В Китае прокатилась волна протестов учителей
Kichbu theo: epochtimes.ru
Ít nhất tại năm tỉnh của Trung Quốc - Hà
Nam, Chiết Giang, An Huy, Hồ Nam và Giang Tây,
vào
các ngày 23 và 24 tháng Mười
Hai đã diễn ra biểu tình quy mô lớn của giáo viên đòi tăng lương và cải
thiện phúc lợi xã hội.
Tại huyện Anya, tỉnh Giang Tây hàng nghìn giáo
viên trung học tụ tập bên ngoài trụ sở của chính
quyền địa phương. Họ lớn tiếng hô vang: "Hãy
trả tiền lương cho chúng tôi! Hãy trả cho chúng tôi bảo hiểm y tế và an
sinh xã hội! Phải thực thi pháp luật đã phê duyệt! Chúng tôi đòi hỏi công lý", và vân
vân…
Một quan chức đã ra tiếp họ, nói rằng không có
tiền và ra lệnh giải tán. Sau đó cảnh sát bắt đầu xua đuổi họ. Xảy ra vài vụ đụng
độ, nhưng không ai bị thiệt hại nghiêm trọng.
Theo các nhà giáo, năm nay các
cơ quan chức năng đã không trả cho họ các
khoản phụ cấp và tiền thưởng tổng
cộng 10 nghìn nhân dân tệ ($ 1600) cho mỗi người và 6 nghìn nhân dân tệ năm
ngoái, và không trả đủ lương trong hai năm qua với tổng giá trị 14, 4
nghìn nhân dân tệ ($ 2,3 nghìn)
cho mỗi người.
"Trong hai
ngày qua có gần ba nghìn giáo viên tham gia biểu tình. Và
sang ngày thứ hai, các nhà chức trách đã phái một đơn vị đặc nhiệm của cảnh sát đến. Một số người trong chúng tôi bị đánh đập. Các
quan chức đã bắt đầu tiến hành công tác giáo dục với
thân nhân của các giáo viên, buộc họ không cho phép người thân của họ tham gia
biểu tình. Tại một số trường học phổ thông, giáo viên đúng là bị khóa cửa theo nghĩa đen theo lệnh của chính phủ để họ không thể đến trụ sở
của chính quyền. Nhưng họ tiếp bãi công ở đó", - một giáo viên họ Huang cho phóng viên của The Epoch Times biết.
Về tiền lương, Huang nói rằng lương không chỉ thấp, mà còn
"được tính lộn xộn", chẳng theo hệ thống nào cả, đồng thời họ còn bắt giáo viên đóng
góp từ thiện.
Trong những ngày
đó, các cuộc biểu tình với sự tham gia của gần một nghìn
giáo viên cũng diễn ra tại huyện Hàn Sơn, tỉnh An Huy. Các nhà giáo giương băng rôn với dòng chữ "Chúng
tôi yêu cầu tôn trọng giáo viên",
"Chúng tôi yêu cầu sự đảm bảo
như như công chức", và vân vân…
"Người đứng đầu huyện mà
chúng tôi muốn gặp gỡ đã không ra tiếp chúng tôi. Một quan chức khác ra và bắt
đầu đe dọa bắt bớ chúng tôi, nói rằng chúng tô vi phạm pháp luật. Nhưng chúng tôi chỉ muốn các cơ quan chức năng thực
thi các luật liên quan đến giáo viên", - một giáo
viên trường tiểu học Huanfen nói.
Phong trào
bảo vệ nhân quyền
của nhà giáo ở Trung Quốc bắt đầu
vào giữa tháng Mười một tại tỉnh Hắc Long Giang, nơi
hơn 8 nghìn giáo
viên ở các trường tiểu học và trung học ở thành phố Triệu Đông và các huyện vùng ven là những người đầu tiên
tuyên bố bãi công.
Sau khi chính quyền hứa sẽ thực hiện một phần các đòi hỏi của họ, giáo viên của thêm hai thành phố và bốn huyện khác bắt đầu biểu tình. Tổng số người biểu tình vượt quá 10 nghìn người. Đầu tháng Mười hai, phong trào phản đối lan tỏa toàn tỉnh Chiết Giang, và sau đó lan rộng đến các tỉnh Hà Nam và Hồ Nam.
Sau khi chính quyền hứa sẽ thực hiện một phần các đòi hỏi của họ, giáo viên của thêm hai thành phố và bốn huyện khác bắt đầu biểu tình. Tổng số người biểu tình vượt quá 10 nghìn người. Đầu tháng Mười hai, phong trào phản đối lan tỏa toàn tỉnh Chiết Giang, và sau đó lan rộng đến các tỉnh Hà Nam và Hồ Nam.
Các giáo viên hiện không đạt được những thành công rõ rệt. Điều tối đa cũng đã
đạt được, đó là những lời hứa của chính quyền hoặc xem xét yêu cầu của họ, hoặc
thỏa mãn từng phân các yêu sách của họ. Trong
lúc biểu tình, một số giáo đã bị bắt giữ.
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét