Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Chính sách một con ở Trung Quốc là sai lầm?


La politique du planning familial a été mise en place en 1979.

Pierre Picquart
Nguồn: inosmi.ru
Kichbu posted on 23.01.2013

Atlantico: Trong một nghiên cứu của Úc khẳng định rằng những người Trung Quốc được sinh ra trong khuôn khổ chính sách một con, trong mức độ ít nhất sẵn sàng chấp nhận rủi ro và trở thành doanh nhân. Ngoài ra, họ không có sự tự tin, tính chan hòa và tinh thần cạnh tranh, như những đứa trẻ được sinh ra trước năm 1980. Trung Quốc có thể phải trả giá rất đắt cho  chính sách dân số của mình?

Pierre Picard: Trung Quốc đã áp dụng hai biện pháp chính trị kiểm soát tỷ lệ sinh đẻ.
Thứ nhất - cái gọi là "kết hôn muộn”. Thứ hai - đó chính sách kế hoạch hóa gia đình được áp dụng vào năm 1979. Nó trực tiếp liên quan đến chỉ có một dân tộc, dân tộc Hán, chiếm khoảng 90% tổng dân số. Không một dân tộc thiểu số nào, không một người nông dân Trung Quốc nào thuộc vào nhóm dân tộc này. Gần đây, xét đến nhân khẩu học, mọi người có nhiều khả năng để có được quyền sinh con thứ hai, trước hết ở Thượng Hải. 

Liệu tôi có nghĩ rằng những kết quả của nghiên cứu là chính xác? Và có và không. Không, bởi vì khắp cả nước, ở thành thị và nông thôn, người Trung Quốc thể hiện  tinh thần ham muốn lạ thường, vả lại,  điều này liên quan đến những người 20, 30 và 40 tuổi. Bao gồm cả thế hệ "con một" còn được gọi là "hoàng đế nhỏ". Người Trung Quốc hàng ngày luôn nảy sinh những suy nghĩ làm thế nào để tạo ra một cái gì đó mới. Trong khi đó, chính sách một con duy nhất này đã làm cho giới trẻ Trung Quốc ít cởi mở hơn trong quan hệ với xã hội. Đây chính là "những đứa trẻ vua con" tương tự, như ở Canada, Pháp, Mỹ, vv… Thanh niên thường quên  cha, mẹ, ông và bà đã phải nỗ lực như thế nào để sống  hoặc thậm chí sống sót. Họ phải mang nợ với thế hệ trước bởi mức sống hiện nay của mình.

- Trong nghiên cứu nhấn mạnh những hậu quả tiêu cực của cách cư xử như vậy đối với nền kinh tế. Ông có thể nói gì về điều này?

- Những người trẻ tuổi ngày càng ít quan tâm hơn đến những mệnh lệnh của "phúc lợi tập thể" và mức đ nghiệt ngã của lối sống. Thanh niên trở nên ích kỷ. Đồng thời, nó được tiếp thu một nền giáo dục tốt và từ quan điểm văn hóa điều này rất hữu ích cho hoạt động kinh doanh và tự do kinh doanh. Trẻ em Trung Quốc (ngay cả khi gia đình chỉ có con) được giáo dục theo logis của sự thành công: học tập, nghỉ ngơi, cưới hỏi và, hoàn toàn có thể, tiếp tục doanh nghiệp của gia đình cho sự thịnh vượng trong tương lai. Bố mẹ đầu tư vào trẻ em rất nhiều sức lực và tiền của. Kết quả là, những người trẻ tuổi này có nhiều  phẩm chất mạnh mẽ liên quan đến văn hóa hoặc kiến thức tiếng nước ngoài. Thanh niên nông thôn, về phía mình, cho đến nay không có cơ hội tiếp cận với những thành quả của sự tiến bộ. Thanh niên thành phố nổi bật bởi tính độc lập cao, nhưng  với căn bệnh cá nhân chủ nghĩa lớn. Nó không cảm thấy mối liên hệ chặt chẽ với gia đình và quê hương. Đa số những người trẻ tuổi từ các khu vực nông thôn và vùng núi không có những điều kiện đ học kinh doanh, tuy vậy họ có tinh thần đoàn kết mạnh mẽ và tinh thần năng động. Đối với hầu hết trẻ em thế hệ "hậu-1979" điều quan trọng nhất - đó là tiền, tiền, và tiền nhiều hơn nữa.

- Quan điểm của chính phủ Trung Quốc liên quan đến chính sách dân số như thế nào?

Nhìn chung, Trung Quốc đang cố gắng kết hợp hai phương pháp:  ổn định và cải cách. Đây là chìa khóa cho những thành công kinh tế của nó. Điều này cũng liên quan đến  chính sách xã hội, điều chỉnh tỷ lệ sinh đẻ, công nghiệp, môi trường và cơ sở hạ tầng. Khi Trung Quốc tiến hành cải cách, thì gây cho họ những thử thách. Từ đây nới lỏng chính sách dân số. Nếu các kết quả là thỏa đáng, những thay đổi sẽ được tiếp tục. Từ đây tiếp theo là sự lưỡng phân nào đó trong chính sách của Trung Quốc.

Sự cần thiết duy trì kiểm soát nhân khẩu học còn là một sự giải thích cho những biến đổi như vậy. Người ta ngày càng khuyến khích các gia đình sinh con thứ hai mặc dù  ít nhất là để đảm bảo tính bền vững của hệ thống hưu trí trong tương lai. Bây giờ, Trung Quốc có 1,4 tỷ người. Khi nới lỏng chính sách dân số các công dân, trước hết những người dân thanh thị (chủ yếu ở Thượng Hải), muốn  chuyển sang mô hình của phương Tây. Các đại diện của  tầng lớp trung lưu, những người có thể tự hào về mức thu nhập cao hơn, ngày càng có xu hướng thoải mái hơn với ý tưởng mở rộng gia đình. Hơn thế, đa số người dân Trung Quốc cho rằng họ cần tập trung vào việc giáo dục một đứa con, để nó cơ hội tối đa để đạt được thành công.


Pierre Picard, tiến sĩ địa chính trị tại Đại học Paris-VIII, chuyên gia Trung Quốc.


------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter