СССР: перед нами один из величайших опытов мировой истории
Igor Froyanov
Nguồn: ruskline.ru và newsland.com
Kichbu posted on 29.12.2012
Ngày 30 tháng Mười hai tròn 90 năm kể từ ngày thành lập Liên Xô - Liêng bang CHXHCN Xô Viết.
Vào ngày này năm 1922, đại hội Xô Viết toàn Liên bang
thứ I đã phê chuẩn Tuyên bố và Hiệp ước thành lập Liên bang Xô Viết. Tham gia
vào Liên bang có Nga (CHXHCN Xô Viết Liên bang Nga), Ucraina (CHCHCN Xô Viết
Ucraina), Belorusia (CHXHCN Xô Viết Belorussia),
Liên bang Ngoại Kavkaz (CHXHCN Liên bang Ngoại Kavkaz), bao gồm Gruzia, Armenia và
Azerbajan. Sau này, Liên Xô được bổ sung những nước cộng hòa khác.
Về ý nghĩa thành lập Liên Xô, nhà sử học nổi tiếng,
tiến sĩ sử học, giáo sư Igor Yakovlevich Froyanov trả lời phỏng vấn "Đường
lối nhân dân Nga".
Tại sao chúng ta
thường quay trở lại việc thành lập Liên Xô, trở lại với lịch sử của nó? Đã
không ít thời gian trôi qua kể từ thời điểm nó sụp đổ vào năm 1991; Liên Xô
không còn nữa, nó trở thành nạn nhân của sự phản bội nhà nước và phản bội của
giới chóp bu đảng đứng đầu là Gorbachev, còn chúng ta luôn luôn quay lại thời
kỳ thành lập của nó và cố gắng lần nữa nhận thức sự kiện này. Sự chú ý như vậy
không phải ngẫu nhiên, nó liên quan đến vấn đề rằng trước mắt chúng ta là một
trong những thí nghiệm vĩ đại nhất của lịch sử thế giới. Sự hình thành, phát
triển và tồn tại của Liên Xô - đó không phải là sự nghiệp cá biệt của quá khứ
dân tộc của chúng ta. Hiện thực thành lập Liên Xô là hiện tượng tầm thế giới.
Từ đó mà nâng cao sự quan tâm đối với hiện tượng này. Không ngẫu nhiên mà ở
nước ngoài có những trung tâm nghiên cứu Liên Xô.
Vấn đề thứ hai mà
nó xuất hiện một cách tự nhiên nằm ở chỗ tại sao chính ở Nga diễn ra một
"thí nghiệm" lịch sử như thế? Tại sao là Nga, chứ không phải một nước
nào đó khác mang lại cho thế giới thí nghiệm như vậy? Tiện thể, thí nghiệm mà
nó về mặt lịch sử không bao giờ cạn kiệt, và chúng ta không biết lịch sử
thế giới sẽ phát triển tiếp theo như thế
nào. Tôi không loại trừ những khả năng quay trở lại những liên hiệp kiểu Liên
Xô ở các khu vực khác trên thế giới. Đối với chúng ta, thì chúng ta đã được
chuẩn bị cho điều này về mặt lịch sử và thậm chí có tố chất. Quốc gia Nga của
chúng ta thoạt đầu hình thành trên cơ sở đa sắc tộc. Hãy lấy truyền thuyết về
thiên bẩm của người Varyag mà nhiều nhà sử học, trong đó cả những nhà sử học
đương đại, đã gắn kết nó với khởi thủy của quốc gia Nga. Trong truyền thuyết
này định hình không chỉ các bộ tộc Slavian, mà còn Phần Lan- Yugra. Hội tập
trên veche (вече - đại hội thị dân ở nước
Nga cổ) liên bộ tộc, người Slavian Nga (Sloven, Krivichi) và Phần Lan
(Merya, Ves) đã thông qua quyết định mời thủ lĩnh bên khác vào hội công tước và
ra những lời mời tương tự với người Varyag-Scandinavia.
Tôi không muốn nói
rằng truyền thuyết này như tấm gương phản chiếu những sự kiện lịch sử thời bấy
giờ. Đứng hơn đây là nguyên tắc chung xây dựng quốc gia, được phản ánh trong
truyền thuyết. Và về bình diện này truyền thuyết đã mô tả hiện thực, nhưng
không phải trên bình diện của sự kiện, mà ở cấp độ hiện tượng - trong trường
hợp này của thượng tầng chính trị đa dân tộc, nếu có thể cho phép diễn đạt như
thế. Tình hình như vậy xảy ra ở phía tây-bắc. Ở phía nam, ở vùng trung
Podnheprovia với trung tâm ở Kiev,
chúng ta quan sát thấy bức tranh giống nhau. Ở đó quốc gia của chúng ta cũng
không thuần chủng Slavian. Tham gia tích cực xây dựng quốc gia phía nam có cả những bộ tộc du mục kovu, tork, berend không phải là người Slavian và mang tên chung
"Klobuk đen". Những người "Klobuk đen" này là những người
tham gia hoạt động trong đời sống chính
trị Nam Rus, cùng với những người Rusichi chiến đấu và bảo vệ mảnh đất Nga, đã
tham gia vào thành phần nhóm cầm quyền. Tiếp theo chúng ta thấy trong quá trình
chinh phục phương Bắc các dân tộc phía Bắc đã sáp nhập vào Rus như những người
dân bản xứ tham gia trong thành phần quốc gia Nga trong quá trình thực dân hóa
Povilzdia theo mức độ tiến quân của người Nga, các dân tộc Sibir tiến vào Sibir
"dưới cánh tay cao lớn" của Hoàng đế
Moscow. Kết thúc thể kỷ XIII-XIX là thời gian các dân tộc Kavkaz và
Trung Á tham gia vào thành phần của Nga. Đế quốc Nga đa dân tộc to lớn đã được
hình thành như thế. Quốc gia đa sắc tộc độc nhất trong lịch sử thế giới. Tính
độc đáo của nó nằm ở chỗ, trước hết, ở hai vấn đề: 1) thiếu thuộc địa; 2) sở
hữu không gian địa chính trị thống nhất hữu cơ, cố kết cặt chẽ, đảm bảo an ninh
cho nhân dân Nga và tất cả các dân tộc khác tham gia vào thành phần của Nga.
Đế quốc Nga là nền
tảng lịch sử xây dựng Liên Xô mà nó, đặc biệt, cũng là Đế quốc. Vì thế, về mặt
lịch sử chúng ta đã sẵn sàng và thậm chí bẫm sinh với liên hiệp trong thể thức
Liên Xô. Nhưng thể thức này, là liên minh của Trung tâm với các khu vực dân tộc
ngoại ven, với thử thách của thời gia hóa ra thất bại, hơn thế nữa - tiêu vong.
Điều gì xảy ra khi thành lập Liên Xô? Xảy ra một sai lầm nguy hiểm hoặc một ý
đồ, mưu đồ độc ác? Bây giờ không thể trả lời câu hỏi này. Nhưng chúng ta biết
rằng Liên Xô được tạo dựng trên nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết. Nguyên tắc
này xuật hiện không ngẫu nhiên. Nó gắn liền với cuộc đấu tranh chống các đế
quốc Châu Âu và các chế độ quân chủ phong kiến. Nhiệm vụ đánh đổ chúng được đặt
ra ngay từ cuối thế kỷ XVIII, đồng thời được đặt ra bởi những lực lượng hoàn
toàn xác định, liên minh trong tổ chức Macon.
Đó là cuộc đấu tranh chống những án thờ và ngai vàng, trước hết chống ngai vàng
chuyên chế Nga, hoặc chế độ quân chủ Nga trị vì Đế quốc vĩ đại mà nó là vật cản
to lớn trên con đường của các nhà kiến tạo một trật tự thế giới mới. Trong bất
kỳ trường hợp nào cũng rõ ràng một điều: dưới các ngai vàng sắp đặt quả bom tư
tưởng tự quyết dân tộc. Trên cơ sở lý thuyết không vững vàng này đã hình thành
Liên Xô như quốc gia đối cực của nước Nga chuyên chế mà nó không tồn tại, nhưng
nhiệm vụ nằm ở chỗ không cho phép có cơ hội quay trở lại trật tự cũ. Tuy vậy
cũng bất giác có ý nghĩ khác nữa: Liên Xô được thành lập thoạt tiên phải chăng
nhằm để phá vỡ, tiêu diệt nước Nga, chúng ta có phải là nhân chứng của điều đó
không? Sử dụng Nga trong tư cách là người khởi xướng, người khởi sự cách mạng
thế giới, và sau đó xé tan đất nước thành những mảnh nhỏ dân tộc, và đồng thời
trút cơn giận chống Nga nghìn đời, - chứ không phải là "những trái tim phản
trắc" đối với "bếp núc thế giới" và những kẻ trực tiếp sáng tạo thảm
họa Nga bằng cách đó…
Một số người bolshevich, nói riêng, Stalin, đã hiểu
mối hiểm nguy của cấu trúc chính trị như Liên Xô. Không phải vô cớ mà việc thảo
luận vấn đề hình thành quốc gia ở nước Nga bolshevich kéo dài đáng kể - từ mùa
hè cho đến tháng Mười hai năm 1922. Quan điểm của Lenin, cuối cùng, đã thắng
thế. Stalin theo một quan điểm khác. Ông đề xuất xây dựng liên bang với việc
cho phép các dân tộc sẽ tham gia vào thành phần CHXHCN Xô Viết Liên bang Nga
một nền tự trị văn hóa rộng lớn.
Cuộc sống cho thấy
rằng đây là quan điểm đúng dắn hơn. Nhưng vì những nguyên nhân khái niệm nó đã
không thể được hiện thực hóa, bởi vì rằng từ Lenin xuất hiện ý tưởng khác. Bởi
vậy, Stalin cũng chẳng còn gì để làm,
ngoài ra, thể hiện mình là người ủng hộ tư tưởng này của Lenin như thế nào.
Nhưng ông đã biết cách dù sao cũng vô hiệu hóa mối nguy hiểm sụp đổ đất nước
một thời gian, và rèn luyện đảng-đoàn bằng kỷ luật sắt và sự thống nhất.
Cho đến khi
"cái hội đoàn" này còn tồn tại, còn giữ được tính vẹn toàn của quốc
gia. Stalin biết rằng tình hình như vậy không thể vô hạn. Bởi vậy sau Chiến
tranh Ái quốc vĩ đại ở ông, có thể đoán theo một số nguyên nhân, đã xuất hiện những ý tưởng mới liên quan tái
tổ chức đất nước và xã hội, nơi người Nga được trả lại vai trò hàng đầu. Tuy
nhiên ông không được phép triển khai và bị loại khỏi vòng quay trần thế.
Bản dịch chưa được biên tập. Các bạn đọc tham khảo.-
Kichbu..:)
cho em copy bài này
Trả lờiXóa