Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Trung Quốc không có ý định sao chép hệ thống chính trị của phương Tây



 

Mao Trạch Đông: "Súng đạn đẻ ra chính quyền". Trung Quốc không có ý định sao chép hệ thống chính trị của phương Tây

Китай не намерен копировать политическую систему Запада


Andrei Devyatov
Nguồn: peremeny.ru


Các nhà kỹ  trị dân chủ bị điều khiển khẳng định  rằng quyền lực đẻ " ý chí của toàn dân” thông qua hình thức bỏ phiếu của “cử tri” trong các cuộc bầu cử.

Hệ thộng tọa độ, nơi quyền lực phân chia thành đại diện (nó là hợp pháp), hành pháp và tư pháp, được đưa vào cơ sở nhận thức của “cử tri”. Và những chữ viết tắt PR & GR là công cụ của công nghệ chính trị của nền dân chủ bị điều khiển. Điều thú vị rằng dịch sang tiếng Nga những chữ cái viết tắt tiếng Anh này và những khái niệm đứng sau chúng không thể chuyển ngữ được. Nếu tất cả dù sao cũng giải thích được trong ý nghĩa của các từ tiếng Nga, thì PR sẽ có nghĩa hoàn toàn không phải là “mối liên hệ với công chúng”, nhưng hình thành công chúng, còn GR – không phải là “mối liên hệ với chính phủ”, nhưng tác động đến nhận thức của các thành viên và bộ máy chính phủ.

Cũng có một quan điểm khác về nguồn gốc của quyền lực. Người “cầm lái tàu vĩ đại" của dân tộc Trung Quốc, Chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hòa Xô viết Trung Hoa (1931), lãnh tụ của ĐCSTQ và là người sáng lập của chính phủ Trung Quốc hiện nay  Mao Trạch Đông đưa ra công thức rõ ràng hơn cả. Ông đã công khai nói với thế giới: "Súng đạn đẻ ra chính quyền”.

Các thế hệ lớn tuổi người Nga còn nhớ rằng trong Tổ quốc “được bảo vệ bởi Thượng đế” của chúng ta dưới chính quyền Xô Viết và các Sa hoàng của Giáo Hội Chính Thống quyền lực được chia thành quân sự, thế tục và tinh thần, và các nhà hoạt động như Peter  Đại đế và Joseph Stalin tại đỉnh cao của cường quốc vĩ đại đã tập trung  quyền lực quân sự, thế tục và sức mạnh tinh thần trong một con người.

Chúng ta quay trở lại với Trung Quốc. Tại hội nghị trung ương tháng Chín năm 2004 của Ủy ban Trung ương đảng CS Trung Quốc lần thứ 16. Lãnh tụ của thế hệ thứ ba của ban lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân đã chuyển giao quyền của cường quốc cho nhà lãnh đạo của thế hệ thứ tư, Hồ Cẩm Đào. Các nhà chính trị học của nền dân chủ bắt đầu bình luận  sự kiện này theo các tọa độ  nhận thức của chủ nghĩa tự do và và nói một cách lãnh đạm đối với các sự kiện này ở Trung Quốc rằng ở Trung Quốc có "nhóm các nhà cải cách và những nhà kinh tế thị trường" tiến bộ cuối cùng đã đánh bại những người già nua theo đuổi kế hoạch hóa và tổ hợp công nghiệp quốc phòng. Đồng thời các nhà chính trị học dân chủ cần mẫn phân tích huyền thoại che đậy cho thế giới thấy bằng tiếng Anh và thổi phồng một “Ủy ban quân sự trung ương” nào đó của CHND Trung Hoa. Người có đôi mắt nhìn xa và trong rộng rằng việc chuyển giao quyền lực quân sự ở Trung Quốc diễn ra không ở trong nhà nước, mà ở trong đảng, bởi chính vấn đề đã diễn ra tại hội nghị của Ủy ban trung ương ĐCS TQ. Chính đảng đã đặt lên Hồ Cẩm Đào gánh  quyền lực quân sự và hoàn toàn không phải trên cương vị Tổng tư lệnh tối cao, mà trên cương vị Chủ tịch Hội đồng quân ủy trung ương của Ủy ban trung ương đảng CS Trung Quốc, mà Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và  Giang Trạch Dân trước đây đã từng giữ.

Phải nhắc lại rằng sự trở lại quyền lực của Đặng Tiểu Bình ở CHND Trung Hoa sau cái chết của Mao Trạch Đông vào năm 1976 xảy ra thông qua việc Đặng giữ chức tổng tham mưu trưởng Quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa. Khởi đầu của cải cách và mở cửa của Trung Quốc,  vào năm 1979 được đánh dấu hoàn toàn không phải sự thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn, như các nhà chính trị học dân chủ  lặp đi lặp lại, mà bằng "phản công tự vệ" vào Việt Nam. Và việc chuyển giao danh nghiã trong đảng và nhà nước từ  Đặng Tiểu Bình đến Giang Trạch Dân vào năm 1989  diễn ra chính xác sau khi Chủ tịch Hội đồng quân sự trung ương của ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình bằng sức mạng quân sự đã đàn áp “các cuộc bạo loạn phản cách mạng" trên quảng trường Thiên An Môn, ở các những khu vực khác của thủ đô và ở một loạt các địa điểm ngoại vi liên kết với "cuộc phiến loạn thủ đô”.

Đáng lưu ý rằng việc chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc cho thế hệ thứ tư của các nhà lãnh đạo (từ Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào) diễn ra theo trật tự như sau: đầu tiên chuyên giao quyền lực tinh thần – chức Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau đó, một năm sau, chuyển giao quyền lực thế tục – chức Chủ tịch nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, và, cuối cùng,  quyền lực quân sự - Chủ tịch Hội đồng quân sự của Trung ương ĐCSTQ (chức vụ này, để che giấu với bên ngoài, gọi là Ủy ban quân sự trung ương của ĐCSTQ). Đồng thời quyền lực quân sự được chuyển giao với sự ngắt quảng hai năm về thời gian, và điều này thực hiện để tránh cuộc đấu tranh chính trị nội bộ và sự cám dỗ của các nhà lãnh đạo thế hệ mới thay đổi đường lối và chủ trương của dự án Trung Quốc. Và dự án Trung Quốc định hướng đến 60 năm. Bắt đầu vào năm 1959 và sẽ kết thúc bằng cuộc khải hoàn vào năm 2019. Đến năm 2019 Trung Quốc về sức mạnh tổng hợp sẽ có vị thế của “cường quốc toàn cầu loại một” và trở thành thủ lĩnh tuyệt đối của thế giới.

Những người muốn tìm hiểu công việc nội bộ của Trung Quốc cần nghiên cứu kỹ lưỡng Điều lệ của ĐCSTQ. Chính trong văn bản này ngay tại đại hội 16 của ĐCSTQ vào năm 2002 đã viết rằng đến năm 1979 lịch sử của Trung Quốc là thời kỳ của Mao Trạch Đông. Từ 1979 đến 1989 - thời kỳ của Đặng Tiểu Bình. Tuy nhiên, từ năm 1989 - giai đoạn của Giang Trạch Dân. Vào năm 2012, đại hội 18 của ĐCSTQ đã bổ sung vào Điều lệ của khái niệm phát triển khoa học của Hồ Cẩm Đào.

Ở Trung Quốc, các hoàng đế lỗi lạc được giữ tên mình sau khi qua đời. Trong “triều đại đỏ” Mao Trạch Đông  vẫn được gọi “Chủ tịch Mao Trạch Đông”. Sau Mao, còn hai người: Hoa Quốc Phong và Hồ Diệu Bang mang tước vị Chủ tịch khi còn sống, tuy vậy, hai nhà hoạt động này không xứng với danh gọi nào sau khi qua đời. Đặng Tiểu Bình xứng  với danh hiệu sau khi mất “Đồng chí”. Chắc chắn cả Giang Trạch Dân sẽ nhận được danh xưng sau khi chết, và thời kỳ của ông trong lịch sử  theo nhiều dấu hiệu kéo dài đến sau năm 2012.

Tại đại hội lần thứ 18 của ĐCSTQ vào năm 2012 Giang Trạch Dân đã đảm bảo chuyển giao tất cả quyền lực: tinh thần, quân sự và thế tục, và ngay lập tức cho nhà lãnh đạo thế hệ thứ năm của CHND Trung Hoa Tập Cận Bình.

Chính các nhà lãnh đạo thế hệ thứ năm  phải gánh trách nhiệm vượt qua khủ hoảng, thay đổi mô hình phát triển từ mô hình lâm thời “thị trường xã hội chủ nghĩa” sang mô hình truyền thống “chủ nghĩa xã hội nhà nước” (của tâm lý phương Đông và phương thức sản xuất châu Á), và quan trọng nhất, thống nhất Tổ quốc: sự trở lại của các nhà dân tộc chủ nghĩa ở Đài Loan cùng nòi giống vào trong lòng (lono) của “quốc gia xã hội chủ nghĩa hài hòa hùng cường”. Với những nhiệm vụ thư thế, các nhà lãnh đạo thế hệ thứ năm của “triều đình đỏ” phải hoàn thành không muộn hơn năm 2019.

Các nhà chính trị học dân chủ đã nghe trong các bài phát biểu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc những lời ru ngủ họ rằng Trung Quốc "đang ngủ và nhìn thấy” sự gia nhập vào kỷ nguyên của chủ nghĩa tự do và dân chủ, nhưng truyền thống Trung Quốc - nó chỉ là một tấm bình phong. ĐCSTQ cũng tuyên bố một cách dứt khoát rằng "Trung Quốc không có ý định sao chép hệ thống chính trị của phương Tây”. Chính sự độc lập khái niệm và khả năng miễn dịch văn hóa của người Trung Hoa làm  cơ sở của sức mạnh tổng hợp của CHND Trung Hoa. Trong sự độc lập khái niệm và miễn dịch văn hóa Trung Quốc là sự đảm bảo của chiến thắng của Trung Quốc. Còn nếu lập luận khác, tức là quên kiến thức ngụy trang chiến lược tối thiểu và nhiễu thông tin chiến lược.


Bản dịch chưa được biên tập. Các bạn đọc tham khảo. Kichbu

---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter