Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Dân nhập cư và sức mạnh của Hoa Kỳ


  Новость на Newsland: ИноСМИ: иммиграция и мощь США




Иммиграция и мощь США




Joseph Nye
Nguồn: inosmi.ru  newsland.com
Kichbu posted on 16.12.2012


Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - dân tộc của những người nhập cư. Ngoại trừ một số ít người Mỹ bản địa, phần còn lại của dân số sinh ra từ những nơi khác. Tổng thống Franklin Roosevelt có lần  từng nói với Những đứa con gái của cuộc cách mạng Mỹ - nhóm những người tự hào rằng  tổ tiên của họ đã đến những mảnh đất này trước nững người còn lại - với câu nổi tiếng:  "đồng bào -  những người di cư".

Trong những năm gần đây, tuy nhiên, chính sách của Hoa Kỳ đã có xu hướng mạnh mẽ chống người nhập cư, vấn đề này cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh nhằm đề cử ứng cử viên vào chức tổng thống từ đảng Cộng hòa trong năm 2012. Nhưng việc tái đắc cử của Barack Obama đã chứng minh sức mạnh lá phiếu của những cử tri  Mỹ Latin, những người đã bác bỏ ứng cử viên của đảng Cộng hòa Mitt Romney trong tương quan 3-1, cũng như những người Mỹ gốc Á đã thực hiện điều đó.

Kết quả là, nhiều chính trị gia nổi tiếng - đảng viên đảng  Cộng hòa hiện  đang kêu gọi đảng của minh xem xét chính sách chống nhập cư, và các kế hoạch liên quan cải cách nhập cư sẽ được thảo luận vào đầu nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Obama. Cải cách thành công sẽ là một bước đi quan trọng để khắc phục sự suy yếu sức mạnh của Mỹ.

Những lo ngại về tác động của người nhập cư đến các giá trị quốc gia và đến ý thức thống nhất của dân tộc Mỹ - đó không phải là điều gì mới. Phong trào «Know Nothing» («Tôi không biết gì cả") vào thế kỷ XIX  được xây dựng trên cơ sở thù ghét dân nhập cư, một phần là người Ireland. Chỉ những người Trung Quốc có được ngoại lệ từ năm 1882, và sau khi thông qua Đạo luật di trú năm 1924, tốc độ di trú bắt đầu chậm lại trong bốn thập kỷ tới.

Trong thế kỷ XX, ở Hoa Kỳ một tỷ lệ lớn nhất những công dân sinh ra ngoài lãnh thổ đất nước đã được đăng ký, 14,7% vào năm 1910. Một trăm năm sau, theo điều tra dân số năm 2010, 13% dân số Mỹ là người nước ngoài. Nhưng thậm chí mặc dù Mỹ - dân tộc của những người nhập cư, người Mỹ ngày càng có thái độ bi quan đối với những người nhập cư hơn là thiện chí. Theo các cuộc thăm dò dư luận xã hội khác nhau, càng ngày càng có ít người Mỹ có thái độ với những người nhập cư một cách thịnh tình. Suy thoái  làm trầm trọng thêm những quan điểm này: vào năm 2009, một nửa dân số của Hoa Kỳ ủng hộ việc giảm dòng người nhập cư, so với 39%  vào năm 2008. Cũng như số lượng người nhập cư và nguồn gốc của họ đã gây ra mối lo ngại về tác động của việc nhập cư đối với nền văn hóa Mỹ. Các nhà nhân khẩu học dự báo rằng vào năm 2050 ở trong nước dân cư da trắng không sử dụng tiếng Tây Ban Nha sẽ là đa số không lớn. Những người xuất thân từ Mỹ Latin chiếm 25% dân số, còn người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Á - 14% và 8% tương ứng.

Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông đại chúng và các lực lượng thị trường tạo ra những động lực mạnh mẽ để học tiếng Anh và đồng hóa trong một mức độ nào đó. Các phương tiện truyền thông hiện đại giúp người mới nhập cư tìm hiểu về đất nước mới của họ nhiều hơn trước đây, khác với những người nhập cư một thế kỷ trước. Trong thực tế, hầu hết các bằng chứng cho thấy điều rằng những người nhập cư sau này đồng hóa ít nhất cũng nhanh chóng hơn những người tiền nhiệm của họ.

Mặc dù tốc độ nhập cư nhanh chóng có thể gây ra các vấn đề xã hội,  trong viễn cảnh dài hạn dân nhập tăng cường sức mạnh của Hoa Kỳ. Người ta cho rằng, ít nhất, 83 quốc gia và vùng lãnh thổ tại thời điểm hiện nay có tỷ lệ sinh đẻ thấp hơn mức cần thiết để duy trì dân số thường xuyên. Đồng thời, đa số các nước phát triển sẽ thấy thiếu hụt nguồn nhân lực trong thế kỷ này, Hoa Kỳ - một trong số ít quốc gia có thể tránh suy giảm nhân khẩu học và giữ được tỷ lệ của mình trong dân số thế giới của thế giới.

Chẳng hạn, để duy trì dân số hiện nay, Nhật Bản sẽ phải tiếp nhận 350 nghìn người nhập cư mỗi năm trong vòng 50 năm sắp tới, đó là điều  khá khó khăn đối với nền văn hóa, mà nó luôn luôn thù địch với người nhập cư. Đồng thời, Cục điều tra dân số dự báo rằng dân số Hoa Kỳ sẽ tăng 49% trong bốn thập kỷ tới.

Hôm nay Hoa Kỳ là quốc gia đông dân nhất thứ ba trên thế giới, sau 50 năm, nó vẫn còn có thể sẽ chiếm vị trí thứ ba (sau Trung Quốc và Ấn Độ). Điều này cực kỳ quan trọng đối với sức mạnh kinh tế: trong khi hầu như tất cả các nước phát triển phải đối mặt với một gánh nặng cấp dưỡng cho thế hệ già đang tăng lên, dân nhập cư sẽ giúp làm giảm bớt vấn đề này ở Hoa Kỳ.

Ngoài ra, mặc dù các nghiên cứu cho thấy rằng những lợi ích ngắn hạn từ người nhập cư là tương đối nhỏ, và những lao động phổ thông bị cạnh tranh, những người nhập cư có tay nghề cao có thể trở nên quan trọng đối với những khu vực nhất định - và cho tăng trưởng dài hạn. Tồn tại mối quan hệ qua lại mạnh mẽ giữa số lượng thị thực cấp cho những người nộp đơn có trình độ chuyên môn cao và những đơn xin bằng sáng chế nộp tại Hoa Kỳ. Vào đầu thế kỷ này, các kỹ sư gốc Trung Quốc và  Ấn Độ lãnh đạo một phần tư các dự án công nghệ ở thung lũng Silicon, sản phẩm bán ra của họ là 17,8 tỷ USD, và năm 2005, những người nhập cư đã giúp khởi động một phần tư  tất cả các dự án công nghệ mới của Hoa Kỳ trong thập kỷ qua. Người nhập cư hay con cái của những người nhập cư thành lập khoảng 40% các công ty lọt và danh sách Fortune 500 của tạp chí «Fortune» trong năm 2010.

Những lợi ích của việc nhập cư ngay cả đối với chính sách "quyền lực mềm" của Mỹ cũng không kém phần qua trọng. Thực tế là mọi người muốn đến Hoa Kỳ, tăng sức hấp dẫn của họ, và  khả năng di động đang tăng lên của những người nhập cư thu hút mọi người từ các nước khác. Hoa Kỳ - là một nam châm, và nhiều người có thể xem mình là người Mỹ, một phần vì nhiều người Mỹ thành công giống như họ. Ngoài ra, mối quan hệ giữa người nhập cư và gia đình và bạn bè của họ ở quê hương giúp phổ biến thông tin chính xác và tích cực về Hoa Kỳ.

Hơn nữa, bở vì sự hiện diện của những nền văn hóa khác nhau tạo ra các liên kết với các nước khác, điều này giúp người Mỹ mở rộng quan hệ và các cách nhìn về thế giới trong thời đại toàn cầu hóa. Thay vì làm suy yếu quyền lực "cứng", và cũng như "mềm", dân nhập cư tăng cường chúng.

Cựu nhà lãnh đạo của Singapore, Lee Kuan Yew, chuyên gia sắc sảo về tình hình ở Mỹ cũng như ở Trung Quốc, khẳng định rằng Trung Quốc sẽ không vượt qua Mỹ như cường quốc hàng đầu của thế kỷ XXI chính bởi vì Hoa Kỳ thu hút những người xuất sắc và thông minh nhất từ khắp nơi trên thế giới và cuốn hút họ vào nền văn hóa sáng tạo đa dạng của mình. Phần lớn dân  Trung Quốc cho phép thuê công nhân trong nước, nhưng, theo ý kiến của Lee, văn hóa định hướng của Trung Quốc ít sáng tạo hơn so với nền văn hóa của Hoa Kỳ.

Người Mỹ cần nghiêm túc xem xét ý kiến ​​này. Nếu Obama thông qua cải cách nhập cư thành công trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, ông sẽ thực hiện một bước tiến lớn hướng tới việc thực hiện lời hứa của mình trong việc duy trì sức mạnh của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

 Франклин Рузвельт

Joseph Nye - cựu thứ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, chủ tịch Hội đồng tình báo quốc gia Hoa Kỳ, giáo sư đại học Haward. Một trong những tác phẩm gần đây của ông - "Tương lai của quyền lực" (The Future of Power).



1 nhận xét:

  1. 1- Có nước Mỹ, có người Mỹ, nhưng không có dân tộc Mỹ, vì là một đát nước của những người di cư
    2- Quá nó sẽ không còn là nó. Bọn đầu trộm đuôi cướp nghe nước Mỹ giầu có lao vào ở đông nghẹt thì nước Mỹ thành ra nước gì.
    3- Ông Obama ơi, ông đọc bài viết của cha Trì Hạo Điền chưa? Tàu nó chủ trương tiêu diệt nước Mỹ để làm chủ thế giới đấy
    4- Cho quá nhiều người Tàu vào ở là cái họa cho Mỹ, là một Bô xít như Việt Nam

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter