Kichbu posted on 31.12.2012
Chiến lược sử
dụng điệp viên bên trong cộng đồng Hoa kiều trên toàn thế giới khiến tình báo
Trung Quốc được đánh giá là lực lượng tình báo mạnh thứ ba thế giới.
Cơ cấu tổ chức tình báo quân đội của
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa:
- Bộ 2 - điệp báo, chỉ đạo các cứ điểm tình báo;
- Bộ 3 - tình báo vô tuyến điện tử.
Cơ cấu tổ
chức Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (trực thuộc Trung ương ĐCS Trung Quốc):
- Cục 1 - điệp báo trong lãnh thổ Trung Quốc;
- Cục 2 - các chiến dịch hải ngoại;
- Cục 3 - các chiến dịch ở Hồng Công, Macao,
Đài Loan;
- Cục 4 - bảo đảm kỹ thuật nghiệp vụ;
- Cục 5 - quản lý các sở khu vực của Bộ An ninh
Quốc gia;
- Cục 6 - phản gián;
- Cục 7 - xử lý và phân tích tin tức tình báo;
- Cục 8 - Viện Quan hệ quốc tế;
- Cục 9 - an ninh nội bộ, quản lý các phòng đặc
biệt trong quân đội;
- Cục 10 - thu thập thông tin KHKTrung Quốc;
- Cục 11 - tình báo vô tuyến điện tử và an ninh máy
tính (tương tự như NSA của Mỹ);
- Cục Đối ngoại - các quan hệ chính thức với các cơ
quan đặc vụ nước ngoài;
- Tân Hoa Xã - hãng thông tấn.
Tình báo
vô tuyến điện tử
Các cơ quan tình báo Trung Quốc rất lạc quan nhìn về tương lai vì các cơ cấu
sức mạnh của nước này đang trải qua một cuộc cách mạng thật sự, lần này là về
kỹ thuật.
Lãnh đạo quân đội
Trung Quốc chính thức thừa nhận rằng, về các chủng loại vũ khí thông thường,
quân đội Trung Quốc không thể đạt được sự cân bằng với Mỹ và đầu năm 2000, Bộ
tổng tham mưu quân đội Trung Quốc đã xây dựng chương trình hiện đại hoá các
phương tiện chiến tranh thông tin.
Vật thí nghiệm đầu
tiên cho các phương pháp tác chiến thông tin là Đài Loan. Đài Loan đã lên tiếng
báo động từ tháng 12 và thừa nhận rằng, từ tháng 8/1999, các hacker Trung Quốc
đã đột nhập các mạng máy tính của các cơ quan chính quyền Đài Loan 165 lần. Mục
tiêu của tin tặc là các site của quân đội, các bộ tư pháp, kinh tế và quốc hội.
Các mạng máy tính của Nhật cũng bị tin tặc Trung Quốc tấn công.
Việc chuyển sang chiến tranh không thể thiếu các cơ quan tình báo Trung Quốc và
điểm tựa được chọn là tình báo vô tuyến điện tử. Tháng 5/1999, các bộ trưởng quốc
phòng Trung Quốc và Cuba đã
ký thoả thuận xây dựng ở Cuba
một trung tâm chặn thu vô tuyến điện và theo dõi vệ tinh Mỹ.
Trước đó ở Cuba chỉ có 1
trung tâm chặn thu ở Loudres do các cơ quan đặc vụ Nga sử dụng. Năm 1999, Trung
Quốc đã phóng 4 vệ tinh chụp ảnh và 2 vệ tinh chặn thu vô tuyến trên bầu trời
châu Á, còn tháng 3 năm nay, Giang Trạch Dân trong cuộc họp của Quân uỷ TW cũng
đã hạ lệnh tiến hành chương trình 1-26 nhằm chế tạo các loại vũ khí công nghệ
cao, trong đó có các vệ tinh do thám.
Trước đó, năm 1994, Trung Quốc đã thuê của Myanmar 3 hòn đảo để triển khai các
trung tâm do thám vô tuyến (bao quát Ấn Độ Dương, vịnh Bengal và eo biển
Malacca). Năm 1995, theo thông tin của Mỹ, tất cả các trung tâm chặn thu vô
tuyến của Trung Quốc ở châu Á: trên một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của
Việt Nam và trên đảo Hải Nam ở biển
Đông. Ngoài ra, trung tâm chặn thu vô tuyến Sop-Khau gần Lào từng hoạt động
mạnh trong những năm 1960-1970 thời chiến tranh ở Việt Nam cũng được
khôi phục.
Công tác
kế hoạch
Cựu chỉ huy phản gián của CIA là Paul Redmond đã tuyên bố về việc bắt giữ gián
điệp mới của Trung Quốc ở Mỹ:
"Ở cấp độ văn
hoá, họ (người Trung Quốc) sống ở một môi trường và những khuôn khổ thời gian
hoàn toàn khác. Người Trung Quốc tư duy không phải bằng giờ, ngày hay tuần mà
bằng hàng chục năm. Họ là một nền văn minh cổ đại, và biết hoạch định cho nhiều
năm dài".
Một trong những
kết quả của lối suy nghĩ đó ví dụ là từng là một trong những nước châu Á lạc
hậu nhất đã Trung Quốc khéo léo có được vũ khí hạt nhân của Liên Xô mà không
phải nhận bất kỳ cam kết nào.
Trong những năm
tháng hợp tác tốt đẹp nhất với chế độ Mao Trạch Đông, các chuyên gia Liên Xô
không được phép nhúng mũi vào các mục tiêu đóng kín, và khác với các đồng
nghiệp Đông Âu của mình, tình báo Trung Quốc chưa bao giờ gửi người sang Liên
Xô thụ giáo KGB.
Các cơ quan tình
báo Trung Quốc thậm chí còn hăm doạ được nước Mỹ, quốc gia nhiều năm thực tế
đang phải chịu cái nạn đánh cắp công nghệ quân sự bí mật để không xảy ra cắt
đứt quan hệ. Điều không phải là bí mật là người Trung Quốc đã phóng được tên
lửa vũ trụ sau khi bắt buộc người Mỹ giao cho họ nhà khoa học tên lửa gốc Hoa
(thực ra để đổi lấy sự lãnh nhạt của Trung Quốc trong quan hệ với Liên Xô).
Một thành tựu
không kém phần chấn động của các cơ quan tình báo Trung Quốc là việc áp đặt
được sự kiểm soát đối với nhiều ngân hàng lớn nhất của các nước thuộc
"những con hổ châu Á". Người ta thậm chí khẳng định rằng, các nhóm
tội phạm có tổ chức tầm cỡ nhất ở Đông Nam Á - các hội Tam Hoàng - nằm dưới
"sự bảo trợ" của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc.
Phản gián
Bên cạnh đó, khả năng của các cơ quan tình báo Trung Quốc được minh hoạ tốt
nhất bởi các ấn tượng cá nhân của các vị khách tiếp chuyện của phóng viên tờ
Segodnya.
Thật khó có một
nước nào khác có thể có tình thế mà một cán bộ tình báo GRU về hưu vào giữa
thập niên 1990 miêu tả:
"Sau khi về hưu, tôi đã từng đến Trung Quốc với tư cách phiên dịch. Nhưng
việc trao đổi tự do bằng tiếng Trung lập tức thu hút sự chú ý của các nhân viên
Cảnh sát Nhân dân vũ trang đối với tôi. Tại một thị trấn hẻo lánh, tôi định ghé
vào quán bar.
Đón tôi ở cửa là 2 người lạ, họ rất lịch sự hỏi tôi định làm gì. Tôi trả lời
trung thực là tôi muốn uống. Chúng tôi cùng lên quán bar, người ta nhường cho
chúng tôi một cái bàn nhỏ, và tôi đã buộc phải uống cùng với 2 người đồng hành.
Nửa giờ sau, có thêm một người Trung Quốc nữa nhập bọn với chúng tôi, người này
nói tiếng Nga rất giỏi. Họ không hề giấu giếm chuyện họ đang phục vụ trong Cảnh
sát Nhân dân vũ trang. Câu hỏi đầu tiên là: "Thế anh học tiếng [Trung] ở
đâu?" Dĩ nhiên là tôi trả lời: "Ở Đại học các nước châu Á và châu
Phi". Họ cười xoà thân thiện: "Tất cả các anh đều nói vậy. Thôi được,
chúng tôi sẽ không hỏi họ tên thầy giáo của anh". Nhìn chung, chúng tôi
hiểu nhau".
Còn đây là lời kể của một cán bộ tình báo đối ngoại Nga từng nhiều năm công tác
tại tổ tình báo ở Trung Quốc: "Thời cách mạng văn hoá, các cơ quan tình
báo Trung Quốc đã khôi phục hệ thống chỉ điểm cổ xưa được nghĩ ra từ thời các
hoàng đế. Nó gọi là "Ngũ Thập Bách" (5, 10, 100).
Đó là khi ngũ
trưởng giám sát các thành viên của gia đình mình, thập trưởng đối với các nhân
viên hay láng giềng của mình... Kết quả là chúng tôi đụng phải tình thế hoàn
toàn không thể làm điệp báo ở nội địa Trung Quốc, bởi vì có rất đông người tình
nguyện bám sát từng bước chân bạn.
Hơn nữa là có cả trẻ
em, bởi vì các đội theo dõi ngoại tuyến có cả thiếu niên. Tuyển điệp viên ở đâu
đó ngoài lãnh thổ Trung Quốc như chẳng hạn như các sinh viên ở Liên Xô thì dễ
hơn nhiều".
Tham gia
vào kinh tế
Giữa thập niên
1980, khi Đặng Tiểu Bình lựa chọn chiến lược cải cách Trung Quốc, Bộ An ninh
Quốc gia Trung Quốc đã vạch ra một chương trình toàn cầu nhằm tìm kiếm các
nguồn lực tài chính và công nghệ tiên tiến.
Đặng Tiểu Bình rất
tán thưởng chương trình này nên đã đưa ra quyết định chiến lược về việc ưu tiên
đầu tư tài chính và củng cố Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc như một công cụ bảo
đảm cho các cải cách triệt để ở Trung Quốc. Những hệ quả của quyết định này đến
nay vẫn có thể cảm thấy được.
Chẳng hạn, ngày nay, nhiều người cho rằng, người được bầu đứng đầu Đặc khu hành
chính Hongkong vào cuối năm 1996, chủ hãng tàu thuỷ "Orient Overseas
International" Đổng Kiến Hoa là một cán bộ Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc.
Theo một số nguồn
tin, dưới bình phong công ty khổng lồ này (tài sản cá nhân của Đổng Kiến Hoa
được đánh giá là hơn 1 tỷ USD), tình báo Trung Quốc đã hoạt động thành công từ
cuối thập niên 1970. Chính tình báo Trung Quốc đã "cứu" ông Đồng vốn
quê Thượng Hải khỏi bị phá sản bằng cách giúp nhận được khoản tín dụng 120
triệu USD. Kết quả là Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã tránh được những rối
loạn khi tái thống nhất Hongkong với Hoa lục.
Hoặc là nhân vật thú vị như doanh nhân Hongkong Li Ka-shing. Đến nay, đã có
nhiều báo cáo của CIA về hoạt động của ông ta. Lần đầu tiên, Li Ka-shingkhiến
người Mỹ kinh hãi vào năm 1998, khi biết ông ta định giành quyền kiểm soát đối
với kênh đào Panama.
Năm 1996, công ty
Hutchison Whampoa của ông ta, nay gọi là Panama Ports Co., thuê được của chính
phủ Panama trong vòng 50 năm các cảng chủ chốt của kênh đào kể cả ở đầu Đại Tây
Dương và Thái Bình Dương. Bộ Ngoại giao Mỹ lập tức tuyên bố thoả thuận này là
"bất hợp pháp" và "sặc mùi tham nhũng".
Sau đó, đã xuất
hiện một báo cáo của Lầu Năm góc buộc tội Li Ka-shing định dùng kênh đào Panama "để
buôn lậu công nghệ từ phương Tây về Trung Quốc hoặc để tạo điều kiện dễ dàng
đưa vũ khí vào lãnh thổ Mỹ". Người ta không thể biết chắc chắn vì sao Li
Ka-shing làm việc cho tình báo Trung Quốc - do các quan hệ cá nhân của doanh
nhân này với các nhà lãnh đạo Trung Quốc như một số báo nói hay đây là sự hợp
tác hai bên cùng có lợi.
Tuy vậy, còn có
một sự kiện thú vị nữa. Tháng 3/2000, con trai Li Ka-shing là Richard Li đã
tiến hành thương vụ mua hãng điện thoại Hongkong Cable&Wireless HKT với giá
38 tỷ USD.
Nếu không có sự
cho phép của chính quyền Trung Quốc thì thương vụ này không thể thành được.
Theo đánh giá của Mỹ, hiện nay, Li Ka-shing và con trai ông ta đang kiểm soát
khoảng 1/3 toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán Hongkong.
Tuy vậy, hoàn toàn
có thể là sự hợp tác mật thiết của Li Ka-shing với chính quyền Trung Quốc có
thể giải thích là ông ta cũng giống như Đổng Kiến Hoa đã chịu ơn các cơ quan
tình báo Trung Quốc. Vấn đề là ở chỗ, trong những năm 1996-97, băng Big Spender
đã bắt cóc 2 đại doanh nhân ở Hongkong, trong đó có Victor Li, con trai thứ hai
của Li Ka Shin. Món tiền chuộc yêu cầu là 205 triệu USD đã được thanh toán,
nhưng sau đó là cuộc săn đuổi toàn quốc đối với băng Big Spender ẩn náu ở Trung
Quốc đã khai diễn.
Cuối cùng, tháng 1/1998, tại thành phố Quảng Châu, miền Nam Trung Quốc, toàn bộ
băng tội phạm này gồm 35 tên do chính trùm Big Spender, người Hongkong 43 tuổi
Cheung Chi Keung, cầm đầu đã bị bắt. Thật khó để Li Ka-shing quên đi ơn nghĩa
này của các cơ quan tình báo Trung Quốc.
Điệp báo
Trong 20 năm gần đây, các cơ quan tình báo hàng đầu thế giới ngày càng chú ý
đến các công nghệ cao. Bởi lẽ, moi tiền từ ngân sách cho loạt vệ tinh do thám
mới, xây dựng các trạm chặn thu vô tuyến dễ hơn nhiều là tiến hành hoạt động
điệp báo tỉ mẩn và không mấy an toàn. Ít ra là nguy cơ nổ ra các vụ xì căng đan
quốc tế khi điệp viên bị bắt giữ giảm mạnh.
Tuy vậy, ở đây
Trung Quốc cũng có con đường riêng: họ tiếp tục dựa vào hoạt động điệp báo.
Dưới đây là lời kể của một cán bộ cơ quan tình báo điện tử của Nga FAPSI, vào
đầu thập niên 1990, đã làm việc mấy năm tại một trạm chặn thu vô tuyến trên
biên giới với Trung Quốc, gần Blagoveshchensk: "Các bản điện mật mã của
Trung Quốc chúng tôi thường "phá thủ công", trình độ của họ không cao.
Trong khi kể cả Ấn
Độ cũng đã sử dụng các bộ máy mã điện tử , người Trung Quốc vẫn bằng lòng với
các mã đơn giản nhất. Dĩ nhiên, cũng có những mục tiêu "không đọc
được" như căn cứ bên hồ Lopnor, nơi Trung Quốc tiến hành các vụ thử hạt
nhân. Nhưng những mục tiêu như thế chỉ cần 1-2 lần là đọc được". Và người
Trung Quốc vẫn hài lòng với chuyện đó. Tất cả phương tiện được đầu tư vào điệp
báo, nhưng đây không phải là sự bướng bỉnh thuần tuý.
Nước Trung Quốc
quá đông dân là nguồn cung cấp người di cư chủ yếu. Đến nay, cộng đồng Hoa kiều
ở Mỹ đã vượt quá 1,3 triệu người, ở Nga, tại vùng Viễn Đông và Siberia, trong 5
năm gần đây, số người Hoa đã vượt quá 1 triệu người, người Hoa cũng xâm nhập
mạnh vào châu Âu - các cộng đồng Hoa kiều mạnh nhất được hình thành ở Rumani và
Hungary. Chính chiến lược này - sử dụng điệp viên bên trong cộng đồng Hoa kiều
trên toàn thế giới - đã mang lại cho tình báo Trung Quốc vinh dự là lực lượng
tình báo mạnh thứ ba thế giới.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc hiện quyết tâm đuổi kịp tình báo các nước khác về
trình độ kỹ thuật không thể không làm cho Mỹ và Nga dè chừng.
PM
(VIETNAMDEFENCE.COM)
_____________________________
Xem thêm: