Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Trung Quốc giữa chủ nghĩa công nghiệp và chủ nghĩa cộng sản


Делегат в национальном костюме на площади Тяньаньмэнь в Пекине, Китай

Китай между индустриализмом и коммунизмом

Vedat BİLGİN (Thổ Nhĩ Kỳ)
Nguồn: inosmi.ru
Kichbu posted on 06.01.2012

Trung Quốc tiếp tục là một quốc gia thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Tiếp sau thời kỳ không xác định sau Mao, đảm bảo sự ổn định trong nước vào thời kỳ trị vì của Đặng Tiểu Bình, ở đất nước này diễn ra những sự kiện quan trọng nhờ trước hết là những thành công trong lĩnh vực kinh tế. Bây giờ Trung Quốc - đó không chỉ là quốc gia đông dân số nhất thế giới, Trung Quốc cho thấy tăng trưởng nhanh chóng hơn và, không giới hạn ở mức độ tăng trưởng, thường xuyên phát triển.

Tập Cận Bình, người mới đây được  ĐCSTQ bầu làm tổng bí thư mới, vào tháng Ba năm sau sẽ giữ ghế chủ tịch quốc gia. Mặt thú vị của vấn đề nằm ở chỗ rằng ở Trung Quốc người đứng đầu không xem như yếu tố của những thay đổi, cũng như những kỳ vọng tương tự không tồn tại trên thế giới nói chung. Trung Quốc đi theo con đường đã xác định, và, cho dù ai lãnh đạo đất nước, phát triển đi lên theo đường lối đã chọn hy vọng vào người này. Hay nói cách khác, những thành công và thất bại của Chủ tịch CHND Trung Hoa được đo bằng tốc độ chuyển động của Trung Quốc theo hướng này.

Chủ nghĩa cộng sản trên lời nói


Церемония открытия XVIII съезда Компартии Китая в Доме народных собраний в Пекине


Quốc gia với nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới sẽ chuyển động theo con đường như thế nào? Câu trả lời cho câu hỏi này thật thú vị và cũng thật quan trọng, bởi vì "trung Quốc - đất nước cộng sản" với nền kinh tế được quản lý bởi các siêu tập đoàn hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc của chủ nghĩa tư bản, và cấu trúc sản xuất lớn. Điều này xảy ra như thế nào?

Thoạt nhìn, nảy ra tình huống mâu thuẫn: làm sao có thể có mối liên hệ của đất nước cộng sản với sự phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa? Về thực chất, câu trả lời cho câu hỏi này ẩn chứa trong sự sai lầm của chính câu hỏi.

Thực chất, chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc - đó là tình hình không thể về mặt lịch sử, bởi vì rằng đó là đất nước không trải qua cách mạng công nghiệp và ở đó giai cấp công nhân - là tầng lớp không đủ mạnh để tổ chức cách mạng chính trị. Nói cách khác, từ quan điểm lý luận thì nhiều năm nó được Mao tuyên bố như một cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa và quá độ của Trung Quốc tiến lên chủ nghĩa cộng sản, là cộng sản từ gốc độ mỹ từ, thực chất, nó hình thức của chế độ chuyên chế phương Đông sâu sắc và tàn bạo nhất.

Tổ chức quan liêu quân phiệt, chuyên quyền, độc đoán của nền chuyên chế phương Đông đã dẫn đến tập trung sức mạnh xung quanh các công xã nông nghiệp, và nhân dân trong nhiều năm sống dưới một áp lực nặng nề.

Sự tiêu phí vô ích cho những hoang tưởng quan liêu như "cách mạng văn hóa", những cơ hội "mô hình tích lũy' được tạo nên bởi nền chuyên chế phương Đông trên cơ sở sản xuất nông nghiệp, đã được thay bằng sự phát triển công nghiệp bắt đầu phát triển trong thời kỳ của Đặng Tiểu Bình. Trong ý nghĩa nhất định Đặng đã đẩy Trung Quốc vào quá trính công nghiệp hóa nhanh chóng trong khuôn khổ kế hoạch mà nó nhằm chuyển tích lũy có được bởi nền chuyên chế quan liêu  và hạn chế tiêu dùng xã hội vào công nghiệp.

Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa công nghiệp

Giai đoạn mới bắt đầu với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và công nghiệp hóa đã kéo theo sự xuất hiện và áp dụng chiến lược mới ở nước này. Nhìn chung nó dựa vào sự bảo đảm khối lượng tích lũy tư bản mà ngành công nghiệp đòi hỏi, tăng năng suất lao động, đảm bảo độ dài của quá trình này ở cấp độ công ty, khu vực, đất nước và chuẩn bị các điều kiện để tái xuất.

Chiến lược này - kết quả của công nghiệp hóa mà nó đòi hỏi tái cấu trúc nhà nước và công nghiệp. Như nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp Raymon Aron nhận xét khi phân tích nến kinh tế Xô Viết, sự hoạt động của các cơ chế kinh tế tái sản xuất cũng quan trọng như sự thành lập ngành công nghiệp, trong khi đó cái giá phải trả là phá vỡ các nguyên tắc hoạt động và tổ chức của công nghiệp.

Khi Liên Xô còn giữ quan điểm ý thức hệ chính trị đối trọng với chủ nghĩa công nghiệp, Liên bang các nước cộng hòa đã sụp đổ. Trung Quốc mong muốn theo "sự trớ trêu của lịch sử" dưới sự bảo trợ của đảng Cộng sản quản lý mô hình có tính đến các điều kiện của chủ nghĩa công nghiệp. Tình hình này sẽ tiếp tục cho đến khi các nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa công nghiệp không còn mâu thuẫn với nhau.

Bản gốc: Endüstriyalizm ve komünizm arasında Çin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter