GS Nguyễn Đăng Hưng
Nguồn: boxitvn.blogspot.co.uk
Kichbu
posted on 23.12.2012
Bài
giảng về Biển Đông của Đại tá Trần Đăng Thanh dành cho lãnh đạo các trường Đại
học Hà Nội đăng trên trang
BASAM ngày 19/12/2012 vừa qua đã tạo ra một luồng dư luận cực kỳ sôi nổi
nhưng rất không bình thường trong dân cư mạng Việt Nam.
Thiếu tướng
Nguyễn Thanh Tuấn chụp ảnh lưu niệm cùng bà con kiều bào tại Hội nghị
Phần
đông dư luận xoay quanh bài nói chuyện này là phản bác, chê bai, thậm chí mạt
sát. Trên “Cơ quan ngôn luận của thông tấn xã vỉa hè” này đã có đến gần
500 lời bình, đại đa số là phản bác, chê trách đôi khi rất thậm tệ.
Trên
blog của nhà văn Nguyễn Quang Lập có tới bốn bài phản biện, xuất bản liên tục
mà chỉ đọc tựa đề thôi đã thấy mức độ chê trách phản đối lên cao như thế nào.
Chính chủ nhân blog viết: “Khổ thân Tổ quốc
XHCN”; Minh Diện viết: “
Nếu có ai làm nhục đảng, làm mất niềm tin vào đảng, thì đó chính là Đại tá,
PGS-TS, nhà giáo “u tối” Trần Đăng Thanh”; Đoan Trang viết: “Bỗng
dưng muốn khóc, Quỹ nghiên cứu Biển Đông ơi!”. Còn ông Hà Văn Thịnh, người
đầu tiên có phản
ứng trên Bauxite VN thì thẳng thừng: “Dốt
nát như thế, giảng bài không xấu hổ sao?”. Tôi xin dừng lại ở đây vì kể
thêm cũng chẳng ích lợi gì.
Trong
bài bình luận ngắn này, tôi sẽ không trở lại nội dung những tranh luận có tính
chính trị mà bài nói chuyện “động trời” này đã gây ra. Với tư cách một nhà giáo
đại học, tôi xin độc giả lưu ý ở đây một vài điểm trên khía cạnh học thuật.
Thuyết
trình viên là một vị Phó giáo sư - Tiến sỹ, một nhà giáo ưu tú, một chuyên gia
thuộc Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng, một chuyên viên của ban lãnh đạo của
Đảng ủy khối đại học và cao đẳng. Buổi nói chuyện lại được tổ chức cho lãnh đạo
các trường đại học, cao đẳng Hà Nội. Đặc biệt ta có thể chú ý đến việc thuyết
trình viên nhắc nhở nhấn mạnh đến sự hiện diện của các “Trưởng phòng công
tác chính trị, quản lý sinh viên, các đồng chí Bí thư Đoàn thanh niên và Chủ
tịch Hội sinh viên trong toàn khối”.
Thuyết
trình viên tự giới thiệu mình là nhà tuyên giáo lão luyện, đã “ giảng bài
tới bốn Hội nghị phật giáo Đại Cửu viện”, đã là thầy của các thầy “đội
ngũ trí tuệ nhất của đất nước… Hiệu trưởng, Hiệu phó rồi các Bí thư Đảng ủy,
các Trưởng phòng sinh viên”.
Không
thể nghi ngờ gì nữa, đây là phản ứng chính trị của nhà cầm quyền cao nhất trong
giai đoạn hiện nay, giai đoạn mà sự hung hăng ngang ngược, bất chấp luật quốc
tế của Trung Quốc tại Biển Đông Nam Á đã gây phẫn nộ dữ dội trên mọi tầng lớp
nhân dân Việt Nam – từ nhân sỹ trí thức lan qua nông dân bị chiếm đất phá nhà,
dần dần thâm nhập vào giới sinh viên học sinh. Hành động côn đồ của Trung Quốc
đã đặt đảng cộng sản Việt Nam
trước một tình huống chính trị rất hiểm nghèo vì những chọn lựa chính trị của
đảng từ ngày phó hội Thành Đô với lãnh đạo Trung Quốc.
Như
vậy Đại tá Trần Đăng Thanh đã nhận lãnh nhiệm vụ xung kích cao cấp trong mặt
trận “đấu tranh trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng”, nhằm bẻ gãy những “luận
điệu xuyên tạc kích động” của “thế lực thù địch” mưu toan khơi động
“diễn tiến hòa bình”.
Thế
thì về phương diện học thuật, nhân vật này đã thể hiện thế nào khi phải cáng
đáng một nhiệm vụ hệ trọng trong một tình huống nhạy cảm như vậy?
Trước
hết và điều rất rõ là tác giả không có kỹ năng sắp xếp cho mạch lạc khúc
chiết bài giảng của mình. Nó quá dài, lộn xộn, không hấp dẫn, thiếu những thông
tin cụ thể, khó gây chú ý cho người nghe. Bài nói chuyện lòng thòng, đơn điệu,
không có một nét châm biếm hay pha trò rất cần thiết đối với một diễn giả đẳng
cấp, một cán bộ tuyên truyền cần rao giảng quan điểm chính trị khô khan khó
hiểu của mình.
Và
tôi không ngạc nhiên là có thính giả chịu hết nỗi phải lấy báo ra đọc. Khi thấy
như vậy, thay vì thuyết trình viên uyển chuyển cải tiến cho thích hợp thì lại
lớn tiếng trực tiếp trách móc thẳng thừng người nghe trước mặt đông đủ quan
khách – một thái độ tối kỵ khi phát biểu trước đám đông. Chính thái độ
này nói lên sự coi thường thính giả của diễn giả. Mà cử tọa là đại diện cho trí
tuệ cấp cao của thủ đô Hà Nội, trời ạ!
Điểm
nổi bật thứ hai là bài nói chuyện phần lớn lạc đề. Tôi không hiểu nổi,
chủ đề về Biển Đông mà ông đại tá lại đem Triều Tiên và Iran ra nói làm
gì?! Hiện hai nước này có ăn nhập gì tới Biển Đông Nam Á? Ngay cả vai trò của
Liên bang Nga cũng chỉ là phụ thôi, như bán vũ khí cho Việt Nam (và Trung Quốc) và tiếp tục hợp tác dầu khí
với Việt Nam.
Tại sao ông không nhắc đến những nước nằm trong trục chính của vấn đề như Philippines, Malaysia,
Indonesia,
Ấn Độ? Rõ ràng là diễn giả đã thiếu sót trầm trọng trong hiểu biết tổng quan về
địa chính trị, không đặt đúng vấn đề: Biển Đông trước nhất là biển của Đông Nam
Á. Tại chỗ này ông đại tá tỏ rõ trình độ hiểu biết thời sự còn kém hơn cả một
người dân Việt Nam bình thường chịu khó đọc báo mỗi ngày.
Điểm
nổi bật nữa là ông không nắm trong tay những dữ liệu chính xác, không tra cứu
tài liệu trong thời đại Internet mà cả gan đưa ra những con số, những sự kiện
sai lạc một cách sơ đẳng rất dễ bị đối thủ cho đo ván trên diễn đàn đó là một
cuộc tranh luận. Những chi tiết này đều được các tác giả phản biện đưa ra trong
những bài tôi nhắc đến ở trên.
Ngay
cả những quan điểm chính yếu mà ông muốn thính giả lĩnh hội như ca ngợi hòa
hiếu nhường nhịn ông “anh bạn núi liền núi, sông liền sông, chung một Biển
Đông, chung tình hữu nghị”, ”đã từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng
ta”, thì cùng một lúc lớn tiếng kể tội diệt chủng của Trung Cộng
(sát hại 57,5 triệu dân Tàu), rồi đề cao Tào Tháo với quan điểm lật lọng mà ai
cũng biết: “ Thà ta mang tiếng hại người chứ đừng bao giờ để người hại ta”.
Thử hỏi ông bạn 16 chữ vàng bốn tốt Trung Quốc nghĩ gì về lãnh đạo Việt Nam khi biết rõ
ý nghĩ này? Phản ứng tức thì sẽ là ngược lại với việc ông chờ đợi: họ sẽ khinh
bỉ quan điểm của ông, họ sẽ bảo Việt Nam là bọn đểu cáng, có bản chất
phản trắc, một dạ hai lòng, đáng phải nhận thêm bài học nữa… Mà phản ứng này
thì Hoàn Cầu Thời Báo nói mỗi ngày, nhưng có lẽ ông chưa bao giờ đọc được… Ở
đây, ông đại tá không làm nhiệm vụ tuyên giáo mà ông phản tuyên truyền!
Tương
tự, với Mỹ ông cũng tự mâu thuẩn không kém. Ông lên gân: “Họ chưa bao giờ
tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha” sau
khi đã khẳng định: “ Thế giới ngày nay, tất cả các quốc gia họ đều thuộc một
câu là: không có kẻ thù vĩnh viễn, họ sẵn sàng bắt tay với kẻ thù nhưng đạt
được mục đích quốc gia của họ”. Như vậy, không thích nói ra, nhưng ông đã
vô tình cho thấy là thời thế đã thay đổi, chiến tranh lạnh đã kết thúc với
chiến thắng thuộc về Mỹ. Nay Hoa Kỳ trở lại Châu Á Thái Bình Dương với sự chào
đón của toàn bộ các nước Đông, Nam và Đông Nam Á trong đó có cả Việt Nam vì phù
hợp với quyền lợi Việt Nam trước mắt.
Nhưng
khi vị đại diện tuyên giáo Việt Nam lớn tiếng sau gần 40 năm kết thúc chiến
tranh để tiếp tục lên án Mỹ một cách mạnh mẽ và lộ liễu như vậy, ông đã đi
ngược lại với xu thế chính trị hiện đại, đi ngược lại với chính sách ngoại giao
“là bạn của các nước” của chính phủ Việt Nam. Cho nên đối với Mỹ ông
cũng mắc lỗi phản tuyên truyền!
Có
hai việc ông thành công, nhưng theo hướng ngược! Ông ca ngợi hai nước độc tài
toàn trị đang đứng ngoài lề cộng đồng thế giới văn minh: Đó là Bắc Triều Tiên
đói khổ, hiếu chiến, với quốc sách phong kiến đỏ, cha truyền con nối và Iran
với ý thức hệ giáo điều Hồi Giáo của thời Trung Cổ. Ông đã không ngần ngại bảo
là phải học hỏi Triều Tiên vì như vậy mới có huy chương Olympic!
Việc
thứ hai là ông răn đe không chút tế nhị: “Nếu trường đại học nào còn để sinh
viên tham gia biểu tình bất hợp pháp trước hết khuyết điểm thuộc về các đồng
chí Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu trường đó, trước hết thuộc về Bí thư Đảng ủy –
phòng quản lý sinh viên của trường Đại học đó”.
Tóm
lại, lãnh đạo đảng có lẽ phải đi đến kết luận là việc chọn lựa Đại tá Trần Đăng
Thanh đứng ra bắt đầu đợt tuyên truyền để lấy lại uy tín sau những hệ lụy quá
trầm trọng mất hết chính danh chính trị vì sự phản bội hung hăng quá mức chờ
đợi của anh bạn to xác phương Bắc, là một sai lầm chết người. Không ai
có chút hiểu biết, có chút thông tin, không nhận ra là buổi nói chuyện của ngài
đại tá là cực kỳ phản cảm trong mọi khía cạnh. Đến đây, một câu hỏi đương nhiên
được đặt ra: Một Phó giáo sư - Tiến sỹ, một nhà giáo ưu tú của Việt Nam sao lại có
thể như thế nhỉ?
Nhưng
cũng có người khác chứ, chẳng cần là ưu tú, chẳng có học vị học hàm nổi bật nào
cả. Đó là thiếu tướng Nguyễn
Thanh Tuấn trong bài phát biểu tại Hội nghị Việt kiều lần thứ 2 tại Sài Gòn
tháng 10 vừa qua. Cũng vì cảm nhận giá trị của bài phát biểu mà để nghe cho rõ,
tôi đã từ bỏ ghế ngồi hàng dưới để lần lần lên ngồi tại hàng ghế đầu và sau đó
chụp hình chung với vị tướng này.
Quân
đội là của nhân dân Việt Nam
mà.
Và
trong quân đội làm sao có thể không có người mà nhân dân tin cậy, mong chờ?
Bỉ quốc sau tận thế một ngày: ngày
22/12/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét