Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Dalai-Lama: chống tham nhũng như thế nào


Далай-лама: Как побороть коррупцию


Nguồn: dni.ru
Kichbu posted on 30.12.2012


Далай-лама. Фото: GLOBAL LOOK Press

Dalai-Dama. Photo: GLOBAL LOOK Press



Sự xâm chiếm xã hội hiện đại bởi tư tửơng của chủ nghĩa cá nhân và những giá trị tiêu thụ gắn liền với "tư duy thiển cận và hẹp hòi", nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng, Dalai-Lama XIV trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin RIA Novosti  nói. Ông đã đưa ra những lời khuyên thiết thực về việc nuôi dưỡng trong bản thân sự quan tâm đến những người khác, chống tham nhũng và duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất như thế nào.

Nhiều vấn đề hiện tại mà loài người đang đối mặt với chúng, về thực chất, vấn đề của bàn tay chúng ta, nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng nhận xét. Đồng thời trên hành tinh không có bất kỳ người nào có ý thức muốn đau khổ. "Chúng ta  quá quan tâm về các lợi ích cá nhân, chúng ta thiếu cách tiếp cận toàn diện. Chúng ta quên rằng mỗi người là một phần của toàn bộ loài người. Nhưng chính phúc lợi của lấy riêng một người hoàn toàn phụ thuộc vào phúc lợi của tất cả mọi người trên hành tinh" , - Dalai-Lama nhận xét.

"Chủ nghĩa cá nhân - Đó là hệ quả của sự dốt nát, thiển cận và sự hẹp hòi của tư duy. Bất kỳ ai - tín đồ,  không tín đồ hoặc thậm chí người vô thần - cần thiết nhận thức thực tế hiện thực. Người đó cần phải hiểu rằng tương lai riêng của mình, hạnh phúc của mình hoàn toàn phụ thuộc vào trạng thái của toàn bộ xã hội còn lại. Điều đó có nghĩa, người đó không được coi thường phúc lợi xã hội và chỉ nghĩ đến bản thân mình. Nếu một người chỉ nghĩ đến bản thân mình, thì có nghĩa là người đó không hiểu biết về tình trạng thực của vấn đề", -  nhà lãnh đạo tinh thần của các phật tử tin chắc.

Đối với "xu hướng tiêu thụ", thì nó cũng gây nên bởi sự nhận thức thực tại chưa đầy đủ. "Những giá trị vật chất và phúc lợi có thể tạo ra những điều kiện thuận tiện đối với cơ thể của chúng ta, nhưng sẽ không mang lại yên tỉnh cho trí não. Tôi có người bạn, ông ấy là triệu phú, là người rất giàu có. Nhưng đồng thời là người rất bất hạnh và cô đơn. Tôi nghĩ rằng nhiều người Nga triệu phú, những người có rất nhiều tiền, những trong đáy sâu tâm hồn  luôn  cảm thấy bất an, luôn ở trong trạng thái stress, - Dalai-Lama nói.- Bởi vậy, chúng ta thấy rằng chỉ dựa vào phúc lợi vật chất và tất cả những cả những hy vọng của mình gắn liền với các giá trị vật chất - đó là một sai lầm".
Nói về mức độ đạo đức trong xã hội hiện đại, nhà lãnh đạo tinh thần của các phật tử nói rằng trong đạo đức truyền thống Ấn Độ không nhất thiết phải gắn liền với niềm tin tôn giáo. Khái niệm về luân lý thế tục mà không dựa vào tôn giáo đã xuất hiện ở đất nước này cách đây hơn một nghìn năm trước. "Mấy ngày nay tôi đọc trên một tờ báo Ân Độ rằng trong bảy tỷ người trên hành tinh này có một tỷ người gọi mình là không phải là tín đồ. Những người này cũng muốn sống hạnh phúc và có quyền đó. Một tỷ người - đó là rất nhiều. Nếu những người không phải là tín đồ này bắt đầu xử sự  không thích hợp, thì tất cả chúng ta bị đau khổ vì điều đó", - Dalai-Lama nói.

Nhưng từ sáu tỷ người còn lại, những người này giả định là tôn giáo, phần lớn có thể không được gọi là  tín đồ trong ý nghĩa đích thực của từ này, ông nói. "Tôi nghĩ, nhiều người trong số những người này không phải là tín đồ. Nhiều điều ác gây nên vì tôn giáo. Và những người đứng sau điều này, phải chăng là những tín đồ đích thực.  Đối với họ   tôn giáo - đó là nghi lễ, là lễ, bộ phận của văn hóa. Tôi luôn luôn nói rằng nếu  không có thái độ với tất cả sự nghiêm túc và chân thành đối với tôn giáo, thì tôn giáo sẽ trở thành trường học đạo đức giả đối với chúng ta, nó dạy nói những lời đúng đắn, nhưng làm những điều xấu xa", - ông nói thêm.

Mọi người cần phải tu dưỡng trong chính bản thân mình sự quan tâm về những người khác, sự quan tâm dựa trên hiểu biết về sự thống nhất của toàn thể nhân loại. "Chúng ta nói với chính mình: tất cả những người này, cũng giống như cả tôi, ham muốn vươn tới hạnh phúc và không muốn đau khổ. Tuy nhiên, những khó khăn và đau khổ rơi vào một phần của mỗi người trong số họ. Hiểu được điều này, chúng ta nên tu dưỡng trong bản thân mình sự quan tâm đến những người xung quanh, cho dù họ đối xử với chúng ta thế nào đi nữa. Điều này cũng sẽ là lòng trắc ẩn đích thực mà không cần sự ràng buộc", -  nhà lãnh đạo tinh thần của các phật tử nói.

Theo lời của ông, đi đến lòng trắc ẩn và tình cảm giống nòi có thể chỉ do kết quả tu dưỡng, suy luận logis. "Lòng từ bi hòa với sự rằng buộc, về tự nhiên đặc trưng cho không chỉ cho con người, mà còn cả cho con vật. Nhưng có kiểu lòng tốt này và khác, mà nó không quan trọng, trước mắt chúng ta là bạn hoặc người có ác cảm: người đó là người như chính chúng ta, cũng ham muốn hạnh phúc. Nếu hiểu điều này, chúng ta sẽ quan tâm đến người đó, thì đấy là lòng trắc ẩn đích thực. Và chúng ta đủ sức để phát triển nó. Nếu chúng ta chỉ yêu thương những người yêu mến chúng ta, thì đó là sự ràng buộc. Con người cần cải biến  thái độ của mình đối với chúng ta - và như vậy ở chúng ta xuất hiện lòng hận thù hoặc ghen ghét. Trong sự gần gủi, quan tâm và lòng ttắc ẩn có rất nhiều định kiến. Chúng luôn gắn với "cái tôi" của chúng ta. Chúng ta nói "bạn của tôi". Và nếu có "bạn của tôi", chắc chắn sẽ xuất hiện cả "kẻ thù của tôi". Nếu chúng ta tập trung vào từ "của tôi", thì chúng ta tự nhiên xem người có những quan điểm khác là kẻ thù", - Dalai-Lama nói.

Tư tưởng  thống nhất toàn bộ loài người và nhận thức được rằng "những người khác - họ cũng như chúng ta" rất quan trọng. "Cần để cho trong khái niệm "chúng ta" bao gồm tất cả những người sống trên hành tinh, tất cả bảy tỷ người. Lúc bấy giờ sẽ không quan trọng chúng ta là ai: người Mỹ hoặc Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc hoặc Mông Cổ. Những sự khác biệt sẽ mất đi, Dalai-Lama tin chắc. - Tôi có nhiều bạn bè trong số những người Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và những người không phải là tín đồ. Giữa chúng tôi và họ không có những khác biệt nào, cản trở nào, bởi tất cả chúng ta, trước hết, là những người bình thường".

Mọi người cần tu dưỡng lòng trắc ẩn đích thực.  "Và không quan trọng, bạn là tín đồ hoặc không phải tín đồ. Chỉ cần dựa vào suy nghĩ lành mạnh và suy ngẫm nhiều hơn. Lúc bấy giờ bạn sẽ thành công. Theo quan sát của tôi, tình cảm của chủ nghĩa quốc tế làm nổi bật các nhà khoa học, các nhà tư tưởng xuất chúng đương đại. Họ không làm những khác biệt  giữa đất nước của họ và các nước khác. Như bạn nhìn thấy suy nghĩ này có thể được phát triển trong bản thân mình, nếu nắm chắc kiến ​​thức và nỗ lực"' - nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo nhận xét.

Ông xem trạng thái an nhiên tự tại của trí não là phương thức tốt nhất và kêu gọi hòa hợp sự quan tâm về sức khỏe thể chất của bạn với thực hành tâm linh. "Các kết quả hiện nay của khoa học chứng minh rằng trạng thái bình yên của trí não đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sức khỏe thể chất của con người.  Không phải vô cớ chúng ta nói: một tâm trí khỏe mạnh - cơ thể khỏe mạnh. Nếu trí não bị stress rất nặng, thì, cuối cùng, điều này sẽ ảnh hưởng tàn phá đối với sức khỏe thể chất", Dalai-Lama nói.

Trả lời câu hỏi của một nhà báo Nga phải đấu tranh chống tham nhũng như thế nào, Dalai-Lama nhận xét, tham nhũng - đó là hậu quả của sự thiếu tính kỷ luật tự giác, và tính kỷ luật tự giác cần dựa vào các giá trị tinh thần và đạo đức. "Ví dụ, trước mặt các bạn mở ra cơ hội, nhưng bạn hiểu rằng, lợi dụng nó, bạn sẽ bị cuốn vào hoạt động liên quan đến tham nhũng. Lúc bấy giờ, dựa vào các nguyên tắc đạo đức, bạn sẽ kiềm chế  hành động như thế một cách ý thức. Đó là phương pháp duy nhất để chiến thắng tham nhũng. Chỉ riêng một mình các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan khác không thôi, không giải quyết được nhiệm vụ này. Nhưng tôi nghĩ rằng Nga có tất cả cơ hội để giải quyết vấn đề này", nhà lãnh đạo tinh thần của các phật tử kết luận.

-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter