Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Báo Trung Quốc: Các nước lại chia nhau thành "bạn" và "thù"?


  Председатель Китайской Народной Республики Си Цзиньпин



Неужели cтраны опять будут делить друг друга на "друзей" и "врагов"?


Qu Xing

Kichbu theo: inosmi.ru       

Chúng ta nhớ lại những lời của Mao Trạch Đông: "Ai là kẻ thù của chúng ta và ai là bạn của chúng ta? Đây một câu hỏi có ý nghĩa  tối quan trọng trong cách mạng". Câu này chứa đựng một ý nghĩa sâu sắc và có sự tiếp nối: "Nguyên nhân chính là trong quá khứ, tất cả các cuộc cách mạngTrung Quốc chỉ mang lại kết quả rất nhỏ vì các nhà cách mạng không biết đoàn kết xung quanh mình những người bạn thực sự để tấn công kẻ thù thật sự".  Trong câu này từ then chốt - "cách mạng". nếu nói về các nhà cách mạng, những người sẽ lật đổ trật tự hiện có, họ phải nghĩ đúng như vậy. Vấn đè chính làm nhiều người quan tâm: hiện nay ở các cường quốc tinh thần cách mạng đối với hệ thống quốc tế hiện tại đã hình thành? Câu trả lời của tôi - chưa.

Trong quan hệ giữa các cường quốc có những mâu thuẫn nhất định. Tuy nhiên, các nước lớn vẫn được hưởng lợi từ hệ thống quốc tế hiện tại. Họ phát triển đạt được sự tôn trọng từ các nước khác. Nếu xem xét  trật tự quốc tế không phải là từ quan điểm của các nhà cách mạng, thì để giải quyết những vấn đề quan trọng không có sự cần thiết nào phải chia các quốc gia khác thành bạn và thù.

Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa rằng giữa các cường quốc sẽ không tồn tại mâu thuẫn. Vào năm 2014, do cuộc khủng hoảng Ucraina, quan hệ giữa Nga Mỹ đang căng thẳng đến tột độ, các nước dường như trở lại thời kỳ chiến tranh lạnh. Tiếp xúc nhân văn giữa họ bị hạn chế, quan hệ chính trị xấu đi. Các biện pháp trừng phạt kinh tế, đối đầu quân sự, kế hoạch kiềm chế lẫn nhau - tất cả đó là những biểu hiện của chiến tranh lạnh. Quan hệ giữa Nga và châu Âu cũng dần dần trở nên phức tạp. Theo quan điểm của Nga, chính sách của phương Tây ở Đông Âu không chỉ ngăn cản việc khôi phục ảnh hưởng của Nga trong các định dạng của thời kỳ Xô Viết, mà còn đe dọa đến sự sụp đổ của LB Nga. Theo quan điểm của châu Âu, chính sách của Nga tại Đông Âu gây nghi ngờ về kết quả của chiến tranh lạnh. Châu Âu cho rằng nếu quay lại nói về việc xác định các đường biên giới lịch sử, thì hòa bình sẽ không còn trên toàn bộ châu Âu. Quan hệ giữa Mỹ và châu Âu đã trở nên phức tạp hơn do Mỹ đang theo dõi bạn bè của họ. Liên minh giữa các nước này rất quan trọng, nhưng nếu không có sự tin tưởng, những mâu thuẫn sẽ không có hồi kết.

Trung Quốc củng cố hợp tác toàn diện với các nước phương Tây, cũng như với Nga. Cuộc gặp gỡ của chủ tịch CHND Trung Hoa Tập Cận Bình và tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama không chỉ cho đưa ra khái niệm mới về quan hệ giữa các cường quốc, mà còn giúp cải thiện hợp tác trong những lĩnh vực nhất định. Trung Quốc cũng thường xuyên tiếp xúc với Nga, quan hệ của hợp tác và đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước được củng cố.

Trong chuyến công du của mình tới châu Âu, Tập Cận Bình lần đầu đến thăm trụ sở của Liên minh châu Âu cho rằng giữa CHND Trung Hoa và châu Âu đã hình thành quan hệ đối tác, bao gồm bốn lĩnh vực quan trọng: hòa bình, phát triển, cải cách và văn hóa. chúng tiếp tục phát triển. Quan hệ với Nhật Bản có thể được xem thất thường. Trong thời gian của hội nghị thượng đỉnh APEC tại Peking đã tổ chức cuộc họp ngắn giữa chủ tịch CHND Trung Hoa và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Cả hai bên đã đạt được sự đồng thuận về bốn điểm. Mỗi quốc gia đều có cách giải thích riêng của mình về những điểm này, nhưng cuối cùng họ đã xác định rằng cần thiết tạo ra một cơ chế đặc biệt và có những biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự xuất hiện các tình huống không được tiên liệu trước.

Tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APR) có hai quan điểm cơ bản về an ninh. Quan điểm đầu  dựa trên cơ sở là ý tưởng về các liên minh. Trong khuôn khổ của cách tiếp cận, có vẻ như bạn sẽ cảm thấy an toàn chỉ khi phía bên kia hoàn toàn không được bảo vệ. Và điều này tạo nên một vòng tròn luẩn quẩn. Tuy nhiên, Trung Quốc thích quan điểm khác, cái gọi là khái niệm mới về an ninh (Trung Quốc thúc đẩy ý tưởng này vào năm 1997, nó trở thành một phiên bản ước lệ bởi các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, được bổ sung bởi khái niệm các liên minh quân sự-chính trị). Nó được hiểu là an ninh chung, toàn diện, hợp tác bền vững. Hoa Kỳ đã tạo ra ở châu Âu châu Á hệ thống, mà mục đích của nó - thành lập các liên minh giữa các quốc gia. Vì điều này, Nga và Trung Quốc cảm thấy lo lắng. Do đó, họ phải phát triển hợp tác chiến lược song phương. Các quốc gia này một nét chung và rất quan trọng: họ đều thống nhất trong một nỗ lực để đảm bảo an ninh và phát triển chủ quyền và độc lập của họ. Tuy nhiên, đó không phải là liên minh, và họ không có ý định ký kết liên minh. CHND Trung Hoa Quốc chủ trương quan hệ bao dung và cùng có lợi, nhưng không ký kết liên minh và đấu tranh. Bởi nếu Trung Quốc và Nga thống nhất lại trong cuộc đấu tranh chống Mỹ, lúc đó cuộc chiến tranh lạnh mới thực sự sẽ bắt đầu.

Để kết luận, tôi muốn nói rằng mặc dù các cường quốc cũng có nhiều mâu thuẫn, không một nước nào muốn thay đổi trật tự quốc tế hiện tại. Bởi vậy Trung Quốc khi giải quyết những vấn đề quốc tế cũng không đặt ra vấn đề ai là bạn, còn ai là thù.
 
Tác giả - Giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế của Trung Quốc.
-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter