Natalya Evtikhevich
Nguồn: russiancouncil.ru
Kichbu posted on 23.12.2012
Trong trả lời phỏng
vấn Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế Vladimir Georgievich Baranovsky, Phó
Giám đốc IMEMO Viện Hàn lâm khoa học Nga, viện sĩ Việ hàn lâm khoa học Nga, thành viên của Hiệp ước INF đã giải thích đặc trưng chính sách của Nga,
Trung Quốc và Hoa Kỳ ở khu vực châu
Á-Thái Bình Dương (APR), xem xét các đặc điểm của quan hệ trong tam giác Nga -
Hoa Kỳ - Trung Quốc, và cũng đề cập đến vấn đề về phát triển vùng Viễn Đông.
Một số chuyên gia cho rằng các lợi ích của Nga trong
khu vực Châu Á-Thái Bình Dương không thể hoàn toàn hài hoà với các lợi ích của
cả Hoa Kỳ, cả của Trung Quốc. Vladimir Georgievich, trong những điều kiện này, Ông nhìn thấy việc
xây dựng mối quan hệ trong tam giác Nga - Hoa Kỳ - Trung Quốc ở khu vực Châu
Á-Thái Bình Dương như thế nào, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh chính
trị-quân sự? Quan điểm như thế nào hợp lý hơn cả đối với Nga trong trường hợp
này?
Các lợi ích chính
sách đối ngoại của mỗi quốc gia có đặc trưng riêng của họ nói chung và trong
khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói riêng, đặc biệt, khi nói đến các quốc gia
như Nga, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ở mỗi quốc trong số họ có những lợi ích không
trùng hợp nhau. Từ sự không trùng hợp này nảy sinh các yếu tố đọ sức, cạnh
tranh, đôi khi - đối đầu. Vấn đề ở chỗ, các yếu tố này có ý nghĩa như thế
nào, và có tồn tại lĩnh vực các lợi ích đan xen đối với tất cả
ba nước hay không, lĩnh vực mà ở đó có những vấn đề chung, sự quan tâm
chung? Tôi nghĩ chúng ta nên xem xét
chính từ góc độ này, và không tìm kiếm những cách tiếp cận quá cầu toàn nào đó.
Dĩ nhiên, không có thể sự hài hòa hoàn
toàn, bởi vì các nước lớn, khác nhau, có định hướng chính trị khác nhau nói
chung. Nếu nói không phải về sự hài hòa hoàn toàn, mà về những cơ hội đưa những
lợi ích đến một một mẫu số chung, thì, theo quan điểm của tôi, một khả năng như
vậy là có. Những lợi ích của các nước này trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương không phải luôn luôn mang
tính cạnh tranh.
Những chủ đề chính cho mỗi quốc gia là gì?
Đối với Trung Quốc
- sự hình thành địa chính trị của quốc gia như của một trong những cường quốc
khu vực lớn nhất cộng thêm vai trò toàn cầu đang nổi lên của nó, giải quyết các
vấn đề kinh tế liên quan đến việc đảm bảo nguồn lực, hội nhập vào nền kinh tế
toàn cầu. Hợp chúng quốc xem Trung Quốc như một thách thức ở khu vực Châu
Á-Thái Bình Dương. Đặt ra trước Hoa Kỳ là nhiệm vụ xây dựng các mối quan hệ qua
lại với các đồng minh trong mối liên hệ với vai trò mới của Trung Quốc. Xuất
hiện những vấn đề liên quan đến an ninh của Nhật Bản, Philippines,
cũng như với sự cân bằng lực lượng khu vực và toàn cầu. Sự hình thành của Trung
Quốc như một cường quốc mạnh nhất - đây, dĩ nhiên, là thách thức liên quan đến cán cân lực lượng.
Tôi nghĩ rằng Nga
không có những cơ sở để xem xét việc Hoa Kỳ và Trung Quốc như những đối thủ
cạnh tranh quá nguy hiểm. Các yếu tố của đối chọi theo tất cả các thông số là
có. Tuy nhiên, chúng không nằm ở bình diện đầu tiên, không xác định bản chất
của các mô hình quan hệ song phương trong mỗi của hai trường hợp. Tôi cho rằng
không có những cơ sở đối với luận điểm không thể khoan nhượng các lợi ích.
Trong một tam giác
Nga - Trung Quốc - Hoa Kỳ theo tuyến Trung Quốc - Mỹ các mâu thuẫn lớn hơn so
với theo tuyến các quan hệ của chúng ta với một trong hai nước này. Đó là thứ
nhất.
Thứ hai. Điều quan
trọng là chúng ta cần phải tránh sự cám dỗ để chơi bài của Trung Quốc chống lại
Hoa Kỳ và chơi bài của Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc. Đây là tham biến chính trị
quan trọng mà nó, theo quan điểm của tôi, là hợp lý đối với Nga trong khuôn khổ
tam giác này. Chúng ta đã phát triển đối thoại tương đối khá với Trung Quốc và
Hoa Kỳ. Có viễn cảnh tuyệt vời biến đối thoại này thành tam thoại (dialogue), tức
là đối thoại ba bên, thành hệ thống các mối quan hệ ba chiều. Mô hình ba bên như
vậy là mong muốn, nhưng xây dựng nó cực kỳ khó khăn vì nhiều nguyên nhân. Để
làm ví dụ có thể lấy nhóm đề tài quan hệ chính trị-quân sự. Chúng ta lấy lĩnh
vực hạn chế vũ khí chiến lược làm ví dụ. Sau nhiều thập kỷ, đã hình thành
truyền thống các mối quan hệ qua lại trong lĩnh vực này - trong mối quan hệ cạnh tranh qua lại và mối
quan hệ hợp tác qua lại - giữa Nga và Hợp
chúng quốc. Trung Quốc, khách quan mà nói, nó hội nhập khó khăn vì các nguyên
nhân đang có liên quan với chính bản thân Trung Quốc cũng như với Hợp chúng
quốc. Đối với Hoa Kỳ liên quan đến Trung Quốc như liên quan đến với một thách
thức chiến lược quan trọng - đây còn là một đề tài khá đau đầu.
Nga phát triển hợp tác kinh tế với các nước trong khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nói riêng, tại hội nghị thượng đỉnh APEC đã ký
kết một loạt thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc và Nhật Bản về phát triển vùng Viễn
Đông của chúng ta. Theo quan điểm của Ông, thu hút sự hợp tác của Nhật Bản,
Trung Quốc và các nước khác có đáp ứng các lợi ích kinh tế và chính trị của
Nga?
Câu trả lời, dĩ
nhiên, là vâng. Đáp ứng vì một loạt các nguyên nhân. Trước hết, vì nguyên nhân
liên quan với các thách thức kinh tế mà chúng ta phải đối mặt trong sự phát
triển của vùng Viễn Đông. Đối với chúng ta, sự hợp tác này rất quan trọng, bởi
vì khu vực này nằm tương đối xa các trung tâm kinh tế chủ yếu của Nga. Phát
triển hợp tác với khu vực khó khăn - đòi hỏi những khoản đầu tư to lớn. Tiền
ngân sách bơm vào rõ ràng không đủ, bởi vậy cần thu hút các nhà đầu tư tư nhân.
Cần thu hút các nguồn lực tối đa, trong đó có cả bên ngoài. Trong ý nghĩa này
hợp tác với các đối tác bên ngoài ở mức độ đầy đủ đáp ứng các lợi ích chính trị
và kinh tế của đất nước chúng ta. Rõ ràng rằng không để xảy ra tình hình khi
các điều kiện mà trong đó các đối tác đang được thu hút, trong xem xét tới, hóa
ra không phù hợp với chúng ta hoặc chưa được suy nghĩ thấu đáo. Đây là công
việc nghiêm túc, đòi hỏi phân tích các dự án đã được đề xuất. Có quan điểm sợ
hãi nằm ở chỗ rằng thu hút các đối tác bên ngoài phát triển khu vực này hoặc
khác của chúng ta sẽ đưa chúng ta đến sự phụ thuộc, gây ra những vấn đề từ quan
điểm toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Nguyên nhân của sự báo động như vậy có thể
hiểu được và, dĩ nhiên, cần phải tính đến, cần trở thành đối tượng chú ý kỹ
lưỡng. Tuy nhiên, tôi có thể nói rằng bây giờ vấn đề không ở chỗ rằng ở vùng
Viễn Đông có nhiều sự hiện diện của nước ngoài mà ở chỗ ở đó còn ít. Cần phải
nhiều hơn, bởi vì rằng vùng Viễn Đông trung bình sản phẩm quốc nội trên một đơn
vị tính theo đầu dân số cầu đầu tư một mức độ lớn hơn so với cả nước nói chung.
Dòng đầu tư cấp tập - đó là nhiệm vụ quan trọng, không giải quyết được nó không
thể đưa Viễn Đông phát triển, biến nó thành khu vực có giá trị đầy đủ mà nó cần
phải trở thành khu vực mạnh mẽ của sức mạnh kinh tế của chúng ta.
Cần phải nói thêm
một khía cạnh khác. Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương - đó là khu vực quốc tế toàn
cầu, nó đòi hỏi sự tỉnh táo lớn hơn nữa. Lối vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
của Nga một cách tự nhiên sẽ được thực hiện thông qua Viễn Đông. Chúng ta cần
đảm bảo khả năng tương tác của khu vực Viễn Đông với các nước và vùng lãnh thổ
lân cận và củng cố vị thế của Nga tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Về ý
nghĩa chính trị, giải quyết vấn đề này
đối với chúng ta vô cùng quan trọng không chỉ từ góc độ phát triển vùng Viễn
Đông, mà còn từ góc độ các lợi ích lớn hơn của đất nước và vị thế nó trên
trường quốc tế.
Từ quan điểm này với những nước nào ở khu vực châu Á -
Thái Bình Dương hợp tác hiệu quả hơn?
Các đối tác tự
nhiên hơn cả của chúng ta - Trung Quốc và Nhật Bản. Hợp tác với Hợp chúng quốc
cũng có những cơ hội tiềm năng đáng kể. Tôi nghĩ rằng Hàn Quốc - còn là một
quốc gia khác có thể và phải là một đối tác của chúng ta. Khi chúng ta giải
quyết những vấn đề về các đối tác tự
nhiên hơn, cần phải tính đến vị trí địa chính trị của khu vực. Có, dĩ nhiên, cả
những chân trời rộng lớn hơn, có thể thu hút kể cả các đối tác khác, nhưng
trước tiên cần nói về các quốc gia này.
Vladimir Georgievich, xin cám ơn những câu trả lời của
Ông.
-----
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét