Minh họa: Аnton Noskov
Quyền truy cập Internet
Право на Сеть
Nguồn: tasstelecom.ru
Kichbu posted on 02.12.2012
Đa số người sử dụng Internet
cho rằng truy cập mạng phải là quyền cơ bản của con người, và đấu tranh vì tự
do của "mạng toàn thế giới".
Đa số người sử dụng Internet trên toàn
thế giới (83%) đồng ý rằng truy cập Internet phải là một trong các quyền cơ bản
của con người. Những kết quả nghiên cứu của tổ chức quốc tế ISOC (Internet Society)
với sự tham gia của hơn 10 nghìn người từ 20 quốc gia chứng minh về điều này.
Đồng thời 89% cho rằng truy cập Internet
cho phép tự do thể hiện những suy nghĩ của mình, và 86% ủng hộ việc đảm bảo tự
do ngôn luận trên mạng. 60% số người được hỏi nói rằng truy cập Internet tăng
nhận thức công dân và chính trị ở các quốc gia của họ lên rất nhiều.
Thực
tế, đa số người sử dụng Internet trên thế giới (98%) cho rằng để tiếp cận với
kiến thức và giáo dục, Internet vô cùng quan trọng. Đối với 80% số người được
hỏi, Internet đóng một vai trò quan
trọng trong cuộc sống cá nhân của họ và cũng như trong sinh hoạt xã hội. 75% số
người được hỏi nói chắc chắn rằng truy cập vào mạng toàn cầu cho phép họ tìm
thấy bất kỳ thông tin nào họ quan tâm.
Vấn đề kiểm duyệt
Internet cũng được đặt ra khá gay gắt: 30% người sử dụng mạng tin rằng tồn tại
sự kiểm duyệt trên Internet, đồng thời hai phần ba số người được hỏi cho rằng
các quốc gia cần ủng hộ việc bãi bỏ kiểm duyệt trên Internet. Trong khi đó sự tham
gia tích cực hơn của nhà nước trong việc quản lý Internet sẽ không mang lại lợi
ích cho "thế giới mạng", hơn 70% số người được hỏi cho hay. Đồng thời
hai phần ba số người sử dụng cho rằng sự gia tăng kiểm soát sẽ hạn chế sự phát
triển của Internet và ảnh hưởng tiêu cực đến các quá trình đổi mới.
Nghiên cứu cũng
chỉ ra cả những ý kiến tương đối bất ngờ của công dân về lợi ích của internet. Khoảng
hai phần ba số người tham gia phỏng vấn cho rằng internet có khả năng làm giảm
tỷ lệ tử vong ở trẻ em, cải thiện sức khỏe bà mẹ, giúp đỡ trong cuộc chiến
chống đói nghèo, và ngăn chặn nạn buôn người. Trong khi đó 81% số người được
hỏi cho rằng mạng lưới toàn cầu giúp phát triển quan hệ kinh tế và thương mại, cải
thiện chất lượng giáo dục (80%), và cải
thiện việc ứng phó với thiên tai (77%).
Liên Hiệp Quốc hơn
một năm trước đã công nhận truy cập internet là một trong những quyền không thể
tước đoạt của con người. Như vậy, từ tháng Sáu năm 2011, việc ngắt mạng toàn
cầu đối với các khu vực cụ thể là vi phạm các quyền của công dân. Khi Syria bị mất
internet do xung đột quân sự, LHQ đã phê chuẩn nghị quyết liên quan vào ngày 03 tháng Sáu. Theo văn bản được phê
chuẩn bởi LHQ, việc phổ biến thông tin
trên mạng cần được tự do tối đa, chỉ hạn chế những tình huống khi nó có thể dẫn
đến sự vi phạm những quyền của ai đó.
"Đồng thời, mỗi
quốc gia có quyền xác định các tiêu chuẩn quản lý mạng phù hợp theo quy định của pháp luật và bảo vệ
lợi ích của mình", - giám đốc Trung tâm điều phối tên miền quốc gia Andrey
Kolesnikov nhấn mạnh.
Các nhà chức trách
Nga nhiều lần tuyên bố từ bỏ bất kỳ sự kiểm duyệt nào trên mạng RuNet. Quan
điểm trước đây của bộ trưởng thông tin truyền thông Igor Shchegolev và đương
kim bộ trưởng Nikiforov Nikolai là như vậy. Trong tháng Mười một, tại kênh
truyền hình "Nước Nga 24", trợ lý giám đốc Shchegolev nói rằng không
ai có thể vi phạm tự do Internet ở Nga. "Internet an toàn nhất tại quốc gia
là nơi mà ở đó không có internet. Nhưng đó không phải là cách của chúng ta",
- ông nói. Đồng thời, ông nhấn mạnh sự cần thiết xây dựng những quy tắc trò
chơi thống nhất ở cấp quốc tế.
Ý tưởng này mới
đây thủ tướng Dmitry Medvedev cũng nêu lên, và kêu gọi cộng đồng quốc tế soạn
thảo các quy tắc để điều tiết internet. "Rõ ràng, hiện tồn tại một loạt vấn đề cần được giải
quyết", - ông nói. "Việc này được thực hiện sớm bao nhiêu, tốt bấy
nhiêu; về đề tài này cần có những quy tắc quốc tế nào đó", - ông nói.
Đọc thêm:
- Internet
VN: Từ “đường mòn” ra tới “xa lộ” (LĐ). – Quản
lý Internet để khuyến khích phát triển thay vì ‘cởi trói’ (VNE).
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét