Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

"Hoa Kỳ sẵn sàng chiến đấu với Nga cho đến người châu Âu cuối cùng"


Глава Raiffeisenbank: США готовы бороться с Россией до последнего европейца 
 Kichbu theo russian.rt.com
Chủ tịch Hội đồng quản trị của Raiffeisenbank International Carl Sevelda, người phản đối các biện pháp trừng phạt chống Nga, đã lên án mạnh mẽ chính sách của Hoa Kỳ đối với Nga và kêu gọi rút ra những bài học từ Chiến tranh thế giới I đã đưa châu Âu đến thảm họa.

Trả lời phỏng vấn báo Kurier của Áo , người đứng đầu Raiffeisenbank Carl Sevelda đã kêu gọi EU, Mỹ và Nga ngồi vào bàn đàm phán và "rút ra những bài học từ Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi tất cả rơi vào tình trạng thảm khốc, mà không ai mong muốn".

"Tôi hy vọng vào việc giải quyết cuộc xung đột với Nga, - ông nói. - Tuy nhiên, rất tiếc, Hoa Kỳ, dường như, muốn chiến đấu với Putin cho đến người châu Âu cuối cùng".

Sevelda cho rằng châu Âu thoạt đầu nên theo con đường hội nhập với Nga. "Ngay cả nếu đó là một điều không tưởng, cần đi theo con đường thoạt đầu đã chọn, theo đó Nga là một phần của châu Âu và cùng với thời gian sẽ thể trở thành một phần của EU", - ông nhấn mạnh.

Đối với hoạt động của ngân hàng ở Nga, thì, theo Sevelda, chi nhánh Nga không gặp những vấn đề nghiêm trọng. "Raiffeisenbank Nga nằm ở trong tình huống khó khăn, và một lần nữa trong năm nay sẽ đạt được kết quả tuyệt vời", - ông nói. Tuy nhiên, theo Karl Sevelda, nói chung thiệt hại RBI trong năm 2014 sẽ khoảng 500 triệu euro, nhưng trước hết không phải vì cuộc khủng hoảng ở Ucraina.

Trước đó, ông nói rằng niềm tin của khách hàng Nga đối với ngân hàng vẫn duy trì ở mức trước đây. Kể cả các biện pháp trừng phạt "gián tiếp" khi các nhà đầu tư từ chối tham gia giao dịch, lo ngại bị chế tài trong tương lai, cũng không đụng chạm đến tổ chức.

"Ngay khi xuất hiện cơ hội ngăn chặn các biện pháp trừng phạt, cần tận dụng cơ hội này. Chúng tôi biết rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại không chỉ cho Nga, mà còn đặc biệt đối với Liên minh châu Âu", - người đứng đầu Raiffeisenbank nói.

Nhắc lại rằng các nước phương Tây từ tháng Ba năm 2014 đã nhiều lần áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga. Những biện pháp này đã ảnh hưởng đến một số chính khách, doanh nhân, một số công ty và các lĩnh vực - bao gồm cả ngân hàng và năng lượng. Mới đây thực tế này đã được áp dụng vào tháng Mười hai, khi tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama công bố lệnh phong tỏa kinh tế đối với Krym.

-----


2 nhận xét:

  1. "Hoa Kỳ sẵn sàng chiến đấu với Nga cho đến người châu Âu cuối cùng" - Không sao, chỉ không cần là người Hoa kỳ cuối cùng là đc

    Trả lờiXóa
  2. Các lệnh trừng phạt gây tổn hại không chỉ cho Nga, mà còn đặc biệt đối với Liên minh châu Âu.Chắc chắn các nước châu Âu đều rất cẩn trọng trước những quyết định của mình

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter