Китай под крылом России
Kichbu theo politobzor.net
Vai trò của Nga trong lịch sử của Trung Quốc
khó có thể đánh giá hết. Bởi một chính sách nhìn xa trông rộng của Nga đã biến
“Thiên tử” thành đối thủ chính trị đầy
đủ giá trị trên thế giới. Đầu tư hàng triệu
vào đó.
Nhưng vì điều đó con người đã chết.
Tất
cả bắt đầu như thế nào. Lễ nghi
Thoạt đầu, mối
quan hệ giữa Nga và Trung Quốc hình
thành tương đối phức tạp. Điều này được giải thích bởi thực tế rằng chính vào thời gian xuất hiện các khu
định cư đầu tiên của Nga sát biên giới
Nga-Trung Quốc xuất hiện vào
giữa thế kỷ XVII khi ở Trung
Quốc triều đại nhà Thanh Mãn Châu nắm
quyền lực. Cụ thể, chính người Mãn
Châu (về sắc tộc không phải là người Trung Quốc) đã đưa ra cho người Nga những yêu sách rằng họ
định cư trên những vùng đất thuộc “vùng lợi ích trực
tiếp của họ". Nói cách
khác, người Mãn Châu đã thu
cống nộp từ các dân tộc sinh sống trên các vùng lãnh thổ Primorye.
Kết quả, lịch sử quan hệ Nga-Trung Quốc đã bắt đầu, trên thực tế, từ các cuộc đụng độ vũ trang. Trong những năm 80s, quân đội Trung Quốc đã bao vây hai điểm dân cư của người Nga lớn nhất tại
thời điểm đó ở vùng Viễn Đông - Albazin và Nerchinsk. Mặc dù người Trung Quốc chiếm ưu thế
nhiều lần về dân số, người Nga, chủ yếu nhờ nghệ thuật ngoại giao của đại sứ quán của quận công Golovin và lòng dũng cảm của các chiến binh và
người Cossacks, đã giữ được thể diện và
ký kết một Hiệp ước Nerchinsk.
Nga đã có những nhượng lãnh thổ, nhưng đồng thời có cơ hội để khai
thác phía bắc lãnh thổ của sông Amur một cách an toàn. Nói thêm, các sứ giả Moscow là
những người châu Âu đầu tiên bắt đầu các cuộc đàm phán toàn diện với Trung
Quốc. Chính bởi Nga đã nhận
ra tầm quan trọng của các lễ
nghi truyền thống đến mức độ nào đối với các đồng nghiệp của họ từ “Thiên tử”. Khả năng này của người Nga biết tính đến
“đặc trưng Trung Quốc” và đã dẫn đến thực tế rằng trong lịch sử quan hệ giữa hai nước chúng ta đã không xảy ra những cuộc chiến tranh lớn. Và trong
thế kỷ XX, Nga (Liên Xô) đã nhiều lần giúp
đỡ "các đồng chí Trung Quốc"
về quân sự, cũng như về kinh tế. Phần lớn chính
là nhờ sự hỗ trợ của Liên Xô, Trung Quốc vào cuối thế kỷ XX đã phát triển
từ một quốc gia yếu, bị
giằng xé bởi những mâu thuẫn và các
cuộc chiến huynh đệ thành một trong những cường quốc thế giới mạnh nhất.
Một
hàng với Nga
Tất cả bắt đầu với sự từ
bỏ của ban lãnh đạo của Liên bang CHXHCN Nga "tất cả
các hiệp ước bất bình đẳng
mà chính phủ Sa hoàng áp đặt cho Trung Quốc, và từ bỏ tất cả các đặc
quyền mà nước Nga Sa Hoàng,
cùng với Anh, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước đế quốc khác ở Trung Quốc" được hưởng vào tháng Bảy năm 1919 ". Đương nhiên, các chính khách Trung Quốc,
những người hầu như không trừ một ai ủng
hộ bải bỏ các hiệp ước với các cường quốc châu Âu gán cho “Thiên tử”, rất thích thú bước ngoặt này. Nhà lãnh đạo
của phong trào giải phóng dân tộc Trung Quốc Sun Yat-sen thậm chí còn nói rằng
Nga là một hình mẫu của nước
cộng hòa, mà nhân dân Trung Quốc cần noi theo.
Và mặc dù Trung Quốc tại thời điểm đó,
trên thực tế, không phải là một nhà nước
thống nhất, nước Cộng hòa Xô
Viết trẻ tuổi đã liên tục hỗ trợ tất cả các đảng và phong trào đấu
tranh đòi giải phóng đất nước khỏi sự bảo hộ của các
nước phương Tây.
Giúp
đỡ quân sự cho “những người Trung Quốc tốt”
Ngay vào năm
1923, một đất nước mà ở đó chỉ vừa mới kết thúc Cuộc nội chiến, để giúp đỡ, như bây giờ chúng ta có thẻ
nói, nhà dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc Sun Yat-sen, người đã lãnh đạo
Quốc Dân Đảng, đã cử một nhóm chuyên gia quân sự và cho thêm 2 triệu
dollars. Cũng
trong năm đó một nhóm quân nhân Trung Quốc đã đến nước Nga Xô Viết và
sau đó đã áp dụng kinh nghiệm tiến bộ đối với họ của Hồng quân non trẻ.
Mùa hè năm 1924 ở miền nam Trung Quốc trên đảo Hoàng Phố đã
mở một trường học dành cho việc
đào tạo sĩ quan cho quân đội cách
mạng Trung Quốc. Liên Xô gần như hoàn toàn tài
trợ nhà trường
cho đến khi cắt
đứt quan hệ với Quốc Dân Đảng vào năm 1927. Trong những năm này, Liên
Xô đã chi cho các nhu cầu của cơ sở đào tạo khoảng 900 nghìn rúp, cung cấp hàng nghìn súng bộ binh và hàng triệu viên đạn.
Tổng hỗ trợ cho những người Trung Quốc “tốt”, đang
chiến đấu chống “người xấu” trong những
năm 20s hàng trăm triệu ruble. Đó là tấm gương của chủ nghĩa quốc tế vô
sản và lòng vị tha Xô Viết.
Con
đường Tân Cương - “con đường sống" của
Trung Quốc
Trong năm 30s,
hoạt động tham gia vào “các tranh chấp” ở Trung Quốc với sự
hỗ trợ của các lực lượng tiên tiến hơn, theo ý kiến của những người Bolshevik,
vẫn còn tiếp tục. Năm 1932, Nhật Bản chiếm đóng lãnh thổ của chính Mãn Châu, mà
với nó Nga vào thế kỷ 17 đã tranh chấp biên giới. Nói thêm, lại là Liên Xô trở thành nước
duy nhất đồng ý giúp đõ Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại quân phiệt Nhật Bản. Ngày 21 tháng Tám năm 1937 đã ký hiệp ước Trung -Xô không tấn
công lẫn nhau. Moscow vào
những năm 1938-1939s đã cấp cho
“Thiên tử” những khoản vay lên tới 250 triệu dollars. Ngay từ tháng Mười năm 1937 quân đội cách
mạng của Trung Quốc đã nhận được vũ khí, đạn dược, vật tư y tế, xăng dầu của Liên Xô. Trong vòng chưa
đầy 2 năm Liên Xô đã cung
cấp cho Trung Quốc 985 máy bay, 82 xe tăng, 1.300 khẩu pháo, hơn
14.000 khẩu súng máy. Hầu hết các loại vũ khí đã chuyển theo con
đường Almaty - Lanzhou qua Tân Cương.
Tân Cương đường là "con đường sống"
đối với Trung Quốc. Trên con đường này đã huy động đến 5200 xe
tải của Liên Xô ZIS-2. Đối với việc vận chuyển người và hàng hóa đặc biệt quan trọng đã thành lập
đường hàng không phục vụ máy bay
ném bom TB-3 (cải tạo làm máy bay vận tải), và sau đó là máy bay hai động cơ DC-3. Ngày 1 tháng Mười năm 1937 để vận chuyển hàng hóa đến Trung Quốc đã
đào tạo 447 phi công và kỹ sư cơ khí, chuyên gia về bảo dưỡng
sân bay, kỹ sư và công nhân lắp ráp máy bay
Liên Xô. Phái những phi
công-tình nguyện mặc “đồng phục quy chuẩn dân sự” đi bằng tàu hỏa đến Alma-Ata. Các
máy bay chiến đấu I-15 và I-16 được chuyển đi từ Almaty đến Lan Châu theo đường riêng của mình. Chỉ trong một trận đánh trên bầu trời Vũ Hàn
ngày 29 tháng Tư năm 1938, phi công Liên Xô và Trung Quốc đã bắn hạ 21 máy bay
chiến đấu và máy bay ném bom
của đối phương và trả
giá bằng tổn thất 12 máy bay của mình. Người Nhật
đã gián tiếp thừa nhận tính hiệu quả của các phi công Liên Xô, yêu cầu Liên Xô rút máy bay khỏi Trung Quốc. Yêu cầu
này tại thời điểm đó đã không được
thực hiện.
Thành
trì Mãn Châu
Trước năm 1945, Liên Xô buộc phải tuân thủ hiệp ước không tấn công lẫn nhau đã ký với Nhật Bản vào năm 1940. Tuy nhiên, trong chiến dịch Mãn Châu thành công rực rỡ, quân đội Liên Xô đã giải phóng Đông Bắc Trung Quốc và biến lãnh thổ của nó thành thành trì vững chắc của ĐCS Trung Quốc, và cuối cùng đã tiền định chiến thắng của nó trong cuộc đấu tranh chống lại Quốc Dân Đảng và giúp đỡ để kết thúc giai đoạn của những cuộc nội chiến và tình trạng bất ổn ở Trung Quốc.
Trước năm 1945, Liên Xô buộc phải tuân thủ hiệp ước không tấn công lẫn nhau đã ký với Nhật Bản vào năm 1940. Tuy nhiên, trong chiến dịch Mãn Châu thành công rực rỡ, quân đội Liên Xô đã giải phóng Đông Bắc Trung Quốc và biến lãnh thổ của nó thành thành trì vững chắc của ĐCS Trung Quốc, và cuối cùng đã tiền định chiến thắng của nó trong cuộc đấu tranh chống lại Quốc Dân Đảng và giúp đỡ để kết thúc giai đoạn của những cuộc nội chiến và tình trạng bất ổn ở Trung Quốc.
Nội
dung tiếng Nga trên ap phich “TÌNH HỮU NGHỊ CỦA CÁC DÂN TỘC LIÊN XÔ VÀ TRUNG
QUỐC MUÔN NĂM!
Trong
những năm 50s, Liên Xô đã dành cho Trung Quốc sự giúp đõ to lớn. Cũng vào
thời điểm này, đã bàn giao
Cảng-Amur và tuyến đường sắt nổi tiếng Đông-Trung Quốc cho "người em Trung Quốc".
Cho vay theo các điều khoản ưu
đãi. Hỗ trợ tái vũ trang quân đội, đặc biệt liên quan đến cuộc chiến tranh
Triều Tiên. Với sự tham gia trực tiếp của các chuyên gia và công nhân Liên Xô đã xây dựng
hơn 300 nhà máy lớn, trang bị đầy
đủ cho họ. Trong thực tế, đó là nói về sự hình thành của
một ngành công nghiệp mới của Trung Quốc. Hơn một nửa số thương mại của CHND Trung Hoa nhằm
vào Liên Xô. Theo một số ước tính, ở
Trung Quốc trong thời gian này đã có khoảng 11.000 chuyên gia Liên Xô.
Chiếc
ô hạt nhân đối với “Thiên tử”
Đương nhiên, sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc cộng sản đã không làm Hoa Kỳ hài lòng. Nhiều lần các nước này đã đứng trên bờ vực của một cuộc đối đầu vũ trang trực tiếp.
Nếu không có Liên Xô, người Mỹ đã
có thể gây hàng chục “Hiroshima” Trung Quốc mà không phải đắn đo lâu để phá vỡ mong muốn của Trung Quốc đối kháng. Tuy nhiên, Liên Xô
đã nhiều lần cho Hoa Kỳ hiểu
rằng can thiệp chống lại Trung Quốc tương đương với can thiệp chống Liên Xô. Và
trong trường hợp tấn công hạt nhân vào Trung Quốc, tiếp theo sẽ là tấn công hạt nhân vào Hoa Kỳ. Năm 1954, Mao Trạch Đông đã thông báo cho tổng bí thư Liên Xô Nikita
Khrushchev về mong muốn của mình có vũ khí hạt nhân.
Vì những lý do hiển nhiên, ở Liên Xô mong muốn này không lập tức tìm được sự hiểu biết. Khrushchev
đã nhiều lần tuyên bố với Mao Trạch
Đông rằng Trung Quốc hoàn toàn đủ “Ô hạt nhân” mà Liên Xô đảm bảo
cho Trung Quốc. Sau những
cuộc đàm phán kéo dài, ngày 15 tháng Mười năm 1957 các bên đã
ký "Hiệp ước Trung-Xô về công nghệ
quốc phòng mới". Phía Liên Xô đã ngầm đồng ý chuyển giao cho Trung Quốc những công nghệ nguyên tử và hạt nhân tương ứng. Mặc dù sự nguội lạnh trong quan hệ tiếp theo giữa hai
nước đã phá vỡ hoạt
động này, nhưng người Trung Quốc đã có được thành tựu ban đầu, thông qua đó họ
đã chế tạo được quả bom hạt nhân
vào năm 1964.
-----
Từ quá khứ của thế chiến Trung Quốc đã luôn nhận được sự ủng hộ và bảo trợ từ Nga. Cho tới giờ thì Nga và Trung Quốc vẫn coi nhau là đối tác chiến lược. Vì thế mà những hành động của Trung QUốc hiển nhiên không gặp sự phản đối của Nga được
Trả lờiXóaTừ quá khứ của thế chiến Trung Quốc đã luôn nhận được sự ủng hộ và bảo trợ từ Nga. Cho tới giờ thì Nga và Trung Quốc vẫn coi nhau là đối tác chiến lược. Vì thế mà những hành động của Trung QUốc hiển nhiên không gặp sự phản đối của Nga được
Trả lờiXóa