Ở chúng ta cường quốc vĩ đại
90 лет назад на карте мира появился СССР
Lyumila Nicolaeva
Nguồn: svpressa.ru và
newsland.com
Kichbu posted on 28.12.2012
Trong những
ngày này Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) đã có thể tròn
chín mươi tuổi. Nó được "hình thành theo luật pháp" vào tháng Mười hai
năm 1922. Và tồn tại đúng
69 năm, đến năm 1991, khi Boris Yeltsin "và các đồng chí của mình" từ
Belarusia (Shushkevich) và Ukraina (Kravchuk) quyết định "đã đến lúc chấm
dứt đất nước này". Liên bang của các nước anh em, của những
người khác dân tộc và tín ngưỡng, sống chung một đại gia đình thân thiết, sụp đổ thành những nước tự thân riêng lẻ khác
nhau.
Với một số quốc
gia trong số họ (Belarus, Kazakhstan)
trong những năm gần đây cố gắng tạo dựng một liên minh mới nào đó. Nói riêng,
trên cơ sở kinh tế. Và mặc dù trao đổi hàng hóa, theo những báo cáo của các
nhân vật chính thức, "đang tăng lên không ngừng" trong Liên minh này,
các đường biên giới thông thoáng, còn kiểm soát hải quan, nói riêng, từ
Belarusia, đã bải bỏ, nhưng không phải là tất cả, và "không
rất". Lý do ở đây nằm ở chỗ nào? Chúng
ta với những người láng giềng gần gủi của
mình đã đoạt tuyệt với nhau đến thế chăng, không, đúng hơn với họ hàng, sau sự
sụp đổ của đất nước to lớn rằng chúng ta không thể sống đoàn kết như đã từng
anh em một thời ở Liên Xô?
Còn bản thân Liên
Xô - người Nga, chẳng hạn, có buồn nhớ về nó không? Và nếu "vâng"
(cũng, tuy vậy, và "không"), thì tại sao?
Cả những câu hỏi
khác này "SP" đặt ra cho những người nổi tiếng ở đất nước chúng ta.
Trong số họ - các nhà xã hội học, các nhà chính luận, những nhà hoạt động đảng
và xã hội.
Nina Andreeva, phó tiến sĩ khoa học, tổng bí thư Ủy
ban trung ương ĐCS Belorusia (nổi
tiếng toàn quốc sau khi đăng trên báo "Nước Nga Xô Viết" bài báo
"Tôi không thể hy sinh các nguyên tắc").
- Đối với tôi Liên
Xô là gì? Trước hết - đó là quốc gia xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Đất nước đã xây dựng một chế độ kinh tế mà ở đó mỗi người, tôi nhấn mạnh, mỗi
người có cơ hội hiện thực hóa bản thân mình, những khả năng của mình, và đồng
thời nhận được theo những nhu cầu hợp lý. Ở Liên Xô của chúng ta giáo dục,
trung học và đại học miễn phí, y tế không mất tiền, học thể thao, âm nhạc, hội
họa. Tất cả chúng ta ai muốn điều này, có cơ hội nhận được nhà ở không phải trả
tiền. Tôi, lớn lên, từ quan điểm vật chất, trong một gia đình rất khiêm tốn,
tuy nhiên tốt nghiệp trường phổ thông với huy chương vàng. Đồng thời không ai
kéo "tai" tôi, không đòi tôi phải trả khoản tiền nào đó hoặc quà tặng
có giá trị như bây giờ điều này xảy ra không hiếm. Sau đó tôi tốt nghiệp đại
học với bằng giỏi. Tôi dạy ở một trường đại học. Nhà nước cấp miễn phí cho gia
đình tôi căn hộ ba phòng ấm cúng.
Số phận của hàng
nghìn và hàng nghìn người dân Xô Viết như thế. Còn bây giờ? Bây giờ những người
đồng hương của chúng ta nhà nước cấp cho tín dụng mua nhà, bằng cách đó dụ dỗ
họ vào cái bẫy nợ nần. Bởi vì để trả khoản tín dụng này, mọi người phải mất cả nửa
cuộc đời. Những người khác đầu tư tiền của xây dựng nhà cửa, hàng năm không thể
dọn đến ở vì người chủ xây dựng đã thay đổi, còn người trước đây biến mất vô
tăm tích với khoản tiền đầu tư của họ. Vĩnh biệt nhé, giấc mơ về căn hộ của
mình! Bây giờ khắp đất nước có biết bao vấn đề, đặc biệt ở các thành phố
lớn?!..
Tôi thậm chí không
nói về giáo dục đại học phải đóng học phí đến chín mươi phần trăm. Tiền chi phí
học tập tăng lên, còn chất lượng giáo dục giảm sút đột biến. "Các nhà cải
cách" của chúng ta từ bỏ hệ thống giáo dục Xô Viết được thừa nhận tốt nhất
thế giới. Kết quả như thế nào - chúng ta có được thế hệ trẻ mù chữ - tương lai
của chúng ta, không biết cả văn học cổ điển, cả hội họa và âm nhạc cổ điển, như
bù lại là vô liêm sĩ và độc ác. Ai đó đã nói đúng: làm thanh niên hư hỏng và
dân tộc bị tiêu diệt. Tôi cho rằng quá trình
hủy diệt dân tộc dường như đã kết thúc.
Còn quan hệ giữa
người với người như thế nào dưới thời Liên bang!.. Toàn thế giới ngạc nhiên và
ghen tị. Mọi người giúp đỡ lẫn nhau, hỗ trợ nhau bằng mọi cách có thể. Những
người khác đến giúp đỡ, họ không cần phải gọi. Có thể có điều gì tương tự ở
nước Nga hiện nay, nơi mà cướp bóc, trác táng, chấn lột, giết người đã trở
thành gần như chuyện thường ngày? Hàng ngày "cái con quỷ đen" này
không rời khỏi màn hình điện ảnh và các website-internet. Thanh thiếu niên, trẻ
vị thành niên xem và - học tập cướp bóc, hãm hiếp, giết người như thế nào.
Chẳng có gì ngạc nhiên rằng tội phạm vị thành niên tăng lên vài lần ở đất nước
trong thời gian "sau Liên bang". Trong khi đó chính phủ làm ra vẻ như
không có gì khủng khiếp đang xảy ra.
"SP":
Thưa Nina Aleandrovna, bà nuối tiếc điều gì khi nghĩ về sự tan rã của Liên Xô?
- Thứ nhất, và chủ
yếu, con người đã bị đánh cắp niềm tin vào tương lai, niềm tin vào ngày mai.
Đặc biệt, điều này liên quan đến thanh niên. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mang lại
niềm tin này, chủ nghĩa tư bản không bao giờ mang lại điều đó. Thứ hai, chán
đến tận cùng sự không trừng phạt những tội ác gây ra, vô pháp luật, hỗn loạn và
tình trạng vô chính phủ khắp mọi nơi. Ở đất nước của chúng ta có trật tự không?..
Hai mươi năm trước
đây trả lời phỏng vấn một nhà báo Mỹ tôi nói rằng nhà nước - đó là trật tự. Hôm
nay ở đất nước không có trật tự, không nhìn thấy ở đâu. Cư xử với con người như
với nô lệ. Con người trở thành hàng hóa, đặc biệt điều liên quan đến phụ nữ.
Hãy nhìn xem, điều gì đang xảy ra ở các thành phố lớn của miền trung Nga. Các
nhà máy bị bán cho những tổ chức tư nhân đáng ngờ nào đó, họ nhanh chóng làm
phá sản chúng, kết quả những người lao động không còn phương tiện để tồn tại.
Các gia đình li tán, ra đi để sống sót, về thủ đô hoặc đến Peterburg. Còn những
thành phố nhỏ của họ biến thành nơi hẻo lánh.
Chính phủ tuyên bố
với chúng ta về tiền lương "cao" của những người lao động. Đồng thời
nêu tổng số khoảng 10-15 nghìn ruble, dường như đủ để sống. Có cảm giác rằng
bản thân chính phủ đang ở một thế giời nào khác và về giá cả ở Nga "những
người ngoài hành tinh" không có khái niệm. Thật ra, nhiều người lao động
hiện nay còn đôi khi nhận được khoản tiền
phong bao nào đó từ lãnh đạo của mình. Dường như là cơm thừa canh cặn từ bàn ăn
của kẻ quý tộc. Điều đó có nghĩa rằng chính phủ đến lượt mình không thu đủ tiền
thuế cho khoản nào đó; rằng như thường
lệ, Quỹ lương hưu bị đánh cắp, để trang trải các chi phí của mình một chút.
Nói thêm, về giá
cả và lương tháng. Chuyển đổi đồng tiền hiện nay, người lao động ở Liên Xô nhận
được trung bình 30 000 nghìn ruble một tháng. Giá cả ổn định. Lương đủ để ăn
uống, cả mua sắm áo quần tử tế, đi nghỉ ở biển. Thật đau lòng khi nhìn những
người hưu trí của chúng ta. Những người đã khôi phục đất nước, nền kinh tế của
nó sau chiến tranh, lao động không ngơi tay, lên đường đi khai hoang theo tiếng
gọi đầu tiên, xây dựng tuyến đường sắt BAM, hoàn thành và hoàn thành vượt mức
các kế hoạch năm năm, còn bây giờ nhận từng đồng copeiki, hóa ra là những người
thừa, "những kẻ ăn bám" mà xã hội đang cố rũ bỏ họ bằng cách này hoặc
khác. Thật xấu hổ và nhục nhã cho chính quyền cầm quyền!
Chính phủ của
chúng ta có ý định thoát khỏi tình hình "kinh tởm" này trong bao lâu,
và liệu có ý định không nói chung - đó là vấn đề chủ yếu của thời điểm hiện
nay.
Olga
Starovoitova, lãnh đạo Quỹ Galina Starovoitovaya (em/chị
gái của mình, đại biểu Duma quốc gia, bị sát hại vào năm 1998 ở Peterburg)
- "Liên Xô -
đó là đế quốc của cái ác". Có một thời đã nói như thế về đất nước của
chúng ta mà nó không còn tồn tại vào năm 1991. Và trong điều này có một phần sự
thật. Liên Xô trong hàng chục thập niên là một quốc gia khép kín đối với thế
giới. Nhiều điều xảy ra ngoài biên giới của chúng ta, chúng ta không biết được.
Còn nhiều điều đưa ra đã bị ban lãnh đạo đất nước bóp méo một cách cố ý.
Nhưng đối với tôi
điều khác quan trọng hơn: rằng thực tế chúng ta
trong thời Xô Viết không tiếp cận được với những giá trị của văn minh thế
giới. Đi ra nước ngoài là cả một vấn đề lớn. Đặc biệt đối với những người không
phải là đảng viên ĐCSLX hoặc đoàn viên thanh niên comsomol. Và "những ủy
ban xuất cảnh" khét tiếng này ở các quận ủy có thể không cho phép một
người đi du lịch (bằng tiền riêng của mình) chỉ bởi vì người đó không biết,
chẳng hạn, khi nào kỷ niệm Ngày độc lập
của Châu Phi. Mà bản thân người Châu Phi chắc gì đã biết ngày đó?...
Chúng ta không
được phép biết về các nhà thơ, nghệ sĩ thậm chí của ngay chính của đất nước
mình. Điều này xảy ra như thế nào, nói là, có một thời với Esenin bị cấm, cũng như với Mandelshtam,
nhiều người khác nữa. Con người Xô Viết dường như không được làm điều gì -
biết, hiểu, nhìn, lắng nghe. Chỉ biết điều rằng "đảng ra lệnh".
Trong những năm
gần đây tôi đã đi khắp thế giới,. Tôi đã nhìn thấy những tác phẩm của văn hóa nghệ
thuật, kiến trúc thế giới. Tôi tiếp xúc với mọi người từ các nước khác nhau.
Mỗi chuyến đi, gặp gỡ như thế làm phong phú, theo quan điểm nhận thức, mở rộng
tầm nhìn, cũng như về trí tuệ. Rõ ràng, chính các vị lãnh tụ Xô Viết cũng sợ điều này.
Tôi có cảm thấy
mình là người Xô Viết hay không? Những người như thế theo quan điểm của tôi, từ
lâu đã không còn. Mặc dù… Như người ta nói trước đây: tất cả chúng ta đều sinh
ra từ "Cái áo khoác" của Gogol? Tôi nghĩ, tất cả chúng ta, những
người hiện nay, có một phần nào đó còn là người Liên Xô.
Tachiana
Dorutina, lãnh đạo Liên minh nữ cử tri, bạn và
người đồng chí của Marina Sale.
- Liên Xô- đó là thời gian tuổi trẻ của tôi. Và tuổi trẻ nó rực rỡ rằng khi
đó tất cả làm vui sướng. Chúng tôi thật yêu đời. Học ở trường đại học. Phía
trước khoa học đang chờ đợi chúng tôi. Tôi vào những năm đó còn xa rời với
chính trị, nói chung bất kỳ hoạt động xã hội nào. Đôi khi những gì xảy ra trong
nước, dĩ nhiên, làm tôi ngạc nhiên. Chẳng
hạn, việc cấm đọc sách của Pasternak. Mẹ của tôi, giám đốc một thư viện, có lần
mang về nhà tác phẩm "Bác sĩ Dzivago". Bà được lệnh phải tiêu hủy tất
cả các bản sách. Bà dù sao đã quyết định giữ lại một bản. Tôi đã đọc hết tác
phẩm này. Và cho đến nay không hiểu: nên cấm nó để làm gì? Trường hợp khác -
một bạn gái thân thích lấy chồng người Hungari. Trời đất, người ta
"xóa" tên cô trong tổ chức comsomol như thế nào, tại phòng cấp visa,
nói rằng, không xấu hỗ lấy chồng người nước ngoài à. Tại sao thế?...
Ở nước Nga hiện nay, dĩ nhiên, hít thở tự do
hơn. Mặc dù lần khác cái "tự do hít thở" này thật nặng nề. Chính
quyền hiện hành "xiết gai" mỗi khi ít một, và đến mức đã đến lúc phải
thét lên: chấm dứt ngay, hãy suy nghĩ kỹ! Đây là ví dụ sống động.
Ở Peterburg tại KAD một người đàn ông trẻ
tuổi bị chết, nơi chỗ đường vòng, bị tai nạn giao thông. Anh ta thoát ra khỏi
xe dập nát và dường như tự mình gây ra những vết thương rất nặng. Những người
thân thích và bạn bè của anh ta không tin anh ta tự sát. Họ tin chắc rằng người
ta đưa anh ta đến đó, có thể, chủ ý gây ra vụ tai nạn giao thông. Nhóm bạn bè
vào ngày nghỉ đã đến quảng trường Thiếu niên, nơi chúng ta thường tổ chức
miting. Họ có mục đích đơn giản và rõ ràng: bày tỏ thương tiếc với người bạn,
thu hút sự chú ý của chính quyền đến sự hỗn loạn trên các con đường. Và điều gì
đã xảy ra? Không biết từ đâu ra, xuất hiện lực lượng OMON. Bắt giữ hàng chục
người. Còng tay, lập biên bản, xử phạt… Chúng tôi làm sao, cũng không có quyền
bày tỏ lòng trắc ẩn?
-
"SP": Thưa Tachiana Sergeevna, bà có thể nói về mình, "tôi -
người Xô Viết"?
- Không thể. Không
bao giờ tôi xem mình là người như vậy. Thậm chí ngược lại, tôi cố gắng mãi mãi
tránh xa "cái danh hiệu vinh dự" này. Ở nhà chúng tôi thường cùng
người thân và bạn bè đọc các tác giả bị cấm, nghe Vysotski, thường phải nghe -
"các giọng" qua đài tiếp âm. Và vì những gì xảy ra xung quanh, chúng
tôi cảm thấy bất tiện.
Igor
Kudrin, đại úy dự bị hạng 1, người sáng lập và lãnh đạo câu lạc bộ thủy
quân-tàu ngầm Peterburg.
- "Sinh ra ở
Liên Xô". Tôi thích khi họ nói hoặc viết như thế. Tôi thường nhớ lại lời
của một người bạn tôi, nhà văn nổi tiếng - họa sĩ hải cảnh Victor Konetski:
"Không ai tước con đường chúng ta đã đi qua".
Trong nững năm gần
đây tôi thường phải tham gia vào các lễ tiển đưa buồn bã những đồng đội-thủy quân của mình. Tất cả
chúng tôi, hỡi ôi, đã chết. Thế này nhé, chúng tôi cho đến nay đặt không phải
lá cờ Andreevski lên quan tài của những người đã khuất, mà cờ của Hải quân Liên
Xô. Bởi vì rằng họ đã phục vụ chính dưới lá cờ này. Và họ không làm vấy bẫn nó.
Ngược lại, làm vinh quang lá cờ. Trong số bạn bè của tôi không một ai từ bỏ lá
cờ.
Có lẽ, ở Liên Xô
cũng có cả những điều xấu. Nhưng tôi không muốn nhớ lại điều đó. Bởi vì rằng
những gì tốt đẹp, vui sướng chính xác là nhiều hơn. Lúc bấy giờ chúng tôi phục
vụ Tổ quốc - đúng thế đấy, với chữ cái in viết hoa. Nga cũng là tổ quốc của
chúng ta, như hiện còn, xin lỗi, dù sao viết với chữ in thường.
Tôi, dĩ nhiên, là
người Xô Viết. Ở đây tôi không nhìn thấy điều gì xấu xa. Từ "người
Nga" đúng là xé tai tôi. Cũng như từ thời thượng "quý ngài". Tôi
luôn chỉnh mọi người: với các bạn không
quý ngài quý nghiếc gì, mà là đồng chí.
Alexander Nevzorov, dẫn chương trình truyền hình, nhà
báo, nhà chính luận, cựu đại biểu Duma quốc gia LB Nga.
- Tôi không có xu
hướng nuối tiếc, phản tính và những biểu hiện buồn nhớ tầm thường khác về quá
khứ. Tôi sinh ra và lớn lên ở Liên Xô như tuyệt đại bộ phận công dân Nga hiện
nay, và cũng như các nước cộng hòa SNG. Nói cách khác, tôi sinh ra ở một đất
nước thực sự thú vị. Có nhiều điều tốt đẹp. Và cũng có những điều trái ngược.
Tôi không nhìn thấy ý nghĩa để hồi tưởng, nhắc lại, bình luận. Tôi sống bằng
thời hiện tại. Và tôi cũng mong cho cả mọi người như thế.
Yakov
Kostyukovski, nhà khoa học của Viện Xã hội học thuộc Viện Hàm lâm khoa học Nga.
- Không ai ở đất
nước, rất tiếc, tiến hành các nghiên cứu về đề tài thái độ của người Nga đối
với Liên Xô. Có những cuộc thăm dò với sự tham gia của một số lượng nhỏ những
người tham gia trả lời phỏng vấn. Đó, dĩ nhiên, không phải là chỉ số. Nhưng có
những quan sát. Có quan điểm về vấn đề này của tôi, của một nhà xã hội học
chuyên nghiệp.
Cuối cùng, tôi bản
thân được sinh ra vào năm 1967 ở đất nước của "chủ nghĩa xã hội phát
triển". Tôi học tập ở đây, bắt đầu nghiên cứu khoa học. Điều gì rõ ràng:
thế hệ chúng tôi, những người được sinh ra ở Liên Xô với cách biệt 5-10, thậm chí 15 năm, không khác nhau là
bao. Nhưng theo cách nhìn nhận, và theo lối sống, lợi ích. Bây giờ đứt đoạn
giữa những người sinh ra, nói là, vào cuối những năm tám mươi và sau mười năm,
vào cuối những năm chín mươi của thế kỷ XX, vô cùng lớn. Đơn giản - hoàn toàn
là những người khác nhau! Dòng thông tin vô tận đa dạng nhất ảnh hưởng ở mức độ
không nhỏ, những khả năng liên lạc không bị giới hạn biến chúng ta "phát
triển" hơn. Thụ cảm thế giới của mọi người thay đổi nhanh chóng.
Nhưng nó cũng làm
cho chúng ta trở nên cô đơn hơn, phải thế không. Vào thời Xô Viết mỗi người có
bạn bè của mình - người có hai, người có năm, có thể, hàng chục. Bây giờ ở
nhiều người có hàng trăm, và đôi khi hàng nghìn những người gọi là bạn bè.
Những người trên thực tế đơn giản là người tiếp xúc. "Nháy"
"chuột", nói chuyện một chút theo skip hoặc thế nào đó khác, đó là
toàn bộ "cuộc gặp gỡ". Từ đó có sự phân hóa xã hội, chủ nghĩa cá nhân
phát triển.
Tôi hoàn toàn cảm
thấy thoải mái ở ngay cả nước Nga hiện thời. Nhưng tôi biết những người cả của
thế hệ tôi, và trẻ hơn, những người nói về Liên bang với sự nuối tiếc. Tôi cho
rằng vào những năm đó nhà nước quan tâm các công dân của mình nhiều hơn bây
giờ. Mọi người với nhau gần gủi hơn. Của mình, người khác - tất cả đều ruột
thịt, những người Xô Viết.
----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét