Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Thảm họa Hiroshima: 70 năm trước lần đầu tiên Hoa Kỳ sử dụng bom hạt nhân


  Ядерный гриб над Хиросимой
Трагедия Хиросимы: 70 лет назад США впервые в истории применили ядерную бомбу

Kichbu theo russian.rt.com


Ngày 6 tháng Tám năm 1945 Hoa Kỳ ném một quả bom hạt nhân xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản, theo ước tính khác nhau, giết chết từ 90 đến -160 nghìn người. Washington đã phô trương cho thế giới thấy sức mạnh khủng khiếp của một loại vũ khí mới. Điều này gây ra một cuộc chạy đua vũ trang, mà nó suýt nữa dẫn đến chiến tranh hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Cuộc chiến tranh lạnh nọ đã thuộc về quá khứ, tuy nhiên hiện nay tình hình quốc tế đã căng thẳng tột độ đến mức mà nhiều người đã bắt đầu nói đến một cuộc chạy đua vũ trang mới. Với các chi tiết - phóng viên RT Ilya Petrenko.

Đúng 70 năm trước, trong những vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima, hàng chục nghìn người bị chết ngay tức thì. Nhưng thay vì làm cho nhận loại tỉnh lại, thảm kịch này đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc chạy đua vũ mà có thể đẫm máu nhất trong lịch sử.

Хиросима после бомбардировки Đến năm 1952, Hoa Kỳ đã chế tạo được bom nguyên tử có sức công phá gấp 700 lần quả bom "Little Boy" đã ném xuống Hiroshima. Trong vòng chưa đầy mười năm qua đã tiến hành các vụ thử nghiệm hạt nhân có sức hủy diệt nhất trong lịch sử. Lần này - ở Liên Xô. Sức mạnh của vụ nổ còn gấp 5000 lần vụ ném bom Hiroshima. Sau đó đã chạy đua theo số lượng, chứ không phải vì “chất lượng”.

Trong những năm 1970s, các siêu cường cân bằng số lượng - mỗi nước sở hữu 25 nghìn đầu đạn hạt nhân. Các boongke, hầm trú ẩn, các bài học video dạy làm sao để sống sót - thế giới  bị bao trùm bởi nỗi sợ hãi của một thảm họa hạt nhân. Nó đã trở thành một dấu hiệu của thời đại. Trong những năm 1980s, hành tinh này đã có thể thở phào nhẹ nhõm: xuất hiện các hiệp định đầu tiên về giải trừ vũ khí hạt nhân.

"Vào thời kỳ cuối của Chiến tranh lạnh thoáng qua tia hy vọng rằng cuộc chạy đua vũ trang sẽ kết thúc. Nhưng trong thực tế, nguy cơ chiến tranh hạt nhân bây giờ chỉ gia tăng. Một nửa các quốc gia hạt nhân đang hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân", - điều phối viên chương trình của Ủy ban những người bạn Mỹ phục vụ hội Joseph Gerson nhận xét.

Gần đây, cụm từ "chiến tranh lạnh" với định ngữ “mới” đã xuất hiện trở lại trên các phương tiện truyền thông. Đồng thời nói  họ bắt đầu nói đến cả về chính vũ  khí hạt nhân, và thậm chí cả về những vụ thử nghiệm nó. Vào tháng Bảy, Mỹ đã thử nghiệm mẫu mới, thứ mười hai của bom B61, mà nó từ năm 1960 được xem là một vũ khí chính trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ. May thay, đã được thử nghiệm mà không có đầu đạn hạt nhân.
 Конечная

"Khẳng định rằng vũ k hạt nhân - đó là tàn dư của quá khứ, tạo ra ngày càng ít tin tưởng. Hoa Kỳ đang chuẩn bị chi cho vũ khí này đến một nghìn tỷ dollars trong 30 năm tới. Tình hình nguy hiểm đang chuyển biến", - Gerson cho hay. Sau 70 năm, tiếng chuông một lần nữa và một lần nữa ngân lên. nhiều người tin rằng tưởng nhớ đến các sự kiện bi thảm Hiroshima sẽ ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang đã bắt đầu.

Photo từ site Lenta.ru

-----

1 nhận xét:

  1. Sau thảm họa hạt nhân cho tới hôm nay đã là 70 năm. Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong công cuộc không vũ khí hạt nhân. Vì người Nhật Bản hiểu được tác hãi khủng khiếp của loại vũ khí này như thế nào

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter