Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Tổ quốc của chúng ta - Liên bang Xô Viết?


Новость на Newsland: О том, что мы можем и должны дать нашим детям

Наша Родина - СССР?


Мikhail Tstkovich

Nguồn: scepsis.ru

Kichbu posted on 22.01.2013



Tôi – đại diện của thế hệcon em thời perestroika”, của thế hệ đồng thời có thể gọi là thế Xô Viết cuối cùng, và thế hệ hậu Xô Xiết đầu tiên bắt gặp những năm cuối cùng của cuộc sống của Liên bang Xô Viết, nhưng không phải là Nhi đồng Tháng Mười , đội viên thiếu niên. Quá khứ Xô Viết đối với chúng tôi tồn tại trong dạng của những hồi ức lờ mờ của tuổi thơ và những câu chuyện của bố mẹ. Và thêm nữaqua những di sản văn hóa. Tất cả chúng tôi đã được giáo dục, cho dù  chỉ là phần nào, qua những bộ phim hoạt hình, sách báo Liên Xô, những bài hát của trẻ em; chúng tôi thậm chí biết  thế nào là đĩa hát


Bước ngoặt quyết định trong đời sống của đất nước xảy ra đúng vào thời điểm khi chúng tôi còn chưa nhận thức được và không thể đánh giá chiều sâu và xu hướng của sự biến đổi này. Chúng tôi lớn lên trong thời đại xét lại tổng thể các giá trị khi tất cả những cái cũ bị loại bỏ từ ngưỡng cửa, khi từLiên Xô” nói ra như nhãn hiệu, khi tất cả  và mỗi người được giao trách nhiệm hoàn toàn đoạn tuyệt vớiquá khứ độc tài” đáng nguyền rủa. Và thế là bây giờ nhiều người trong số chúng tôi ngoái nhìn với nỗi niềm luyến tiếc về đất nước mà nó từ lâu đã chết và đã bị khai tử trong các bài phát biểu của các chính khách cả nghìn lần.


Nỗi niềm luyến tiếc của thế hệ cũ hoàn toàn có thể hiểu được. Nhưng Đất nước Xô Viết đã hấp dẫn đối với những người trẻ tuổi điều gì, những người hầu như đã không sống đó? Chẳng lẽ họ đã không giải thích cho chúng tôi rằng chủ nghĩa xã hội – đó là xếp hàng, tem phiếu, đói nghèo, bức màn sắt, trại tập trung, tuyên truyền, mật báo, sự mất trí của quần chúng và v.v...? Phải chăng bây giờ chúng ta còn thiếu cái gì đó trong một nước Ngatự do và dân chủ”?

 Новость на Newsland: Что такое СССР: часть 2


Tôi kể với các bạn trường hợp mà nó thúc dục tôi viết bài báo này. Một thời gian sautiền tệ hóakhông thể nào quên với mọi người, một cụ bà muốn đi tàu điện miễn vé, theo giấy chứng nhận hưu trí. Người phụ nữ soát vé đã thả chó vào bà cụ và nói ra tất cả những lời nghĩ về những cụ già-ăn bám. Bà cụ, ngượng ngùng thanh minh, nói rằng suốt cả cuộc đời của mình bà đã cống hiến cho Tổ quốc, từ mười tuổi đã làm việc nông trang… “Bây giờ chẳng ai quan tâm điều đó đâu!”. Cho đến giờ tôi còn xấu hỗ rằng tôi lúc bấy giờ, đứng bên cạnh, đã không chỉnh người soát vé này vì sự vô ơn và thô lỗ. Nhưng, có lẽ, mà có cần phải làm việc đó không? Chính người soát vé cũng người phụ nữ bị bầm dập bởi cuộc mưu sinh và lao động nặng nhọc, và cũng thật đau khổ và khó chịu rằng người phụ nữ đó đã chửi bới một người phụ nữ bất  hạnh khác, cũng chính như thế - già nua, bệnh tật, bị nhà nước bóc lột và bị rẻ rúng, mà vì phúc lợi của nhà nước bà đã làm việc những ngần ấy năm. Thật kinh tởm làm sao, lúc bấy gờ tôi nghĩ rằng con người, cho dù có một chút nhỏ, như quyền lực - dạng biển hiệu TTU trên ngực, ngay lập tức đã mất đi tính người. Và, như đ khẳng định những suy nghĩ của tôi, cụ bà nói khi bước ra cửa tàu điện: “Trước đây chúng tôi là con ngườithậm chí trong chiến tranh chúng tôi cũng là con người, thế mà bây giờ chúng thành ác quỷ cả…”.


Và tôi bỗng hiểu được một cách rõ ràng rằng, cho dù đánh giá chế đ Xô Viết thế nào đi nữa, cho dù có nghĩ ra cho nó một định nghĩa thế nào đi nữa, một điều không thể nghi ngờ: nó nhân đạo hơn chủ nghĩa tư bản tài phiệt (băng đảng, xa lạ, hoang dã và…- cần phải nhấn mạnh). Thực tế thật kinh ngạc: trong những năm thử thách cam go nhất thậm chí nằm mơ cũng không hình dung nổi, dù với tất cả những khó khăn vật chất, những người Xô Viết đã giữ được phẩm chất của con người, còn sự tương trợ lẫn nhau là hiện tượng bình thường.


Nói chung, tất cả những gì bây giờ là kì lại và hoang dã, thì lúc bấy giờ được xem là những hiện tượng bình thường.


Tình yêu đối với Tổ quốc. “Đất nước của những anh hùng, đất nước của những người mơ ước, đất nước của những nhà khoa học. Ngôi sao dẫn đường của toàn thể nhân loại. Vì đất nước như thế chúng tối sẵn sàng hy sinh tất cả”. (Bây giờ  nói: hy sinh ư?  Sao phải thế!).


Tinh thần tập thể. “Tất cả chúng ta – một gia đình lớn, chúng ta xây dựng chủ nghĩa cộng sản, đó là sự nghiệp chung của chúng ta, mỗi người cần cố gắng mang lại ích lợi tối đa cho xã hội”. (Còn bây giờ nói: mày muốn gì, muốn chơi trội hả?).


Tôn trọng lao động. “Ai không làm, không ăn. Còn ai làm việc trung thực và tận tâmngười đó sẽ được khen và ca ngợi, sẽ có những bài ca và phim ảnh về người đó”. (Bây giờ họ nói: Gò lưng cúi cổ mà làm gì khi có thể làm giàu tùy thích (на халяву)?


Tôn trọng tri thức. “Đất nước có nhiều người đọc sách nhất thế giới. Học, học nữa và còn học mãi. Mỗi người cần biết và biết làm càng nhiều càng tốt, còn trở thành dốt nát và bị điểm hai thật xấu hỗ”. (Bây giờ nói: mày làm sao, nhà thực vật học à?).


Tự hoàn thiện đạo đức. “Hãy xứng đáng với danh hiệu người xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Không chấp nhận điều bất công nhỏ nhất. Hãy cố gắng cải tạo những người lười biếng bằng tấm gương cá nhân của mình (Bây giờ nói: đ ngu).


Những hình thức mà trong đó tất cả những điều này được thể hiện, bây giờ nom hơi ngây thơ và thường có thể gây nên chỉ sự diễu cợthơn nữa rõ ràng rằng trong thực tế tất cả đã hình thành khác so với trên lời nói. Và tất cả những đặc tính và tính cách nêu trên những phẩm chất đích thực của con người – đã được bồi dưỡng có mục đích Liên Xô. Đa sốnhững người dân Xô Viết bình thườngchia sẻ một cách chân thành tất cả những phẩm chất nhân văn  và tuân thủ chúng trong cuộc sống. Tôi nói chính về đa số, đ các quan  chức đảng, thanh niên cộng sản comsomol trong ngoặc, đ trong ngoặc những phần tử chống xã hội, mà chúng có trong bất kỳ xã hội nào. Thế này hoặc thế khác, “kiểu người trung bình”, từng tồn tại Liên bang Xô Viết, trong mối liên hệ tinh thần còn cao hơn của chúng tatôi không nghĩ rằng ai đó sẽ tranh cãi khẳng định này. Chính nhờ nó Nga đã có thể biến từ một nước mù chữ và tan vỡ thành một nước với nền công nghiệp phát triển và một nền giáo dục tốt nhất thế giới; đã có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh ác liệt nhất và là nước đầu tiên bay vào vũ trụ. Chúng ta, thế hệ chúng ta, đang mắc món nợ không thể trả được chính trước những người đã xây dựng nhà máy thủy điện Dnhep và “Magnhitkatrong bùn lầy và băng giá, đã lao máy bay mình vào máy bay địch, mang ánh sang tri thức đến những làng quê xa xôi.  


Tại sao họ là những người như thế? Vấn đ không ý thức hệ. Liên Xô đã từng tồn tại nhiều cơ hội hơn đ phát triển toàn diện nhân cách con người. Quyền được lao động và nghỉ ngơi, giáo dục và y tế không phải trả tiền, các cung văn hóa, thư viện, nhà trẻ - tất cả điều đó là hiện thực, chứ không phải là những tuyên bố sáo rỗng.


Tôi nhìn bức ảnh của hai mươi năm trước, đó câu lạc bộ của những kỹ thuật viên trẻ cùng với những người lớn say mê lắp ráp những mô hình máy bay và tên lửa vũ trụ, và nghĩ: bức ảnh này nhìn từ ngày hôm nay thật kỳ lạ. Vâng, nhà nước Xô Viết là độc tài, nhưng tại sao đó nó lại khuyến kích mọi người  noi gương các phi công vũ trụ, chứ không phải các băng đảng. Mơ ước về những khám phá khoa học, chứ không phải về những xe hơi sang trọng, gái gú và những biệt thự ngoại ô.


Và không quá lộng ngôn mà nói rằng văn hóa Xô Viết vĩ đại (mà cả thế hệ chúng tôi một phần lớn lên từ đó) trong những biểu hiện tốt nhất của mình đã giáo dục trong con người tính nhân văn, lòng yêu nước, khát khao tự hoàn thiện bản thân. Tôi đọc tác phẩm của Veniamin Kaverin “Thuyền trưởng và đại úy” («Два капитана») và nghĩ: vâng, ở Liên Xô có thừa những kẻ ngu ngốc quan trên, bọn xu nịnh, những kẻ lười nhác, kẻ phát giác, nhưng chính cũng có cả những người, giống Sana Grigorev – mạnh mẽ, trung thực, có chí hướng, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn có thể và không thể tưởng tượng được vì hạnh phúc Tổ quốc của mình. Tôi ghen tị với những người như vậy.


Họ đã sống ở một đất nước mà bây giờ nó không bao giờ còn nữa.


Ở đất nước mà ghen tị với Sana Grigorev và mong muốn học tập nó là điều tự nhiên và mặc định. Trong đất nước này, bây giờ – ngược lại (стрёмно). Bởi vì chúng tôi được giải thích rằng mong muốn vươn đến chiến công là kết quả của sự rối loạn tinh thần bầy đàn do “chế độ độc tài” nhồi sọ. Sự xả thân là đặc trưng chỉ đối với những kẻ cuồng tín, và không có sự khác biệt nào, vì những lý tưởng nào đó  nó được thực hiện  (bởi “như đã biết”, không có sự khác biệt nào giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít). Tình yêu đối với Tổ quốc, sự giúp đỡ lẫn nhau và sự vô tư – đó là những tàn dư của tinh thần nô lệ Xô Viết. Còn người bình thường cần trước hết suy nghĩ về sự thỏa mãn cái bụng của riêng mình.


Tầng lớp thanh niên được hấp thụ tất cả những tư tưởng tuyệt vời này ở dạng thức rõ ràng hay không rõ ràng bằng tất cả những phương tiện có thể, từ truyền thông đại chúng đến sách giáo khoa ở trường phổ thông.  Nhưng cuộc sống hiện thực mà trong đó một người lao động trung thực không phải là hình mẫu xã hội, mà là người tích cóp tư bản bằng bất kỳ cách thức nào, đã tác động đến ý thức hơn bất kỳ sự tuyên truyền nào. Bạn có ít lý tưởng, lương tâm, tính trung thực bao nhiêu, bạn có những ưu thế cạnh tranh lớn bấy nhiêu. Và đa số những người trẻ tuổi, thậm chí nếu họ bất mãn với chế độ hiện hành, cũng không nghĩ đầy đủ về một sự lựa chọn hoặc không tin vào nó.


Sau khi Liên Xô tan rã và phong trào cánh tả sa sút trầm trọng, sau nhiều năm bị tẩy não trong tinh thần của chủ nghĩa tiêu dùng  không suy nghĩ, tin vào sự lựa chọn, dĩ nhiên, rất phức tạp. Nhưng đã luôn luôn có, hiện có và sẽ có những người tin vào nó (bao gồm cả tác giả bài viết này). Và khi so sánh thời đại của chúng ta với thời đại Xô Viết – mà nhiều đặc tính của nó không hiện thực đến mức như chuyện cổ tích - nảy sinh câu hỏi: cái giá phải trả vào năm 1991 có lớn quá không? Có đáng phá vỡ tiềm năng kinh tế và văn hóa của đất nước vì để ai đó có cơ hội chửi Marx và đi ra nước ngoài? Có cần phải trả giá cho tự do và phúc lợi của một nhóm thiểu số bằng sự đói nghèo và khổ đau của đa số? Hoặc, như Jaures Alferov, người được giải Nobel, đã thể hiện trong trả lời phỏng vấn của mình: “Đánh đổi một chế độ chưa hoàn thiện, quan liêu, nhưng xã hội chủ nghĩa, mà trong đó dù có những khuyết tật, nhưng những nguyên tắc nhân văn dù sao đã được hiện thực hóa, để lấy tự do đáng ngờ sống trong những điều kiện của chủ nghĩa tư bản hoang dã, của tập đoàn thống trị đã bóc lột hàng triệu người, nhà nước của tập đoàn cướp bóc – tức là chấp nhận cái giá thảm họa, không tương xứng”.


Dĩ nhiên, bây giờ đưa ra câu hỏi như thế hoàn toàn không đúng. Vào cuối những năm 1980 tất cả đã nhìn thấy rõ rằng những cuộc cải cách rất cần thiết một cách sống còn. Theo quan điểm của tôi, hoàn toàn có thể thực hiện dân chủ hóa và mang lại cho con người tự do của những sáng kiến làm ăn trong lĩnh vực kinh doanh vừa và nhỏ, mà đồng thời không đánh mất tất cả những thành tựu của “nhà nước xã hội”. Nhưng việc gì xảy ra thì đã xảy ra: chế độ Xô Viết đã sụp đổ, và chủ yếu không phải bởi những âm mưu của kẻ thù, mà vì sức nặng của những vấn đề và mâu thuẫn của riêng mình. Điều này không có nghĩa rằng 74 năm là sự bất thường lịch sử, một thí nghiệm thoạt đầu phải thất bại và không mang lại điều gì ngoài những tổn thất vô nghĩa. Ngược lại: bây giờ khi đã chừng ấy năm trôi qua sau khi Liên bang sụp đổ và sự thất vọng hoàn toàn vào chủ nghĩa xã hội, có thể bình tâm hơn để đánh giá ý nghĩa giai đoạn lịch sử Xô Viết đối với đất nước của chúng ta và toàn thế giới.


Cần thấy rằng cách mạng Tháng Mười là kinh nghiệm đầu tiên trong lịch sử thế giới hiện thực hóa những tư tưởng của chủ nghiã xã hội trên những quy mô lớn của đất nước. Mong muốn xây dựng xã hội mà trong suốt hàng thế kỷ hàng triệu người mơ ước về nó, từ những Kito hữu đầu tiên đến Foure và Marx. Chính bởi vậy Liên Xô thực tế luôn luôn là đối tượng của sự thù địch và nỗi sợ hãi của các giới cầm quyền phương Tây và trong thời gian dài – niềm hy vọng của những người bị áp bức trên thế giới. Liên Xô là một nền văn minh mới về nguyên tắc, khác với tư bản chủ nghĩa và nó kỳ vọng nền văn minh này lúc nào đó sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản. Như chúng ta biết, điều này đã không xảy ra, và kết cục mong muốn xây dựng một xã hội mới đã kết thúc thảm bại. Nhưng tự thân mong muốn này đã tác động đến thế giới mạnh đến mức, theo lời của nhà sử học người Anh Eric Hobsbawm, “không thể hiểu được lịch sử của thế kỷ hai mươi nếu thiếu cách mạng Nga và những hậu quả trực tiếp và gián tiếp của nó. Liên Xô đã đóng vai trò quyết định trong chiến thắng phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới II và bây giờ cho dù người ta có nói thế nào đi nữa, đã cứu các dân tộc châu Âu thoát khỏi viễn cảnh của “đế chế nghìn năm”, còn các cuộc cải cách xã hội, nhờ chúng mà chủ nghĩa tư bản đến những năm 1960s đã có “khuôn mặt người”, đã tiến hành chủ yếu để đáp trả “mối đe dọa đỏ”.


Thảm kịch nằm ở chỗ rằng  xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa đành phải kết hợp với việc biến một nước nông nghiệp thành công nghiệp – tức là, về thực chất, với sự tạo dựng những tiền đề cho xã hội này, và trong những điều kiện vô cùng khó khăn của nền kinh tế bị sụp đổ, “trong vòng vây của chủ nghĩa tư bản” và mối đe dọa của một cuộc chiến tranh thế giới mới. Những quá trình mà công nghiệp hóa diễn ra kèm theo với chúng, không chỉ bị dòn nén trong thời gian và hết sức nặng nề trong điều kiện đặc thù của Nga. Giai cấp công nhân nhỏ bé, tư duy tiến bộ nhưng yếu ớt ở một đất nước nông nghiệp đang xây dựng lại, đã trao toàn bộ quyền lực cho tổ chức đảng mà nó theo thời gian đã biến thành thành một bộ máy quan liêu. Kết quả chủ nghĩa xã hội đang được xây dựng ở Nga dưới thời Stalin trở nên giống như cái gì đó kiểu “phương thức sản xuất châu Á” với việc bóc lột nông dân ở các nông trang, bằng lao động cưỡng bức những tù nhân ở các GULAG, bằng sự thiếu kiểm soát quyền lực và bộ máy quan chức đồ sộ. Trong khi đó hệ thống Xô Viết không chịu đựng nổi thử thách bởi chiến tranh và đảm bảo  một bước nhảy vọt to lớn từ lạc hậu đến tiến bộ, đã biến Nga từ quốc gia bán ngoại vi, trên thực tế là thuộc địa của các nước phương Tây, thành quốc gia quy định các số phận của thế giới.


Tất cả những điều nêu trên chỉ là sự giải thích, chứ không phải là thanh minh cho sự tàn bạo kèm theo bước nhảy vọt này. Tuy nhiên, sẽ không công bằng nếu chối bỏ tư tưởng xã hội chủ nghĩa vì những tội ác gây nên bởi những tính cách cá nhân chủ quan của Stalin (đàn áp chính trị), cũng như các điều kiện khách quan của thời kỳ quá độ tiến lên xã hội công nghiệp (những phí tổn của tập thể hóa). Không thể không nhận thấy rằng trong quá trình tiến hóa của mình chế độ Xô Viết đã tránh được những mặt tiêu cực đặc trưng cho thời kỳ của “xây dựng chủ nghĩa xã hội xung kích". Tuy nhiên sức ỳ quá lớn. Nền kinh tế kế hoạch hóa mà nó chỉ giải quyết thành công những nhiệm vụ xây dựng công nghiệp mới, cùng với thời gian đã ngày càng trở nên kém năng động, và chỗ dựa chủ yếu của toàn bộ hệ thống Xô Viết - bộ máy quan liêu - cuối cùng đã hủy diệt hệ thống này bằng sự trì trệ, không hiệu quả và thèm khát kiếm tiền của mình.


Có thể nói không quá lời rằng toàn bộ thế kỷ hai mươi đối với đất nước của chúng ta cũng như đối với toàn thế giới đã diễn ra dưới nhãn hiệu của Liên bang Xô Viết. Điều này trở nên rõ ràng ngay cả bây giờ khi Liên Xô đã không còn trên bản đồ thế giới. Boris Akunin trong tác phẩm "Vấn đề 2000" của mình đã cho thấy, có thể, bản thân không muốn điều đó, ý nghĩa lịch sử to lớn của quá khứ mà chúng ta đã trải qua. Trong tác phẩm một trục trặc nào đó xảy ra trong thời gian, và cuối cùng nhà quý tộc trẻ tuổi, "người sống gấp", lập tức rơi từ ngày cuối cùng của thế kỷ mười chín vào ngày đầu tiên của thế kỷ hai mươi, mà  "người Nga mới" ở vào chỗ của mình. Cả hai nhân vật "đi rong" một cách thành công qua những khó khăn nảy sinh, cuối cùng mỗi người sắp xếp ổn thỏa trong thời gian của mình và hoán đổi cho nhau một cách tuyệt vời mặc dù khác nhau về động cơ và ngôn từ. Một kết luận đáng buồn luôn được nêu ra: những gì đang xảy ra với chúng ta hiện nay - không cái gì khác là sự thụt lùi, sự trở lại, hồi sinh những truyền thống "vinh quang" của bất bình đẳng tầng lớp, lạc hậu và chính sách ngu dân. Đối với những kẻ ăn bám - cuộc sống ngọt ngào, đối với những người lao động - đói rét, roi da và thuyết giáo.


Chúng ta đang mất những gì tốt đẹp nhất đã đạt được dưới thời Xô Viết. Chúng ta đang gặm nhấm một cách bất tài di sản Xô Viết (cơ sở hạ tầng, công nghiệp, giáo dục, khoa học…), và hầu như không sáng tạo được cái gì để bù đắp lại. Trong bối cảnh của "những thành tựu của chúng ta" những thành tựu hiện thực của chế độ Xô Viết ngày càng trở nên rõ rệt hơn, của chế độ với tất cả những khuyết tật của mình hướng tới sự tiến bộ trong nghĩa rộng của nó, hướng tới sự hoàn thiện bản chất con người, vươn tới thế giới mà trong đó các nhân vật của Akuni có thể không tìm thấy chỗ của mình. Và ngày càng dễ hiểu hơn tại sao "những ông chủ của cuộc sống" hiện nay muốn xóa bỏ hoặc làm suy giảm ký ức về quá khứ (lấy ví dụ mưu toan mới đây gỡ bỏ hình búa và liềm khỏi Lá cờ Chiến thắng). Bởi vì quá khứ này thể hiện sự lựa chọn thay thế chủ nghĩa tư bản, bởi vì búa và liềm - đó là biểu tượng của quốc gia được sinh ra bởi cách mạng công nông. Bản thân quốc gia đã chết, nhưng tư tưởng công bằng xã hội sẽ không bao giờ mất cho dù những kẻ cầm quyền giàu có có mơ ước về điều đó thế nào đi nữa.


Liên Xô, tất nhiên, không phải là thiên đường bị đánh mất - nếu nó như thế, nó đã không bị sụp đổ trong một khắc. Phải thừa nhận rằng nhà  nước hiện nay của chúng ta phần lớn là người thừa kế lịch sử của những gì đã mất: bộ máy quan liêu hiện nay kế thừa từ đáy sâu của bộ máy quan chức Xô Viết, tâm lý tiêu dùng bắt đầu hình thành trong những khối óc của ngay những người Xô Viết và còn tiếp theo nữa. Tất cả là thế, nhưng sự nghiệp của chúng ta còn quan trọng hơn: chúng ta cần phân tích và xem xét những sai lầm của quá khứ và đồng thời bảo vệ những gì tốt đẹp nhất của di sản Xô Viết để có thể hồi sinh nó trong những điều kiện mới. Sự lựa chọn giữa Tháng mười mới hoặc sự tiếp tục suy đồi phụ thuộc vào chính chúng ta.


-----



Bản dịch chưa được biên tập. Các bạn đọc và có thể hiệu đính giúp.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter