Barbarossa", họ đã lên kế hoạch bắt đầu tấn công bất ngờ, không tuyên bố chiến tranh.

Thậm chí đã dự kiến rằng các sư đoàn cũ của Đế chế thứ Ba sẽ tham gia tấn công. Tuy nhiên, các chuyên gia của Tổng tham mưu Anh tính toán tương quan lực lượng, và thấy rằng nó không có lợi cho họ. Chính lúc đó  chính phủ Mỹ đã quyết định chứng minh sức mạnh của họ, sử dụng vũ khí hạt nhân, hơn nữa chọn các thành phố hiện thực làm "bãi thử" cho điều này.

Thử nghiệm mang tên "Cái chết"

Nói thêm, Hoa Kỳ cũng đã có kế hoạch tấn công hạt nhân vào Liên Xô của họ - "Totaliti". Người soạn thảo nó - tướng Loris Norsted sau này trở thành tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang NATO tại châu Âu. Chính ông cẩn trọng tính toán số lượng bom cần thiết để xóa Liên Xô khỏi mặt đất.

Dự kiến, đặc biệt, để phá hủy ít nhất 15 thành phố của chúng ta cần 123 quả bom, và để ném bom vào 66 thành phố - 466. Moscow, Baku, Kazan, Chelyabinsk, Saratov - trong danh sách các mục tiêu đã được liệt kê là các trung tâm công nghiệp lớn, thành phố đông dân cư. Để các máy bay cất cánh đã đề xuất sử dụng các sân bay ở Alaska, Đức, Italia, Na Uy.
 

Tấn công vào Liên Xô, Hoa Kỳ lúc đó cũng không dám mạo hiểm. Vấn đề là họ chỉ còn hai quả bom. Thêm vào đó Liên Xô, hiểu được mối đe dọa đặt ra trước họ, đã đầu tư những lực lượng đáng kể để xây dựng dự án hạt nhân của mình. Kết quả, điều này cho phép đảm bảo vũ khí để duy trì hòa bình trên hành tinh. Thứ vũ khí được lưu giữ cho đến ngày nay.

Bằng cách đánh bom các thành phố hòa bình của Nhật Bản, người Mỹ dự tính giải quyết thêm một số vấn đề. Không chỉ để đe dọa Nhật Bản và lên gân với Liên Xô, mà còn biện minh cho các khoản chi phí cho chương trình hạt nhân với những người nộp thuế của họ. Có những bằng chứng rằng dự án đáng giá  2 tỷ dollars đối với Truman: tương đương hiện nay là 100 tỷ!

Còn có thêm một mục đích khác - vô liêm sĩ, độc ác. Cần thiết để kiểm tra hiệu ứng của các loại vũ khí mới trên cơ thể con người. Trong thực tế, người Nhật đã trở thành "những con thỏ để thí nghiệm"...

"Người Mỹ cần nhìn thấy tác động trong điều kiện  hiện thực của cả thiết bị, của cả đầu đạn hạt nhân, và, dĩ nhiên, đánh giá tác động của kết quả vào các công trình, vào con người, vào mức nhiễm xạ của địa hình - tướng Leonid Ivashov nhấn mạnh. - Nhiệm vụ chính - hoàn thành  thử nghiệm trên  những đối tượng hiện thực. Bao gồm - những người đang sống…".

Được biết, Hiroshima bị ném bom uranium, còn Nagasaki - plutonium. Các nhà lãnh đạo dự án hạt nhân của Mỹ muốn biết, quả  bom nào trong số đó có sức hủy diệt và tàn khốc hơn. Trong thời gian của cả hai cuộc không kích cùng với máy bay ném bom trên bầu trời còn có các máy bay-phòng thí nghiệm, từ đó ghi lại thời điểm của vụ nổ, tiến hành quan sát khoa học.

Lời thề Herostrat

Trong những năm này các công dân Hoa Kỳ  cũng đã không nhận thấy cảm giác tội lỗi vì những tội ác đã gây ra tại Hiroshima và Nagasaki. Hơn nữa - cuộc điều tra xã hội học được tiến hành bởi Đại học Quinnipiac gần đây cho thấy rằng khoảng 70% người Mỹ cho đến nay vẫn tin rằng chính những quả bom hạt nhân đã kết thúc chiến tranh và cứu rỗi thế giới, giúp cứu sống hàng trăm nghìn những chàng trai Mỹ. Các vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki và hiện nay đối với Hoa Kỳ là niềm tự hào dân tộc.

Để vinh danh hoa tiêu của chính B-29 nọ, tên của  Theodore Van Kirk đã được đặt cho một đường phố ở Philadelphia. Ông tự hào rằng ông là một phần của phi hành đoàn. Trong hồi ký của mình, trước khi cất cánh họ đã ngủ khá yên lành, bữa ăn sáng thịnh soạn. Còn trên một quả bom mà sau đó sẽ giết chết hàng chục nghìn người dân vô tội, phi công và kỹ sư Mỹ đã đặt chữ kí của họ.

Nói thêm, có một thực tế ít được biết: trong số các nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử cũng có cả những công dân Mỹ. Đó là những tù binh, những người vào thời điểm đó ở Hiroshima, tổng số khoảng một trăm người. Số phận của họ thậm chí cho đến ngày nay được không biết đến ...

"Các vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki đang hình thành công nghệ "khủng bố nhà nước" đối với những người Anglo-Saxon: sự tiêu diệt những người này để đe dọa những người khác", - Anatoly Wasserman tin chắc. - Đó là chiến thuật tác động chủ yếu vào dân thường. Điều đó đã xảy ra ở Tokyo, khi vì một cuộc không kích hơn một trăm người dân đã bị chết, và nhiều năm sau đó họ đã hành động tại ở Nam Tư trong cuộc xung đột ở Bosnia và Herzegovina, ở Sudan, ở Iraq".


Theo dữ liệu của UNESCO, sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới II, Hoa Kỳ đã tiến hành (trực tiếp hoặc bằng bàn tay của những  nước bù nhìn của họ) hơn hai trăm cuộc chiến tranh, giết chết khoảng 40 triệu người. Ở đâu đó ném bom, đâu đó tổ chức các cuộc đảo chính nhà nước đẫm máu. Nhưng mục đích luôn luôn được tuyên bố chỉ có một - dường như mang lại hòa bình, "hòa bình theo kiểu Mỹ".


Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Sergei Naryshkin mới đây tuyên bố rằng cần phải nghiên cứu vấn đề xem những cuộc ném bom ở Hiroshima và Nagasaki tội ác chống lại loài người, tương tự những tội ác của Đức quốc xã. Chủ tịch Nghị viện Nga đã đề xuất thảo luận cùng với các luật sư và chuyên gia trong lĩnh vực luật pháp quốc tế. "Những tội ác chống lại loài người không có thời hiệu", - Chủ tịch Duma Quốc gia LB Nga tin tưởng.


Tác giả: Dmitry Sergeev

-----

5 nhận xét:

  1. Này, dư luận viên, dùng đến 2 quả thì quá ác thật, ác quá. Nhưng biết đâu nhờ vậy mà thế chiến 2 mới thực sự kết thúc chứ ko đi đến diễn biến tiếp theo là phe đồng minh tan rã, quay ra bụp nhau tiếp? Hãy luôn đặt câu hỏi nhé, ko thì sẽ phí khả năng và tấm lòng của chính mình( trừ khi là chỉ vì miếng ăn). 2 quả mới đủ đấy, và tại sao lại là mục tiêu dân sự? Đúng, chỉ chết thg dân thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Генерал-майор = Thiếu tướng;
    Генерал-лейтенант = Trung tướng;
    Генерал-полковник = Thượng tướng;
    Генерал армии = Đại tướng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Vivan Din. Lâu mới thấy bạn ghe thăm và góp ý....

      Xóa
  3. Ông Leonid Ivashov là thượng tướng.

    Về quân hàm thì từ thời Liên Xô đã có câu chuyện tiếu lâm thế này: Trên chuyến tàu điện đông người có một bà to béo (bà B) nói với một bà to béo khác (bà A) đang ngồi: “Bà phải nhường chỗ cho tôi!”. Bà A hỏi lại: “Tại sao tôi phải nhường chỗ cho bà?”. Bà B: “Vì dạo chiến tranh tôi đã từng là trung tá! (Потому что в годы войны я была подполковником!)”. Bà A bĩu môi: “Tưởng gì! Nói cho bà biết nhá: tôi còn nằm dưới cả tướng nữa cơ! (Подумаешь! Так знайте: я была даже под генералом!)”.
    Vấn đề là bà A hiểu nhầm “я была подполковником = tôi từng là trung tá” thành “я была под полковником = tôi từng nằm dưới đại tá”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tếu nhỉ. Nhờ mấy chuyện vui như này mới hiểu thêm cái đẹp và khó của tiếng Nga, Vivan Din

      Xóa

Steps


Flag Counter