Nguồn: zing.vn
Kichbu posted on 07.01.2013
Một câu chuyện kỳ thú giữa lòng Hà Nội, nơi có một chú lùn bán nước tại một góc nhỏ của phố cổ sầm uất.
Khiêu
chiến với số phận
"Hello,
welcome to my shop!", đó là câu chào mừng của người đàn ông nhỏ bé khi có
người bước chân vào quán. Quán nước nhỏ lọt thỏm giữa phố cổ
sầm uất có một cái tên thú vị: "Đi khắp muôn nơi". Và người đàn ông
nhỏ bé còn sở hữu một câu chuyện thú vị hơn thế.
Trong
tiết trời giá rét của một buổi chiều cuối năm, ông rất cởi mở, nở một nụ cười
thân thiện và ngồi xuống kể về hành trình của cuộc đời mình.
Ông là
một người khá nổi tiếng ở khu vực phố cổ, ban đầu mọi người nhớ tới
ông vì ngoại hình đặc biệt, nhưng sau khi biết chuyện về ông, sự tò mò ấy được
chuyển thành sự ngưỡng mộ, họ ngưỡng mộ ý chí của một con người đã vượt lên số
phận và tự tạo cơ hội cho chính mình. Những người thường xuyên theo dõi báo chí
và truyền hình chắc hẳn đều đã từng biết đến "chú lùn"
Đinh Văn Phú, người bán hàng nước tại số 24C phố Hàng Cót.
Cái
góc quán chật chội chưa đầy 3 mét vuông như một hình dung rõ nét nhất về người
chủ của nó: chỉ cao 1,2m nhưng đã chu du khắp nơi. Đôi chân ngắn của ông đã in
dấu ở rất nhiều nơi trên mảnh đất hình chữ S, từ vùng núi cao phía Bắc cho tới
đồng bằng Nam Bộ xa xôi, và thậm chí đã vươn ra ngoài biên giới Việt Nam sang bên
kia bán cầu để đến thăm nước Mỹ.
Cuộc
đời của ông Phú không được may mắn như nhiều người, sinh ra tại Hà Nội trong
một gia đình có 6 người con nhưng hình hài của ông lại dị biệt so với những
người anh em trong gia đình. 5 tuổi mới biết nói, 7 tuổi biết đi và đến năm 11
tuổi Phú biết mình trở thành kẻ tật nguyền: Đầu to ra, chân tay co rụt lại,
dáng đi khệnh khạng và "ăn bao nhiêu cơm gạo cũng không cao thêm một
tấc".
Bao
nhiêu năm đi học là từng ấy thời gian Phú trở thành tâm điểm của những vụ trêu
trọc, bắt nạt của bạn bè.
Ông
chia sẻ, hồi nhỏ ông đã mê mẩn điện tử khi nhìn thấy chiếc vô tuyến của bố. Cậu
bé Phú mơ ước trở thành một kỹ sư điện tử từ đó, nhờ có giấc mơ này mà ông đã
gạt bỏ mọi ánh mắt kỳ thị và những lời trêu chọc của bạn bè để chú tâm học
hành. Tuy nhiên mọi nỗ lực của ông không được đền đáp khi ông bị khoa Điện tử,
ĐH Bách khoa loại "từ vòng gửi xe". Ngày mang hồ sơ đến trường nộp,
Phú nhận được những cái lắc đầu kèm với lý do "không đủ điều kiện sức
khỏe". Lời từ chối này như một đòn chí mạng giáng lên con người bé nhỏ ấy.
Đau đớn gác lại giấc mơ đại học, ông quay về làm một số công việc lặt vặt kiếm
sống qua ngày.
Cho
đến năm 1992, nhờ có sự giúp đỡ của gia đình, ông Phú có được căn nhà nhỏ số
24C Hàng Cót để "ra riêng" tự lập cuộc sống. Cái tên "Đi khắp
muôn nơi" có từ ngày đó và trở thành "định mệnh" dành cho ông
lúc nào không hay. "Đi khắp muôn nơi" đã góp phần đưa ông đến với
những người bạn mới, những chân trời mới và những trải nghiệm mới cùng với
những câu chuyện hết sức thú vị.
Hướng
dẫn viên đặc biệt
Ông
Phú vui vẻ cho biết, nhờ tọa lạc giữa khu phố cổ, hàng ngày có rất nhiều du khách nước ngoài qua lại quán
nước nhỏ của ông. Kế hoạch học tiếng Anh của ông bắt đầu từ đó. Ban đầu,
ông tới một trung tâm ngoại ngữ đăng ký học nhưng không được, vì vóc dáng của
ông khiến những người ở đó ái ngại. Không đầu hàng số phận, ông mua sách bên
ngoài và mầy mò tự học với chiếc đài nhỏ.
Ông
Phú chia sẻ: "Ông trời thương nên giúp tôi gặp được những người tốt. Xung
quanh tôi có nhiều người xấu lắm. Khi thấy tôi bắt đầu học tiếng Anh, nhiều
người xung quanh nhìn tôi với những ánh mắt kỳ thị và buông ra nhiều lời nói
khiến tôi rất buồn. Nhưng may thay bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người tốt, họ
giúp tôi rất nhiều trong việc học tiếng Anh và trong cuộc sống".
Những
người tốt đầu tiên mà ông gặp được là một nhóm giáo viên tiếng Anh của trường
đại học Tổng hợp. Sau khi đọc một bài báo về ông vào năm 2002, họ đã tình
nguyện dạy ngoại ngữ miễn phí, thậm chí còn góp tiền giúp ông đi xe ôm từ nhà
tới lớp. Câu chuyện của ông đã đánh động tới cả những người xa lạ chưa từng gặp
mặt.
Một
ngày, một du khách người Canada
tên Jim có dịp dừng chân tại quán “Đi khắp muôn nơi”. Sau một lúc trò chuyện,
những chia sẻ của vị chủ quán về đất nước con người Việt Nam đã gây ấn
tượng mạnh cho người du khách đến từ phương xa. Jim đề nghị được làm người dạy
tiếng Anh mỗi ngày cho ông Phú. Từ đó, suốt mấy tháng trời, mỗi buổi chiều Jim đều
tới quán và giúp ông học tiếng Anh. Điều này đã khiến cho quán nước đông hơn bởi sự có mặt của những vị khách hiếu
kỳ, tò mò muốn biết về một "chú lùn" học ngoại ngữ khi đã
khá lớn tuổi.
Rồi
cũng tới ngày người thầy ngoại quốc phải về nước. Trước khi về, Jim nhắn gửi:
"Hãy tiếp tục học tiếng Anh, và rồi tôi sẽ trở lại". Trong thời gian
này, may mắn tiếp tục mỉm cười với ông khi gặp được người chủ của một khách sạn
trên phố Đinh Liệt trong một buổi sáng đi tập thể dục. Cảm mến tinh thần ham
học và vượt lên hoàn cảnh của ông, người này đã tạo điều kiện cho ông học tiếng
Anh 1 buổi/tuần cùng với người lễ tân của khách sạn. Giữ lời hứa với người bạn
Jim, ông ngày càng chăm chỉ rèn luyện vốn ngoại ngữ của mình. Dần dần, ông đã
có thể viết email cho người bạn thân của mình ở Canada. Điều này đã khiến Jim rất
cảm động và quyết định quay lại Việt Nam sinh sống.
Giải
thích cho hành động của mình, Jim nói rằng ông cũng từng có tuổi thơ không hạnh
phúc giống như ông Phú, và khi tới Việt Nam, số phận đã sắp đặt cho 2 người
gặp gỡ nhau. Jim tìm thấy ở ông một sự đồng cảm lớn, và mong muốn làm một điều
gì đó để giúp đỡ ông trên con đường vượt qua khó khăn.
Cùng
với sự trở lại của Jim, ông bắt đầu trở thành hướng dẫn viên du lịch cho những
người bạn do Jim giới thiệu. Dù dáng người nhỏ bé chậm chạp so với hình ảnh
thường thấy của một hướng dẫn viên du lihcj, nhưng ông Phú lại ghi điểm trong
mắt những vị du khách ngoại quốc bởi những lời giới thiệu rất mộc mạc và chân
thật. Hành trang của ông cho tới thời điểm này là 4 lần đi Sa Pa, trong đó có
lần ông đã chinh phục đỉnh Fansipan - nóc nhà Đông Dương. 2 lần ông có mặt tại thành
phố mang tên Bác, 5 lần đặt chân tới Vịnh Hạ Long và còn rất nhiều nơi khác nữa.
Cũng từ
những ngày ấy, mọi người khắp nơi bắt đầu biết tới ông nhiều hơn qua các phương
tiện truyền thông. Hình ảnh của ông bắt đầu xuất hiện trên mặt báo và truyền
hình. Năm 2008, ông là khách mời của chương trình Người đương thời trên
VTV3, và trở thành hiện thân của tinh thần vượt lên nghịch cảnh. Sau đó, chương
trình này được trích phát sóng tại Hoa Kỳ, và qua đó, ông nhận được lời mời
tham dự cuộc gặp gỡ toàn cầu dành cho những "chú lùn" như mình tại New York. Đại hội này diễn ra
chỉ trong 10 ngày, nhưng với ước muốn được "đi khắp nơi bằng hiểu biết của
mình", ông đã nhân cơ hội đó để trải qua 6 tháng ở xứ sở Hoa Kỳ.
Trong
6 tháng ấy, ông Phú đã đặt chân tới 6 bang khác nhau của nước Mỹ nhờ sự trợ
giúp của những người bạn đồng cảnh ngộ và những người cảm mến nghị lực phi
thường của ông. Sau này, ông cũng có dịp đến với xứ sở Phù Tang - đất nước Nhật
Bản trong một sự kiện tương tự. Hành trình của ông có thêm những điểm đến mới,
những nơi khiến cho cả những người phát triển bình thường cũng không khỏi ganh
tị.
Khi được hỏi về những dự định
trong năm mới sắp đến, ông mỉm cười và nói nhỏ: "Tôi định năm nay lập
gia đình, cô ấy hiện đang công tác trong một cơ quan quân đội. Nếu nay mai
các bạn tới đây có thể sẽ gặp cô ấy! Tôi còn nhiều dự định khác nữa, nhưng
xin giữ lại cho riêng mình, nói trước bước không qua".
|
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét