Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Điều gì thúc đẩy Trung Quốc đối đầu với Nhật Bản



 Новость на Newsland: Что толкает Китай на противостояние с Японией

Điều gì thúc đẩy Trung Quốc đối đầu với Nhật Bản


Что толкает Китай на противостояние с Японией




Vladimir Kabeev

Nguồn: vesti.ru và newsland.com

Kichbu posted on 14.12.2012





Đây không phải là trường hợp đầu tiên khi các tàu Trung Quốc tiến vào lãnh hải của các đảo tranh chấp:  trong những  tháng gần đây điều này xảy ra nhiều  hơn, và luôn luôn gây ra  phản ứng tiêu cực ở Tokyo. Những trường hợp này đặc biệt thường xuyên xảy  sau  ngày 11 tháng 9 khi chính phủ Nhật Bản   mua  của  các  chủ sở hữu tư nhân  một số các đảo của  quần đảo đang tranh chấp với giá 26 triệu dollars. Lúc bấy giờ  trên toàn Trung Quốc xảy ra một loạt các cuộc biểu tình và bạo loạn chống Nhật Bản , nhiều công ty Nhật  buộc phải đình chỉ hoạt động  các nhà máy của mình, và  phái hơn 1.000 tàu thuyền đánh cá đến chính cá đảo này. Xét thấy rằng ngay cả vào thời điểm đó trên  những hòn đảo không hề xuất hiện các máy bay Trung Quốc,  vụ bê bối xung quanh đảo đã diễn tiến theo một cấp độ mới.


Nhật Bản có tranh chấp lãnh thổ với tất cả các nước láng giềng gần nhất - vì đảo Senkaku với Trung Quốc,  vì Dokdo (quần đảo Liankur) với Hàn Quốc, và vì quần đảo Nam Kuril với Nga. Lý do nằm trong chính sách của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh trong và sau Chiến tranh thế giới thứ II. Vì vậy, tranh cãi với Nhật Bản vì Senkaku,  Trung Quốc viện dẫn Tuyên bố Cairo năm 1943, theo đó Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Trung Quốc bày tỏ quyết tâm của họ "tước đoạt của Nhật Bản tất cả các hòn đảo ở Thái Bình Dương mà nó đã chiếm giữ hoặc chiếm đóng kể từ Chiến tranh thế giới thứ I năm 1914”. Đối với quần đảo Kuril, họ đã bị tước theo Hiệp ước hòa bình San Francisco, theo đó Nhật Bản từ bỏ "tất cả các quyền, cơ sở  pháp lý và tham vọng đối với quần đảo Kuril, và một phần của Sakhalin và các đảo tiếp giáp với nó, mà Nhật Bản có được chủ quyền đối với chúng theo Hiệp ước Portsmouth năm 1905”. Tuy nhiên, cuối cùng  các đại diện của Nhật Bản từ chối công nhận bốn đảo phía nam là quần đảo Kuril, và điều này dẫn đến một vụ bê bối ngoại giao mà nó vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.


Tổng diện tích của các đảo Senkaku không vượt quá 7 km2, đồng thời chúng nằm cách biên giới Trung Quốc 500 km. Giá trị chính của chúng - 200 tỷ m3 khí đốt tự nhiên được tìm thấy trên thềm đảo địa này, đó chỉ là những nguồn dự trữ khảo sát được – sau khi bắt đầu khai thác, chúng có thể còn lớn hơn.  Sự đối đầu của Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra trong nhiều thập kỷ, nhưng trong những tháng gần đây nó bước vào một giai đoạn mới. Tại sao chính  lại bây giờ?


Rõ ràng, một trong những nguyên nhân chính của việc những con tàu của Trung Quốc thường xuyên đến thăm là sự thay đổi quyền lực ở Bắc Kinh: sau đại hội XVIII của đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành tổng bí thư. Trong báo cáo đảng của mình  nhiều lần ông nói về "thời kỳ phục hưng của dân tộc Trung Quốc", mà nhiều lần nó nhắm vào những người Trung Quốc có tâm lý yêu nước và xem việc Nhật Bản quốc hữu hóa Senkaku như là sự xúc phạm cá nhân. Tập Cận Bình nổi tiếng với mối quan hệ của mình trong giới lãnh đạo quân sự, mà họ hiện đang giữ lập trường cứng rắn về các tranh chấp lãnh thổ. Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang phát triển nhanh chóng trong thập kỷ qua: vào cuối tháng Mười một,  lần đầu tiên một máy bay quân sự hạ cánh xuống  tàu sân bay của  Trung Quốc.  Điều này, dĩ nhiên, phù hợp với luận điểm biến Trung Quốc thành “cường quốc biển vĩ đại” được nêu lên tại đại hội.


Đáng lưu ý là một trong bảy ủy viên Bộ chính trị Trương Đức Giang là một chuyên gia về Bắc Triều Tiên, và thậm chí đã trải qua hai năm ở Bình Nhưỡng, nghiên cứu kinh tế. Điều thú vị là ngày hôm qua Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã thành công từ nỗ lực thứ hai  phóng vệ tinh lên quỹ đạo , cho thế giới thấy khả năng của các tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên. Một số các chuyên gia cho rằng Trung Quốc vẫn là một đồng minh quan trọng của chế độ Bắc Triều Tiên, mặc dù chính thức lên án các hành động của CHDCND Triều Tiên,  và những thành công gần đây của đất nước này  trong vũ trụ liên quan chặt chẽ với hợp tác quân sự-kỹ thuật Trung Quốc-Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.


Hiện không có các bằng chứng trực tiếp, tuy nhiên, nếu lập luận rằng việc hạ cánh của máy bay xuống tàu sân bay, tên lửa của Bắc Triều Tiên và tình hình xung quanh các đảo tranh chấp – đó là những mắt xích của một chuỗi, thì trở nên thấy rõ ràng rằng tình hình trong khu vực đang thay đổi. Trung Quốc, vào năm 2020 có thể vượt Hoa Kỳ về kinh tế, đang tiếp tục tăng cường tiềm lực quân sự của mình trong khu vực, trước hết, ở trên biển, và chính xác không thể gọi đây là một tin tốt lành cho các nước láng giềng.



Đọc thêm:


----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter