АСЕАН - Китай: от любви до ненависти
Peter Kozma
Kichbu theo regnum.ru
Các bộ trưởng ngoại giao của các nước Đông Nam Á
đã
nhất trí thông
cáo cuối cùng một
cách khó khăn.
KUALA LUMPUR,
6 tháng Tám năm 2015, 17:26 - REGNUM Các bộ trưởng ASEAN tham dự cuộc họp lần thứ 48 tại Kuala Lumpur vào ngày cuối
cùng của công việc đã bày tỏ nghi ngờ rằng họ
sẽ đạt được thỏa thuận về một thông cáo đã thống nhất về những kết quả của cuộc họp của họ. Ngoại
trưởng Singapore K. Shamungan sáng ngày 6
tháng Tám đã buông ra một câu mơ hồ rằng thông cáo vẫn là "trong tiến
trình". "Mục liên quan đến Hoa Nam (Biển Đông-Việt Nam - Kichbu) gây ra một số vấn đề", - ông nói
thêm. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng thật không công bằng để nghĩ dường như các
nước ASEAN không thể gửi một tín hiệu mạnh mẽ cho Trung Quốc để phản đối việc
xây dựng trên biển này (bao gồm cả - trong các vùng lãnh thổ tranh chấp) các
hòn đảo mới và xây dựng cơ sở hạ tầng tại đó. Vào cuối ngày, vào ngày 6 tháng
Tám, bộ trưởng ngoại giao Malaysia Anif Aman nói rằng văn bản của thông cáo dù
sao cũng đã thống nhất, và "nó sẽ được công bố tại lễ bế mạc".
Các chuyên gia nhận xét rằng trong suốt thời gian hoạt động của diễn đàn, các bộ trưởng chỉ một
lần không ra được thông cáo cuối cùng - vào
năm 2012, Campuchia phản đối việc ra thông cáo, và những
bất đồng liên quan đến chính là các vấn đề về Biển Đông. Chính bởi vậy,
đa số các nhà bình luận
đã theo sát vấn đề bộ trưởng ngoại
giao Trung Quốc Wang Yi, cũng đến
tham dự diễn đàn, sẽ nói gì và gặp gỡ với những người nào.
Nhìn chung, lập trường của bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc có thể được tóm tắt trong các luận
điểm.
Luận điểm thứ nhất - Trung Quốc tiến hành các công trình trong vùng lãnh
hải của họ. Mặc dù các nước khác trong khu vực (chủ yếu là Philippines, Việt
Nam, Malaysia và Brunei) kịch liệt phản đối điều này, những tuyên bố cơ bản của
Mỹ và các nước phát triển đối với Trung Quốc không phải là chỗ rằng Trung Quốc
đã làm một cái gì đó trong vùng biển tranh chấp, mà ở việc xây dựng cơ sở hạ
tầng quân sự ở khu vực mà doanh số của nó là 5,3 nghìn tỷ dollars một năm. Hoa
Kỳ đã nói đi nói lại nhiều lần rằng bằng những hành động của mình , Trung Quốc
đang tạo ra mối đe dọa tiềm năng cho tự do hàng hải và bất cứ lúc nào nó có thể
dễ dàng trở thành hiện thực.
Luận điểm thứ hai của Trung Quốc là các vấn đề tranh chấp ở biển Hoa Nam
cần được giải quyết trong các cuộc đàm phán song phương, chứ không phải là diễn
đàn, nơi thêm vào đó có sự hiện diện của đại diện các nước nằm cách xa biển Hoa
Nam và không có quan hệ nào đối với nó. Để làm ví dụ tích cực, Trung Quốc đã dẫn
các cuộc họp thường xuyên của các quan chức cao cấp của Bộ ngoại giao các nước
ASEAN và Bộ Ngoại giao Trung Quốc để thảo luận về các vấn đề của biển Hoa Nam và
xây dựng Quy tắc ứng xử cho các nước trong khu vực. Các
nhà quan sát ngay lập tức nhận thấy ở đây là một nỗ lực của Trung Quốc để
"dập tắt" thảo luận vấn đề này tại diễn đàn cấp bộ trưởng.
Tuy nhiên, luận điểm rằng diễn đàn ASEAN - không phải là nơi để thảo luận,
bị từ chối bởi chính các nước tham gia sự kiện này. Đại
diện của Malaysia trong tư cách là nước-chủ tịch của ASEAN trong năm 2015, tuyên
bố rằng chính chủ đề của cuộc tranh chấp biển phải trở thành một tấm gương sáng
ngời về vai trò quan trọng của tổ chức này "trong việc thực hiện giải pháp hòa bình".
Ngoại
trưởng Singapore K. Shamungan, đến lượt mình, nói rằng khối khu vực không thể
giả vờ rằng các vấn đề biển Hoa Nam không tồn tại. Lập
trường này của Singapore là quan trọng chủ yếu vì chính Singapore sau diễn đàn sẽ có
vị thế của một nhà đàm phán chính thức giữa ASEAN và Trung Quốc.
Còn luận điểm thứ ba Wang Yi công bố tại chính diễn đàn. Theo
ông, Trung Quốc đã kết thúc tất cả các công trình xây dựng trên các đảo mới và
khuyên tất cả những ai mong muốn ngồi lên máy bay và nhìn xem. Hơn
nữa, khi trả lời câu hỏi, Trung quốc đang xây dựng đường băng bổ sung trên các
đảo, Wang Yi đã khuyên một cách mỉa mai là nên hỏi Philippines về vấn đề này.
Đại diện của Bộ Ngoại giao Philippines Jose Charles về phía mình đã nói
rằng Trung Quốc đã thực sự hoàn thành việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo. Nhưng
đó chỉ có nghĩa rằng nó đã chuyển sang "pha 2" - xây dựng trên các
đảo này cơ sở hạ tầng. "Philippines
xem những hành động này là gây bất ổn", - nhà ngoại giao nhấn mạnh. Ngay
cả Wang Yi cũng không giấu giếm rằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo
vẫn đang tiếp tục.
Cần nhận thấy rằng một số nước ASEAN tại diễn đàn
và các nước tham gia khác cũng đã hòa vào việc lên án Trung Quốc. Chẳng hạn,
Nhật Bản, là nước có tranh chấp với Trung Quốc đối với các đảo
ở biển Hoa Đông, bằng những lời phát biểu của bộ trưởng nhà nước Minoru Kiuchi
đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc của mình về việc xây dựng quy mô lớn các đảo mới,
xây dựng các công trình và sử dụng chúng vào mục đích quân
sự".
Nhưng tất nhiên, từ các nước tham gia "thứ ba" của diễn
đàn ASEAN, tiếng nói Hoa Kỳ được nghe lớn hơn tất cả. "Ngoại
trưởng Kerry khẳng định mối quan tâm của mình đối với yêu sách lãnh thổ ở biển Hoa Nam và việc
xây dựng quy mô lớn các đảo mới, xây dựng và quân sự hóa nó… Ông kêu gọi Trung Quốc, cùng với các bên tham gia tranh chấp ngăn chặn các
hành động có vấn đề để mở ra
không gian cho ngoại giao", - quan chức cấp cao của Bộ ngoại giao tuyên bố với các phóng viên.
Tuy nhiên, kết quả của cuộc họp với ông Wang Yi, ngoại trưởng Hoa Kỳ John
Kerry đánh giá là "tốt". Đồng
thời, như đã nói, họ đã đề cập đến không chỉ biển Hoa Nam, mà còn nói đến
chuyến thăm Hoa Kỳ đã dự kiến của chủ tịch Tập Cận Bình (nó được ấn định vào tháng
Chín), và các phương hướng khác của sự hợp tác - ví dụ, về "sự hợp vĩ
đại" nhằm đạt được thỏa thuận hạt nhân với
Iran. Chính
xuất phát từ việc rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ có nhiều hoạt động chung khác,
Kerry dường như làm ra vẽ rằng ông hài lòng với tuyên bố của Wang Yi rằng Trung
Quốc đã ngừng các công trình xây dựng
các đảo mới và thậm chí sẵn sàng xem xét vấn đề này như một thắng lợi nhỏ của
cộng đồng quốc tế (tất nhiên, đứng đầu là Hoa Kỳ).
Như vậy, theo đánh giá của các nhà quan sát, đã
bắt đầu giai đoạn "giảm độ " của vấn đề, cần thiết cho việc thực hiện
thành công hơn chuyến thăm vào tháng Chín đến Hoa Kỳ của Tập Cận Bình. Đồng
thời, dĩ nhiên, Kerry đã nhắc lại những câu nói thường trực, nhưng tương
đối mơ hồ rằng Washington chia sẻ những
mong muốn của các nước ASEAN duy trì hòa bình và ổn định ở biển Hoa Nam, cũng
như đảm bảo tự do thương mại. "Chúng
tôi muốn đảm bảo sự an toàn của các tuyến đường hàng hải cực kỳ quan trọng và đánh
bắt cá, và chúng tôi muốn thấy rằng các tranh chấp trong khu vực được giải
quyết một cách hòa bình và trên cơ sở luật pháp quốc tế", - Kerry nói. Còn
các phương tiện truyền thông Trung Quốc làm nổi bật những lời của ông rằng Hoa
Kỳ không tìm cách đối đầu với Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Về sự chậm trể với Tuyên bố của ASEAN, thì, có vẻ như, giống như ba năm
trước đây, không phải tất cả các thành viên cộng đồng sẵn sàng làm Trung Quốc
xấu hỗ - ý nghĩa "của việc tìm kiếm các công thức" về tình hình ở biển
Hoa Nam nằm chính ở đây. Về bề mặt, sự khác biệt này của những cách tiếp cận
của mười nước khu vực đã bị phá vỡ đôi khi bằng một cách kỳ quái. Ví dụ, tại
một cuộc họp báo chung với bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc, ngoại trưởng Thái
Lan, tướng Tanasak Patimapragorn đột nhiên thốt ra một câu bằng tiếng Anh về người
đồng cấp Trung Quốc của ông: "Nếu tôi là một người phụ nữ - tôi đã có thể yêu đại nhân ông". Theo
ông, các mối quan hệ Thái Lan và Trung Quốc bây giờ tốt hơn hơn bao giờ hết, còn
bộ trưởng ngoại giao Wang Yi - "một người đàn ông tốt và lịch thiệp".
Vị
tướng cũng nói thêm rằng quan hệ giữa hai nước tính được đã hơn một nghìn năm. "Chúng
tôi - hơn cả bạn bè, chúng tôi - những người người anh em họ hàng với một lịch sử
chúng lâu dài!" - ông reo lên tại cuộc họp báo.
Như vậy, tại Diễn đàn cấp bộ trưởng của các nước ASEAN đã kết hợp một số
yếu tố cho phép Trung Quốc để đạt được thắng lợi ngoại giao cho dù là nhỏ bé. Một
mặt, người Mỹ nhận ra rằng quá ít thời gian còn lại trước chuyến thăm Hoa Kỳ đã
ấn định vào tháng Chín của Tập Cận Bình, để trong thời gian này kịp làm giảm một
hysteria chống Trung Quốc, và sau đó dần dần làm nguội niềm tâm thái quá khích.
Chính
quyền Hoa Kỳ đánh giá quá cao chuyến đi thăm này để chơi các trờ chơi như vậy. Chính
vì vậy Kerry đã bị giới hạn bằng những
tuyên bố nước đôi (làm mềm những lời phát biểu) và bày tỏ sự hài lòng của mình
với thông điệp của Wang Yi rằng Trung Quốc sẽ không tạo ra đảo mới. Dường
như, ASEAN cũng đã hiểu, và quyết định lần này không khích động Trung Quốc quá
nhiều bằng ngôn từ mạnh mẽ.
Mặt khác, khá mong đợi rằng ngay cả trong ASEAN không có đánh giá thống
nhất về những gì đang xảy ra ở biển Hoa Nam. Và
theo hành vi của bộ trưởng ngoại giao Thái Lan, có thể kết luận rằng Trung Quốc
đã có một đồng minh mới trong hàng ngũ của cộng đồng này - ví dụ, ngoài một
Campuchia về truyền thống định hướng vào Trung Quốc.
Các chuyên gia của tờ China Daily, bình luận về kết quả của cuộc
đối thoại của bộ trưởng ngoại giao Wang Yi và các đồng nghiệp của ông ở các quốc gia ASEAN, đã
nhấn mạnh rằng Trung Quốc đang thể hiện tại biển Hoa
Nam
"chủ nghĩa thực dụng và linh hoạt".
Có thể bổ sung rằng trong trường hợp với Thái Lan - có vẻ như, nhận thấy còn thêm một mối tình nữa.
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét