Китай не будет сверхдержавой
Vladimir Skosyrev
Nguồn: newsland.com
Kichbu posted on 15.12.2012
Đến năm 2030
CHND Trung Hoa sẽ vượt Hoa Kỳ về kinh tế, nhưng sẽ không trở thành siêu cường.
Mỹ đảm bảo cho mình năng lượng. Thế giới sẽ đa cực. Tình hình mất ổn định sẽ
tăng vì biến đổi khí hậu, nạn khủng bố hoặc đối trọng giữa Ấn Độ và Pakistan. Đó là
dự báo trong nội dung báo cáo của cơ quan tình báo Mỹ.
Trong hai thập
niên sắp tới Trung Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ về kinh tế, trong báo cáo của của Hội
đồng tình báo quốc gia nói. Báo cáo "Những xu hướng toàn cầu - 2030",
được trình bày ngay trước nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Barack Obama, nhằm
khái quát những thay đổi chính trên thế giới. Tác giả chính và người quản lý dự án, ông Matthew Burrows, thành viên của Hội đồng tình báo quốc gia,
nói rằng nghiên cứu dựa trên các báo cáo tình báo và phân tích được tiến hành
trong bốn năm qua.
Mặc dù Mỹ tụt hậu
so với Trung Quốc, nó sẽ giữ lại vai trò của nhà lãnh đạo thế giới một phần nhờ
đạt được sự độc lập trong việc cung cấp năng lượng. Sức mạnh của Nga, như ở các
nước khác, mà nền kinh tế của họ phụ thuộc vào các nguồn thu nhập từ dầu mỏ, sẽ
giảm sút.
"Trên thế
giới sẽ không có bất kỳ một cường quốc bá quyền nào. Thế giới sẽ trở nên đa
cực. Sức mạnh sẽ chuyển sang các mạng lưới và liên minh", - trong báo cáo có
khối lượng 166 trang bằng tiếng Anh nói.
Báo cáo tạo điều
kiện cho những suy ngẫm cho cả những
người lạc quan, và cho cả những người bi quan. "Lần đầu tiên hầu hết người dân trên thế giới sẽ không phải
là rất nghèo, tầng lớp trung lưu sẽ trở thành khu vực vực xã hội quan trọng
nhất trong đại đa số các quốc gia". Đồng thời, khoảng một nửa dân số của thế giới,
rõ ràng, sẽ sống trong các khu vực thiếu nước. Tình hình mất ổn định sẽ tăng do
nhu cầu ngày càng tăng lên của lương thực và năng lượng.
Sẽ tồn tại cả mối
đe dọa của chủ nghĩa khủng bố. Những kẻ khủng bố sẽ tấn công bằng cách sử dụng
mạng máy tính. Kết quả là, sẽ không có hàng nghìn người chết, mà hàng triệu
người có thể bị ảnh hưởng bởi vì hệ thống cung cấp điện và các yếu tố cơ sở hạ tầng khác sẽ ngưng hoạt
động.
Còn thêm mối nguy
hiểm khác là sự đối đầu giữa các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, chẳng hạn, giữa
Ấn Độ và Pakistan.
Việc giải quyết các cuộc khủng hoảng này sẽ đòi hỏi xác lập "đối tác chính
trị giữa Washington
và Bắc Kinh".
Bình luận báo cáo
của tình báo Mỹ trong một cuộc phỏng vấn với "NG", nhà nghiên cứu cao
cấp của Viện Nghiên cứu Viễn Đông Viện Hàn lâm khoa học Nga Jacob Berger nói rằng trong báo cáo "đưa
ra đánh giá những viển cảnh cạnh tranh bảo thủ nhất giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Các chuyên gia khác cho rằng Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ sớm hơn - vào năm 2018 hoặc
2020. Những tính toán này được dựa trên phép tính số học đơn thuần. Bây giờ,
GDP của Trung Quốc là khoảng một nửa GDP của Mỹ. Trong những năm tới, nền kinh
tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 7-8% năm, trong thập kỷ tới - khoảng 4-5%. Trong
khi đó, nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm hơn hai lần. Vào những năm 2018-2020
sẽ như vậy.
Những tính toán
này có cơ sở với điều kiện rằng ở Trung Quốc hoặc trong nền kinh tế thế giới sẽ
không xảy ra sự sụp đổ. Hoặc, nếu không
xảy ra đột khá công nghệ tương tự như sản xuất khí đốt từ diệp thạch ở Hoa Kỳ.
Điều như vậy có thể không làm những xu hướng hiện nay triệt tiêu".
Đối với khả năng
thiết lập một mối quan hệ đối tác Trung-Mỹ, thì những lập luận về nó giống như
thế tuyên truyền. Trong thực tế, bức tranh không một mặt. Trung Quốc và Mỹ là
phụ thuộc lẫn nhau. Chúng đan quyện vào nhau trong các lĩnh vực kinh tế và xã
hội. Các doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở Trung Quốc. Người Trung Quốc có vốn đầu tư
ở Mỹ. Con em của những nhà lãnh đạo của CHND Trung Hoa du học tại Mỹ.
"Đồng thời, các mưu thuẫn tăng lên. Hoa Kỳ không muốn lạc hậu so với Trung
Quốc, Trung Quốc cố gắng để bỏ họ lại phía sau. Chính sách của Pekin nằm ở chỗ
để, một mặt, không nhượng bộ Washington, không để cho nó làm tổn hại các quyền
lợi của Trung Quốc, và mặt khác, không cho phép chia rẻ", - chuyên gia kết
luận.
Báo cáo của cơ
quan tình báo Mỹ cũng thừa nhận sự tồn tại của mâu thuẫn trong quan hệ Mỹ-Trung
Quốc. Đặc biệt, nguy cơ của các cuộc chiến tranh mới xung quanh các đảo tranh
chấp khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Mặc dù những rủi ro của cuộc xung đột vũ
trang tại Châu Á-Thái Bình Dương, ở Trung Đông, Nam Á và Bắc Phi, trong nền
kinh tế toàn cầu vai trò của các quốc gia như Brazil, Colombia, Ấn Độ,
In-đô-nê-xi-a, Nigeria, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tăng lên. Và sự lão hóa dân số
ở Nga, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan sẽ dẫn đến chỗ rằng các quốc gia này sẽ
trải qua trong hai thập kỷ tới "suy giảm tương đối chậm", trong báo cáo
nói.
Mong rằng các ông dự báo sai bét
Trả lờiXóaSiêu Việt bác Bu nhỉ..:)
XóaChẳng có gì là không thể cả!
Trả lờiXóa