Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Nếu như Liên Xô còn tồn tại. Cuộc sống hôm nay sẽ thế nào ?



 Новость на Newsland: Если бы остался СССР. Какой бы была жизнь сегодня

Nếu như Liên Xô còn tồn tại. Cuộc sống hôm nay sẽ thế nào ?

Если бы остался СССР. Какой бы была жизнь сегодня


Аlexander Okhrimenko
Kichbu posted on 06.12.2012


Trả lời câu hỏi: “Nếu như…”,  luôn luôn phức tạp, nhưng có thể thử và cố gắng mô tả xem  cuộc sống trong điều kiện Liên Xô như thế nào.

Internet và Media

Internet cũng có thể có, nhưng truy cập vào mạng có thể sẽ không đơn giản như thế. Chắc là, để kết nối với Internet,  cần phải có giấy phép  của cảnh sát hoặc KGB. Và không phải tất cả ai ai cũng nhận được. Đồng thời, các mạng xã hội đang rất phổ biến trong dân chúng hiện nay, cũng có thể có hoặc bị cấm, nếu kiểm soát nghiêm ngặt. Trong bất kỳ trường hợp nào, KGB cũng có thể không cho phép tồn tại các trang internet hoặc media độc lập.  Chỉ có thể tồn tại những trang của nhà nước hoặc đã được  kiểm duyệt.
Trang website như "Bộ Tài chính", có thể tồn tại trong Bộ Tài chính CHXHCNXV Ucraina và ngoài các thông tin chính thống không được công bố bất cứ điều gì. Trên diễn đàn của website như thế, và nếu có thể viết, thì dường chỉ bình luận ngợi ca hoạt động của Bộ Tài chính CHXHCNXV Ucraina và sự tăng trưởng phúc lợi của Liên Xô.
Trong những điều kiện như vậy, các báo giấy có thể  bị đòi hỏi và không không hết thời với tốc độ như hiện nay.

Việc làm

Cơ sở của mô hình kinh tế Liên Xô có thể vẫn là các doanh nghiệp nhà nước, và chỉ chúng mới có thể có quyền tồn tại. Bởi vậy chỉ có thể tồn tại những doanh nghiệp nhà nước mà ở đó lương được trả chỉ theo “trắng”, đồng thời mức lương đối với tất cả các nhân viên sẽ được công khai rõ ràng và không khác đáng kể với mức lương trung bình trong cả nước. Việc tăng lương diễn ra nói chung trong cả nước và có thể hàng năm, nhưng rất nhỏ. Bởi vậy đề tài “lương  đủ sống từ lúc nhận đến lúc nhận” vẫn cấp bách. Mặc dù trong khi đó tiền nghỉ phép và ốm đau vẫn được trả không có vấn đề gì. Và kỳ nghỉ được xác định trước rõ ràng và được nghỉ hàng năm.

Trong khi đó, đối với những người muốn thăng quan  tiến chức ở doanh nghiệp nhà nước điều kiện bắt buộc phải gia nhập vào Đảng CS Liên Xô. Không có thẻ đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô thì không thể thăng lên cao hơn chức trưởng ca.
Nếu có mong muốn tiến xa hơn và giữ một chức  trong Bộ hoặc Viện nghiên cứu khoa học, nếu không thẻ đảng thì chớ thò mũi vào, ở đó không cần những người như thế. Người ta không bổ nhiệm mọi người vào những chức vụ lãnh đạo ở Liên Xô, mà giới thiệu,  trước đó nhiều lần kiểm tra độ tin cậy thông qua các cơ quan kiểm tra đảng, và nếu cần thì cả ở KGB. Những người ngẫu nhiên không thể giữ những chức vụ quan trọng của nhà nước.

Điện thoại

Mua một điện thoại di động có thể  phải xếp hàng, đồng thời xếp hàng như thế có thể kéo dài hàng năm. Giá của những điện thoại như thế có thể lớn như giá của một phút đàm thoại. Bởi vì ở Liên Xô chỉ có Ủy ban thông tin quốc gia có thể làm việc với điện thoại di động mà đối với họ việc những người xếp hàng đông đúc muốn mua điện thoại cố định cũng đã là vấn đề, bởi vậy đợi mua được điện thoại di động từ họ là điều không thể. Ở Liên Xô có thái độ tiêu cực với việc mua hàng hóa nhập khẩu đối với dân chúng, bởi vậy ở Liên Xô chỉ có thể tồn tại điện thoại di động Xô Viết. Và ở Liên Xô dường như tồn tại câu “sản phẩm kỹ thuật sinh hoạt hàng ngày cồng kềnh và kém chất lượng nhất trên thế giới”.

Giao thông

Ở Liên Xô có thể chỉ mua ô tô của Liên Xô. Một lần nữa lại không cho phép sử dụng ngoại tệ  mưa hàng nhập khẩu đối với dân chúng. Điều này có nghĩa là các vấn đề với ùn tắc và kẹo kéo không tồn tại bao giờ, bởi vì số lượng ô tô là tương đối nhỏ. Đồng thời để mua một chiếc xe ô tô cần phải xếp hàng mà nó có thể kéo dài hàng năm trời. Mặc dù cho rằng giá xe ô tô Liên Xô không cao, nếu tính mức lương mà người ta trả cho một người Xô Viết, thì người đó cần mươi- mười lăm năm không ăn uống, không may mặc, và dành toàn bộ tiền lương mua một chiếc xe. Hóa ra giá không rẻ. Mặc dù giá xăng rẻ, xe ô tô ít và ít người cần đến nó.
Phương tiện giao thông tư nhân không có, bởi vì không có tư doanh, bởi vậy chỉ giao thông công cộng hoạt động. Bởi vậy không có va chạm xe ô tô tư nhân và các xe tuyến ở các điểm đỗ. Giao thông công cộng hoạt động rất kém, phải chờ đợi tại các bến xe rất lâu. Xe buýt, tàu điện và troleibus đa phần là xe cũ và quá đát, nhưng nhờ thế giá vé không cao. Các tuyến metro tăng lên và metro đang được xây dựng ở những thành phố mới, bởi vì cho rằng metro nhằm giải quyết giao thông công cộng và làm cho việc đi lại của người dân dễ dàng hơn ở các thành phố lớn.
Đi lại giữa các thành phố lớn là các con tàu và máy bay. Giá đi tàu và máy bay không cao, thậm chí có thể nói là thấp. Trong trong thời gian nghỉ phép hoặc những ngày trước các ngày lễ những vé này không thể kiếm được, bởi vậy phải mua vé từ những kẻ đầu cơ, và ở họ giá cao gấp hai-ba lần vé nhà nước.

Truyền hình

Số lượng các kênh truyền hình của nhà nước không nhiều, bởi vậy có thể luôn theo dõi rằng hôm nay buổi tối có chương trình gì và không cần phải chuyển đổi và chuyển đổi các kênh. Không có quảng cáo. Quảng cáo, dĩ nhiên, có, nhưng nó ít đến mức những băng quảng cáo nhỏ chẳng là gì cả, thực tế không rõ rệt đối với người xem. Các phim nước ngoài ít phát trên truyền hình, như bù lại rất nhiều phim Liên Xô, mà chúng giới thiệu cuộc sống của con người bình dị. Rất nhiều phim về những người công nhân, những người đang lao động hăng say ở các nhà máy và chỉ những xung đột gia đình nhỏ cản trở họ hoàn thành các nhiệm vụ theo kế hoạch. Nhưng nhờ sự quan tâm từ phía chính quyền cơ sở và đảng ủy nhà máy tất cả các vấn đề nhanh chóng được giải quyết và cuối phim gia đình Xô Viết hạnh phúc tràn đầy tự hào rằng các bức chân dung của gia đình họ được treo trên Bảng danh dự của nhà máy. Không có phim kinh dị, đồi trụy, cướp dật và những phim đồi bại tư sản ở đó. Họ chiếu những bộ phim-chuyện cổ tích và phim dành cho thiếu nhi, nơi dạy cho thiếu nhi rằng chúng gặp may mắn như thế nào rằng chúng được sống ở một đất nước tuyệt vời như Liên bang Xô Viết. Các chương trình ca nhạc và giải trí rất ít. Ở đó chẳng bao giờ có những phim “Những ngôi nhà” và “Nhảy cùng các ngôi sao”. Nhưng bù lại rất nhiều chương trình mang tính chính trị và giáo dục, kiểu “Giờ nông thôn”, “Nhà tuyên truyền”, “Toàn cảnh thế giới”. Mọi người cần được giáo dục nhiều hơn là giải trí.

Cửa hiệu

Những cửa hiệu như “Metro” hoặc “Karavana” ở Liên Xô nhìn chung không thể tồn tại, bởi vì những cửa hiệu lớn như thế không cần thiết, hàng hóa không đủ để đưa và đó. Theo khả năng có thể có những cửa hiệu dạng Universam. Hàng hóa triền miên thiếu thốn. Công nghiệp nội địa sản xuất chúng không đủ, còn nhập khẩu không mua hoặc mua rất hạn chế. Bởi  vậy trong các cửa hiệu những dòng người xếp hàng dài dằng dặc vì tất cả. Mọi người thường chiếm chỗ xếp hàng, và sau đó mới biết họ bán gì. Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu xếp hàng, tức là, bán hàng gì đó tốt, bất kỳ người Xô Viết nào cũng nghĩ như thế.
Giá cả trong các cửa hiệu Xô Viết tương đối ổn định. Mặc dù chỉ tương đối. Với một nhóm hàng riêng biệt, thì giá cả ổn định và nếu thay đổi, thì chẳng bao nhiêu, nhưng có nhóm lớn hàng hóa, giá của chúng tăng lên do sự thay đổi nhãn hàng hóa mà chất lượng không thay đổi.
Trong những điều kiện như vậy các nhân viên bán hàng sống rất sung túc. Họ mua  hàng hóa giá thấp theo giá nhà nước trong “kinh tế phụ”, và bán  chúng gấp hai-ba lần, và đôi khi năm lần cao hơn cho những người không có điều kiện tiếp cận việc mua bán và những người có thu nhập cao. Vấn đề, chỉ có ở chỗ rằng ở Liên Xô không thể ba hoa về sự giàu có của mình, bởi vậy buộc che giấu thu nhập của mình, còn nếu sử dụng, thì “phải khôn khéo” để không bị “hàng xóm hoặc những người quen biết thui cho”.
Trong những điều kiện Xô Viết chớ bao bao giờ nói đến bất kỳ cửa hàng thời trang nào hoặc hàng hiệu nào. Đó tất cả là hàng tư bản. Chỉ có công nghiệp nhẹ nội địa. Và không nên tự ái rằng mặt hàng nghèo nàn và chất lượng áo quần giày dép thấp, bù lại giá cả không cao. Mặc dù, như người ta nói. Giá áo quần và giày dép tăng lên hàng năm, còn chất lượng giảm sút. Và chỉ có thể mua quần áo giày dép nhập khẩu dân chợ đen, nhưng giá cả cắt cổ.


Nghỉ ngơi

Tất cả mọi người được đi nghỉ. Bởi vậy luôn xảy ra cãi cọ, ai sẽ đi nghỉ mùa hè. Không ai muốn đi nghỉ mùa xuân hoặc mùa thu, tất cả muốn mùa hè. Nhưng mùa hè cũng cần có ai đó làm việc. Cãi nhau suốt.
Chỉ có một số rất ít đi nghỉ nước ngoài. Thứ nhất, rất đắt đối với người Xô Viết nhận lương tháng từ nhà nước và không nhận tiền hối lộ. Thứ hai, cần có visa xuất cảnh, và họ chỉ cấp sau khi kiểm tra KGB. Xảy ra vấn đ. Một người thủ kho khiêm tốn kiếm tiền tại kho của mình đ đầu cơ hàng hiếm cũng đ đ có thể trả tiền đi tàu biển vòng quanh thế giới, nhưng lại không thể qua được cuộc trao đổi KGB. Luôn luôn nảy ra câu hỏi phức tạp: “Vậy Ông/Bà lấy đâu ra tiền đi tàu biển với mức lương tháng của Ông/Bà như vậy?”. Bởi thế họ đi nghỉ Krym hoặc Sochi và đó làm bữa tiệc nhỏ, và trả tiền không phải đắn đo suy tính.

Nhiều người muốn đi biển nghỉ ngơi. Rất khó nhận được phiếu nghỉ dưỡng. Chúng rất ít và được phân chia nhỏ lẻ, không quan biết không thể nhận được. Có thể đi riêng và nghỉ ngơi mùa hè trên bãi biển theo kiểu Spartanski trong những điều kiện mất vệ sinh, nhưng điều này không phải dành cho mỗi người. Mặc dù nhiều người cũng nghỉ ngơi như thế trên bãi biển. Nhưng phần lớn những người đi nghỉ hoặc nhà, hoặc đi về nông thôn, hoặc ra căn nhà ngoại ô (дачa). Cùng lúc có thể làm lại toàn bộ công việc trang trại.

Đ
iều bắt buộc

Liên Xô không thể tồn tại thiếu việc đi họp chi bộ đảng hoặc họp đoàn thanh niên cộng sản comsomol. Ở đó người ta luôn  nói nhiều và rất thường xuyên nói theo tờ giấy để tất cả đều đúng và không hề có chút sáng tạo nào. Bởi vậy những người tham dự tại những cuộc họp như vậy hoặc là ngủ, hoặc  thì thầm buôn chuyện với người quen và chờ những điều vô nghĩa ấy kết thúc. Nhưng không đi không được Họ đánh dấu và có vấn đề vì đã bỏ cuộc họp.

Hàng tuần cần phải tham gia thêm lớp học chính trị. Thường họ bắt đầu đọc các tin mới từ báo. Và mặc dù tất cả những tin tức này giống nhau, thường kể mọi người sống hạnh phúc như thể nào, nhưng cần phải nghe hoặc làm ra vẻ lắng nghe. Điều kì cục là còn học chính trị trong thời gian làm việc. Thật bực mình khi có thể về nhà sau khi giờ làm việc, nhưng buộc phải mất thời gian của mình cho giờ học chính trị này.

Và các sự kiện quan trọng mà buộc phải tham gia, đó là các cuộc miting hoặc tuần hành của những người lao động. Đây là điều bắt buộc, mặc dù có thể cùng lúc gặp gỡ những người quen và nói chung dùng thời gian không vô ích. Bởi thế các hoạt động này có thể chịu được và chúng diễn ra vài lần trong năm.


Các bạn sử dụng tiếng Nga có thể đọc các còm tại đây!

-----



3 nhận xét:

  1. Năm 2006 chị đến Moscow, điểu kiện khách sạn sao ở đó thật chán (ở khu tổ chức Olympic 1980)

    Trả lờiXóa
  2. Một xã hội luôn luôn vì người lao động nhỉ? Tuyệt thật!

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter