Юго-Восточная Азия на перекрестке геополитических стратегий
Farid Yusifzade
Kichbu theo newtimes.az
Bacu,
22 tháng Năm 2015
Tại khu vực Đông Nam Á không chỉ có những nền kinh tế phát
triển năng động nhất trên thế giới, mà còn là lò lửa của một trong những cuộc xung đột
lãnh thổ âm ỉ từ lâu và rất khó giải quyết. Những mâu thuẫn xung quanh các đảo Parasel/Hoàng Sa và quần đảo Spratly/Trường Sa là cội
nguồn của sự căng thẳng giữa các nước trong khu vực. Đồng thời yêu sách lãnh thổ đối với những khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên của
biển Hoa Nam (Biển Đông-Việt Nam - Kichbu) chỉ là một khía cạnh cụ thể của một vấn đề lớn hơn. Nguyên nhân thực sự của những mâu thuẫn sâu sắc hơn nhiều. Chúng đều bắt nguồn từ nhu cầu địa chiến lược của các quốc gia, nhìn thấy những đảm bảo lâu dài của an ninh của riêng mình trong việc bảo vệ các lợi ích lãnh thổ ở
biển Hoa Nam. Tham vọng của Peking, tìm cách áp đặt bá quyền của họ
lên tiểu vùng này, đang gây những lo ngại từ phía các quốc gia nhỏ-tham gia
xung đột, cũng như các cường quốc thế giới. Những nỗ lực của từng quốc gia đưa xung đột vào “lĩnh vực” đàm phán đã không mang lại
những thành công đáng kể. Trong khi đó nhận thức được tất cả các đối thủ rằng
leo thang căng thẳng sẽ không giúp giải quyết được
tình hình hiện nay. Trong hoàn cảnh như vậy, các nước nhỏ có xu hướng quốc
tế hóa cuộc xung đột và chuyển nó theo
hướng của
luật pháp quốc tế, trong khi Trung Quốc khăng
khăng tìm cách duy trì vấn đề trong khuôn khổ khu vực và trông cậy vào tương
quân lực lượng thực tế.
Đông Nam Á (SEA) - một trong
những khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới. Năm 2005,
nhà phân tích của Ngân hàng "Goldman Sachs 'Jim
O'Neill, tác giả của các từ viết tắt nổi tiếng "BRIC",
đã nêu ra nhóm
các quốc gia, được chỉ định là " mười một nước tiếp theo» (« Next Eleven »). Theo ý
kiến của ông, chính những nền kinh tế này sở hữu những tiềm năng trở thành đầu máy hàng đầu của nền kinh
tế thế giới trong thế kỷ XXI. Ba quốc gia trong danh sách này nằm ở khu vực Đông Nam Á - Indonesia, Philippines và Việt Nam.
Đáng chú ý rằng hai nước
Philippines và Việt Nam "đầy hứa hẹn" đang có
những mâu
thuẫn chính trị trong mối quan hệ với trung tâm hiện nay của sự tăng trưởng
kinh tế thế giới - Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC). Hơn nữa, trong thời gian gần đây, chúng có xu hướng căng thẳng thêm, dẫn đến những cuộc đụng độ vũ trang lẻ tẻ. Sự
kiện đáng chú ý trong năm 2014 là những
vụ bạo loạn chống Trung Quốc đông người vào tháng Năm ở Việt Nam, mà kết quả của chúng là các xí nghiệp bị đập phá và một số người thiệt mạng. Nguyên nhân làm sâu sắc thêm sự thiếu tin tưởng trong quan hệ với CHND Trung Hoa và một số trong số các nước láng
giềng của nó là tranh chấp lãnh thổ ở
biển Hoa Nam. Do tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực Đông Á trong những năm gần
đây, nó đã trở thành một trong những chủ đề bàn luận nhiều nhất trong các cuộc tranh luận của các chuyên gia trên thế giới và được đánh giá là
một trong những yếu tố bất ổn có thể của tình hình khu vực, có thể có hậu quả nghiêm trọng
cho nền kinh tế và chính trị thế giới.
Các tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Nam liên quan đến việc
phân định ranh giới quần đảo Hoàng Sa (là đối tượng tuyên bố chủ quyền của
Trung Quốc,
Việt Nam, Đài Loan) và Trường Sa (mà Trung Quốc, Việt Nam,
Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei
tham vọng đòi chủ quyền). Một số đảo nổi riêng lẻ trong một môi trường sống rộng lớn này đã bị xâm chiếm bởi các lực lượng vũ trang của các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên,
những tuyên bố của các bên đang vượt xa các vùng lãnh thổ mà họ đóng chiếm hiện nay và được dựa trên hai luận chứng: sở hữu về mặt
lịch sử và quyền đặc khu kinh tế 200 hải lý đã được ghi
nhận bởi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (đã được ký bởi tất cả các nước trong trong khu vực).
Mối lo ngại lớn nhất của các
nước trong
khu vực là những tuyên bố của Peking, viện đến các quyền lịch sử, tuyên bố quyền tài phán vô điều
kiện của họ về thực
chất đối với toàn bộ vùng biển Hoa Nam. Xét đến quy mô và sức mạnh của CHND Trung Hoa so với
các quốc gia khác tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo, trong thời gian gần đây,
những tuyên bố của các nước nhỏ và sự cố kết của họ trên cơ sở chống Trung Quốc
với sự hỗ trợ lẫn nhau đã bị lu mờ. Việc xem xét vấn
đề lãnh thổ ở biển Hoa Nam
như cuộc đối
đầu của hai bên: Trung Quốc và một liên
minh không chính thức của một số quốc gia Đông Nam Á liên quan đến vấn đề này sẽ không phải là một sai lầm.
Kể từ thời
điểm xuất hiện tranh chấp, đã có những tuyên bố của các bộ ngoại giao của các
nước tham gia, các cuộc biểu tình chính thức, các chiến dịch xã hội của người
dân đã diễn ra, mà mục đích của họ là khẳng định quyết tâm bảo vệ lập trường
của họ. Tuy nhiên, bất chấp sự tham gia của công luận, cho đến gần đây, khu vực
này vẫn tương đối ổn định.
Trong những năm gần đây, tuy
nhiên, Trung Quốc đã chuyển từ việc tuyên bố chính thức các quyền của mình đến
những hành
động thực tế, mà trước hết là khai thác
các mỏ dầu
và khí đốt trên thềm các đảo tranh chấp, góp phần làm leo thang căng thẳng. Phát triển của các sự kiện cho thấy từ cuộc
xung đột đang dần dần chuyển từ gia đoạn “âm ỉ” sang giai đoạn tích cực. Trong điều kiện như vậy, vào tháng Tám năm 2014, nhà lãnh
dạo CHND Trung Hoa Tập Cận Bình bất ngờ kêu gọi bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, có
thể cố gắng làm suy giảm chương trình
chống Trung Quốc của các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á. Đường lối lày đã được ủng hộ ngay cả bởi Việt Nam. Tuy nhiên
cũng còn có những nghi ngờ về khả năng hiện thực đạt được sự bình thường hóa lâu dài của
mối quan hệ giữa Trung Quốc và các đối thủ phía đông nam của họ và triển vọng giải
quyết hòa bình tình hình trên các đảo tranh chấp.
Dự đoán chiều hướng phát triển có thể của tình hình khu vực đòi hỏi một sự hiểu biết về mục
đích của các bên trong cuộc xung đột. Thông thường, những mâu thuẫn đang tồn tại được giải thích bởi sự cạnh tranh quyền khai thác các
nguồn tài nguyên của biển Hoa Nam, bao gồm cả dầu và khí
tự nhiên. Tuy nhiên, đây chỉ là một khía cạnh của đọ sức. Với mức độ liên kết
cao, đặc
trưng của thế giới hiện đại, để đánh giá đúng các mục đích của các bên phải xét
đến những đặc tính và xu hướng trong môi trường quốc tế,
đặc biệt là đặc điểm của những thay đổi trong cấu trúc của trật tự thế giới. Thế giới hiện đại “đang trải qua giai đoạn chuyển tiếp chưa từng có về chuẩn mực lịch sử, mà nó kèm theo bởi sự biến
dạng của bình diện địa chính trị, hình thành sự phân bố lại lực lượng". “Sự
biến dạng bộ mặt” này được thể hiện chủ yếu trong các cuộc xung đột vũ trang ở các khu vực khác nhau của hành
tinh, đặc
biệt là Trung Đông, Ucraina và Nam Caucasus. Đồng thời nhận thấy mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn của
các quá trình toàn thế giới đối với mức độ thỏa mãn các lợi ích của đối thủ
cạnh tranh chính của Hoa Kỳ vì vai trò thống lĩnh trong thế giới hiện đại - của
Trung Quốc. Đặc biệt, Trung Đông là khu vực cung cấp chính các nguồn tài nguyên năng
lượng cho Đông Á, và sự gây mất ổn định tình hình trong khu vực tạo ra những rủi ro đáng kể cho Peking.
Đồng thời, những vụ bùng phát định kỳ của các cuộc xung đột
nội bộ trên lãnh thổ của Ucraina và các quốc gia Nam Caucasus tác động tiêu cực đến quan điểm của chính sách đối ngoại của người láng giềng và đồng minh chủ yếu của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế - Liên bang Nga,
mà sự suy yếu của nó trong trung hạn không có lợi cho CHND Trung Hoa. Liên quan đến vấn đề này đánh giá của các chuyên gia được thông tin đầy
đủ là không phải ngẫu nhiên, theo đó, mục đích chiến lược của phương Tây khi
gây mất ổn định ở Ucraina và áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Moscow có thể sẽ là không chỉ và không những
làm suy yếu chính nước Nga, mà còn người làng giềng phía bắc của họ. Chẳng hạn, theo lời cựu cục trưởng tình báo Israel "Nativ" Jacob
Kedmi, "... bây-giờ đó là sự tiếp nối của
cùng một chính sách (nhằm làm
suy yếu Nga), đặc biệt là trong điều kiện tăng cường quan hệ giữa Nga và
Trung Quốc và sự sâu sắc thêm của những mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Và bởi vậy để làm suy yếu Trung
Quốc trong cuộc đối đầu với Hoa
Kỳ, Washington tập
trung, theo ý kiến của họ, vào mắt xích yếu nhất - đó là Nga. Điều này nhắc lại sự tập trung những nỗ lực
vào Syria để
làm suy yếu Iran".
Trong bối cảnh của những hậu quả tiêu cực của chính sách phương
Tây trong các khu vực khác của thế giới,
Peking, rõ ràng, đang lo ngại xu hướng gây mất ổn định tiềm tàng gần biên giới
của họ. Đó là lý do tại sao mục tiêu
chính của hướng đông nam trong chiến lược của Trung Quốc sẽ không chỉ là sở hữu cá
nhân các nguồn tài nguyên năng lượng của biển Hoa
Nam, mà còn đảm bảo an ninh chính trị và kinh tế,
cần thiết cho sự phát triển ổn định lâu dài. CHND Trung
Hoa nhận thấy giải pháp cho nhiệm vụ này trong việc đánh bật ảnh hưởng của Mỹ
ra khỏi khu vực và đạt được tại đó sự thống trị địa chiến lược của riêng mình dựa trên ưu thế của khu
vực và thậm chí dành vị trị hàng đầu về tiềm năng tài nguyên. Vấn đề tài nguyên trong trường hợp này, dĩ nhiên, là công cụ và là một yếu tố không thể thiếu trong việc đạt được mục tiêu
chiến lược ở mức độ cao hơn.
Có lẽ, tham vọng chính thức của Peking về "chủ quyền vô điều
kiện" của Trung Quốc không chỉ đối
với quần đảo
này, mà còn đối với toàn bộ biển Hoa Nam liên quan đến
điều này.
Kiểm soát vùng biển này có thể đối với Thiên tử là một sự đảm bảo lâu dài các vị trí của
họ ở hướng đông-nam. Ảnh hưởng của CHND Trung Hoa càng nới rộng khoảng cách
biên giới của họ bao nhiêu thì họ càng bị ít tác động từ bên ngoài bấy nhiêu,
và, tương ứng, vị trí của họ sẽ càng bền vững bấy nhiêu.
Đồng thời rõ ràng rằng Trung Quốc
cần phải bằng cách nào đó biện minh cho các
tuyên bố chủ quyền đối với những vùng không gian nằm xa hơn lãnh thổ quốc gia
của họ đến 1.000 km, bởi vì sở hữu những vùng không gian này sẽ đảm bảo cho Trung Quốc có được
các vị trí
chiến lược biên giới quốc gia cách xa cho
đến eo biển
chiến lược Malacca.
Mặc dù tầm quan trọng to lớn của các nguồn tài nguyên của biển Hoa Nam đối với các quốc gia - đối thủ của Trung Quốc trong vấn đề lãnh thổ, các mục đích cơ bản
của họ cũng nằm ở bình diện ổn định lâu dài và an ninh, và không hạn chế đến vấn
đề tiếp cận các nguồn tài nguyên cho dù chúng nhìn rộng lớn đến mức nào đi
chăng nữa.
Tầm quan trọng chiến lược của vùng biển này đối với tât cả các quốc gia gắn
liền với đảm bảo tự do hàng hải, cung cấp năng lượng, vận chuyển hàng hóa, đánh bắt cá. Đối với Việt Nam, mà bờ
biển của nó hoàn toàn quay mặt vào biển
Hoa Nam, thêm vào vào đó còn là vấn đề đảm bảo khả năng phòng thủ của
chính họ.
Nói chung, theo quan điểm của các nước nhỏ trong khu vực, hậu quả
của những ham muốn của Trung Quốc thống trị ở biển Hoa Nam hiện khá rõ ràng. Ngoài tranh những chấp dầu mỏ và khí đốt,
tình hình với những công bố quy chế mới của Peking, theo đó, tàu thuyền nước ngoài buộc
phải được chấp thuận của chính quyền Trung Quốc trong trường hợp đánh bắt cá trong vùng
biển tranh chấp, đã gây nên sự căm phẫn trong thấy. Rõ ràng, trong trường hợp tăng cường hơn nữa các vị trí của họ ở biển Hoa Nam, các hành động của Peking trong quan hệ với các nước láng giềng sẽ trở nên cứng rắn hơn. Về vấn đề này, nhiệm vụ
hàng đầu của họ là duy trì tình trạng trung lập của
không gian này.
Sự không tin cậy của các nước nhỏ vào Trung Quốc là
hoàn toàn dễ hiểu, vì một mong muốn chính đáng nhận được những bảo đảm bền vững về các lợi ích của họ trong tương lai. Chỉ có sự công nhận quốc tế được củng cố về mặt pháp lý các quyền
của họ mới có thể đảm bảo được điều này. Đó chính là lý do tại sao
đối với các nước nhỏ, vấn đề của sự thỏa thuận chính thức của CHND Trung Hoa với chủ
quyền của họ đối với một phần của các đảo tranh chấp đặt ra gay
gắt như vậy. Ngoài việc có được một phần các nguồn tài nguyên, việc công
nhận có thể đảm bảo duy trì các vị trí của các quốc gia này ở biển Hoa Nam.
Các mục đích nêu trên có một tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc, cũng như đối với các đối thủ của họ, bởi những vấn đề phát triển và an ninh lâu dài đã đặt
lên may ra thì được. Tuy nhiên, vì sự đối kháng, việc bất khả thi hiện thực hóa bởi hai bên giải
quyết tranh chấp các nhiệm vụ đã đặt ra là rõ ràng. Không
có gì phải ngạc nhiên rằng trong những năm
qua tồn tại của vấn đề, việc tìm kiếm một giải pháp thỏa hiệp
thông qua các cuộc đàm phán cũng không mang lại những kết quả rõ rệt. Trong bối cảnh này, trong các hành động của các bên tham gia những nỗ lực gần đây để đạt được mục tiêu
thông qua các chiến lược đơn phương và tránh đối đầu trực tiếp nhận
thấy ngày càng rõ ràng.
P.S: Bài từ tháng Năm. Các bạn đọc tham
khảo. - Kichbu-
-----
Việt Nam ở Đông Nam Á một quốc gia có vị trí địa chính trị chiến lược và nhạy cảm. Vị trí của Việt Nam nằm ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế. Vị trí thu hút nhiều quốc gia
Trả lờiXóa