Мой путь к Советскому Союзу
Fiona Fairchild
Nguồn: tr.rkrp-rpk.ru và newsland.com
Kichbu
posted on 04.01.2013
Tôi lớn lên tại những căn cứ quân sự của
Mỹ trong những năm 60s và 70s. Bố của tôi là quân nhân. Từ bố mẹ tôi chưa bao
giờ được nghe một từ nào xấu xa về chủ
nghĩa xã hội và Liên bang Xô Viết. Ở
nhà những vấn đề này đơn giản là
không trao đổi bao giờ. Nhưng radio, TV và thế giới xung quanh tôi luôn luôn lặp
đi lặp lại rằng “sau bức màn sắt” ẩn chứa điều gì đó không tốt đẹp.
Liên Xô được họ mô
tả cho tôi như một nơi u ám, tối tăm, nơi những người dân bình thường bị biến
thành những chiếc máy tự động, giống như những con kiến hoạt động trong tổ
kiến. Không ai có thể lựa chọn cho mình điều gì đó. Nghề nghiệp của mỗi người
được xác định ngay từ khi chào đời, mỗi người bị ra lệnh, khi nào, như thế nào
và thậm chí sống ở đâu, lấy ai làm chồng, lấy ai làm vợ và được phép sinh bao
nhiêu con cái. Tất cả mọi người mặc quần áo mỏng như cánh bướm, vá chằng vá
đụp, màu đen, luôm nhuôm và xạc xài, luôn không ấm trong thời tiết giá lạnh
quanh năm mùa đông. Mọi người tụ lại từng đám để sưởi ấm cho nhau. Nhiên liệu rất
đắt, và mọi người thường bị chết vì giá rét. Các sản phẩm ăn uống ít ỏi, và tất
cả quá dad, mất chất và không mùi vị.
Không ai có ôt tô. Không có tàu hỏa, không có xe buýt, không có máy bay dân dụng. Mọi người tụ tập vào nhau để sưởi ấm, đứng xếp hàng dài mua bánh mì khô khốc và cá ươn thối hoắc.
Ở trường phổ thông trẻ em bị tẩy não để trở thành
những robot ngoan ngoãn. Phụ nữ thấp lùn, tròn quay, với những nét nhệu nhạo của những
khuôn mặt xanh mai mái, vô định hình, với những đôi mắt buồn thảm. Những người
đàn ông khô đét, kiệt sức và luôn đăm chiêu. Họ uống vodka để quên đi thực tại.
Mọi người không được nghỉ ngơi, bởi toàn bộ thời gian
rảnh rỗi dành cho bắt buộc tập đi đều bước và tập bắn súng. Không ai được cho phép
rời khỏi lãnh thổ Liên Xô, ngoại trừ các diễn viên bale mà những người này luôn
muốn ở lại nước ngoài. Không một ai từ nước ngoài có thể thăm Liên Xô, bởi thế
thậm chí không thể biết ở đó có bao nhiêu người nghèo khốn đáng thương sống lay
lắt.
Thậm tệ hơn nữa là họ rắp tâm chiếm cả toàn thế giới
và có một nhà độc tài hung ác làm lãnh đạo. Tất cả ở Hoa Kỳ diễn ra không đâu
vào đâu vì những quỷ kế tàn ác của những kẻ đểu cáng ở tận cùng bên kia địa
cầu. Những ly hôn, ma túy, chất thải độc hại, lạm phát, tham nhũng, tội ác,
những cuộc biểu tình của sinh viên, hippis, những nhà thờ trống rỗng, giá cả
đắt đỏ, sát hại tổng thống Kennedi, mất điện ở New York – đúng là tất cả những
gì được xem không đúng xảy ra vì những người cộng sản. “Nếu mày đỏ, thì tốt
nhất mày nên chết đi cho rồi!”. Bức tranh như vậy đấy luôn ngự trong đầu tôi.
Bây giờ nói điều này thật nực cười, nhưng đa số người Mỹ thậm chí cho đến nay
không biết điều gì khác.
Tôi vẫy vùng trong một biển nhiễu thông tin hoàn toàn
và tin vào nó. Khi vào năm 1991 Liên Xô sụp đổ, ý nghĩ duy nhất của tôi là:
“Lạy chúa, bây giờ chúng ta không phải lo sợ nhiều hơn nữa về ĐIỀU ĐÓ”. Nhưng
tôi bắt đầu thấy áy náy khi nghe về những nhà truyền giáo và những doanh nhân
Mỹ khao khát đến điều tốt khác, những người muốn đến đó để cải biến “những kẻ cộng
sản vô thần”, cho họ thấy cái đẹp của đầu tư và thị trường. Cũng vào thời gian
đó tôi đã nhận thức được rằng chính sách đối ngoại của Mỹ là xâm lược và đế
quốc. Tôi biết thế nào là chủ nghĩa đế quốc, và sự hỗn loạn đẫm máu mà chính
phủ Hoa Kỳ gây nên ở Trung Đông và những nơi khác làm tôi căm phẫn. Tôi đã tự giải
thích cho mình rằng những thông tin của các phương tiện thông tin đại chúng của
chúng ta thường rất xa với chân lý. Nhưng tôi vẫn còn chưa áp dụng hiểu biết
mới của mình trong quan hệ với chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội và Liên Xô
trước đây.
Có lần tôi gặp một phụ nữ Nga lớn lên ở Liên Xô. Bà đã
trở thành bạn gái thân thiết của tôi. Bà và gia đình bà là những người chân
chính, không ích kỷ, tốt bụng, phóng khoáng, hảo tâm, nhưng người mà tôi đã gặp
lúc nào đó. Tôi đã nói với họ lòng khâm phục của mình và nghe câu trả lời:
“Chúng tôi chỉ là những người bình thường, bậc trung của Nga, chẳng có gì đặc
biệt”. Tôi nghĩ rằng họ nhún mình khi còn chưa gặp những người Liên Xô trước
đây, những người cũng như thế. Sau này tôi hiểu được rằng họ thực tế là những
người bình thường – đối với những người Nga!
Cùng với năm tháng, chuyện trò với nhiều người Nga và
người Mỹ, những người đã từng ở Liên Xô (tôi rất kinh ngạc, biết rằng có thể
đến tham quan Liên Xô), tôi hiểu được rằng chỉ những người Nga lớn lên ở Liên
Xô mới cư xử mình như vậy. Và chân
thành, khiêm tốn và hào phóng là những tính cách chủ yếu của họ.
Tôi bắt đầu dò hỏi những bạn Nga của mình về cuộc sống
ở Liên Xô và bị rúng động khi biết rằng hầu như tất cả những gì tôi cho là
đương nhiên, trên thực tế hóa ra là chuyện hoàn toàn nhảm nhí.
Gia đình bạn
gái của tôi trong thời kỳ Xô Việt được nhận căn hộ không phải trả tiền ở
một nơi rất tốt không xa Moscow. Mùa hè trẻ em được nghỉ ngơi ở những trại hè
thiếu nhi tốt nhất, so với với chúng quá khứ tuổi thơ của tôi nom như trại cải
tạo lao động. Ở mọi người có những ngày lễ nổi tiếng, như Năm mới, như những
ngày lễ có một không hai và lễ diễu hành vào Ngày Chiến thắng, thậm chí có ngày
lễ đặc biệt dành cho phụ nữ. Mọi người có kỳ nghỉ ngơi thật tuyệt vời tại các
nhà nghỉ dưỡng và khu nghỉ mát, đi nhiều khắp đất nước, thưởng thức âm nhạc,
phim ảnh, nhảy múa, xem ca kịch, chơi thê rthao. Không có người vô gia cư. Mỗi người được học tập miễn phí. Họ thậm chí còn được giúp đỡ nhận được chỗ làm việc đầu tiên ngay sau khi kết thúc học tập! Mọi người
được hưởng giúp đỡ y tế. Mọi người có ô tô, không phải là những chiếc xe xa xỉ nhất, không phải là những bộ áo quần thời thượng nhất, không phải những sơn hào hải vị. Nhưng điều đó bởi vì rằng phần lớn các công trình nghiên cứu, sáng chế và những nỗ lực tiêu tốn cho quốc phòng để chống lại mối đe dọa hạt nhân từ phía Hoa Kỳ. Thật ngu ngốc nều không tăng cường quốc phòng.
Tất cả những điều đó tạo nên tính cách đặc biệt của những con người dưới chủ nghĩa xã hội. Tôi đã hỏi một người đàn ông Nga, những người sống trong ngôi nhà, nơi ông lớn lên, có phải là những người mà ông thường nhớ đến họ. Ông ấy trả lời: “Bây giờ chúng tôi không còn là một gia đình nữa.
Trước đây mới tốt làm sao, còn bây giờ tất cả khác lắm rồi. Bây giờ chúng tôi thậm chí không còn trò chuyện với nhau, sau khi Liên Xô tan rã mọi người không còn giúp đỡ nhau nhiều nữa.
Họ không có tình cảm cộng đồng, không có mong muốn chia sẻ. Bây giờ họ đơn giản “làm tiền” và ganh đua nhau. Những người kiếm được nhiều tiền, cho mình là hơn tất cả những người khác”.
Tôi nghĩ rất nhiều về điều này, và tôi bắt đầu có ấn tượng rằng cuộc sống trong bầu không khí xã hội chủ nghĩa tạo ra những mối quan hệ mà ở đó mọi người chia sẻ với nhau và cảm thấy mình là một phần của xã hội.
Tôi cố gắng hiểu trên thực tế chủ nghĩa xã hội là như thế nào. Bởi điều xấu không thể tác động để hình thành lòng nhân từ như thế trong mọi người?
Tôi nhận thức được rằng chủ nghĩa cộng sản – đó là hệ thống kinh tế, chứ không phải là hình thức chính phủ. Đất nước có thể đồng thời vừa là dân chủ và vừa cộng sản. Tôi hiểu được rằng hệ thống chủ nghĩa xã hội hoặc chủ nghĩa cộng sản không bắt buộc có nhà độc tài. Không có bất kỳ cơ sở nào để nghĩ rằng những người cộng sản muốn chinh phục toàn thế giới. Họ muốn để những người khác cảm thấy ở mình những ưu việt của lối sống mà nó là cần thiết đối với tất cả. Họ ước vọng một tương lai mà ở đó tất cả mọi người sống xứng đáng, và không ai phải ngủ ngoài phố và sử dụng đồ ăn thức uống uống từ conteiner chứa rác. Chẳng lẻ không phải tất cả những người bình thường mong muốn một tương lai như vậy sao? Mỗi nước cần giải quyết cho mình họ muốn sử dụng hệ thống kinh tế như thế nào, và mọi người trong hệ thống đó sẽ tự quyết định họ muốn chính phủ như thế nào. Và không ai khác được bắt buộc họ. Chủ nghĩa đế quốc
lật đổ các chính phủ của các nước khác với sự phục tùng họ hơn nữa, còn những người cộng sản kịch liệt chống điều này.
Cuộc sống ở Hoa Kỳ
tuyệt diệu của tôi có mùi vị đắng ngọt ngào. Đây là đất nước xinh đẹp với những
con người yêu lao động mà những người này tin tưởng một cách ngây thơ vào chính
phủ của mình và các phương tiện truyền thông. Nhưng tất cả xung quanh đang đổ
vỡ, chất lượng giáo dục giảm sút, dịch vụ y tế trở nên hầu như mọi người không
thể tiếp cận vì giá cả. Các tập đoàn sở hữu tất cả, và những gì họ còn chưa sở
hữu được, họ đang tước đoạt. Điều này bao gồm trong đó cả các chính khách của
chúng ta. Những sản phẩm ăn uống không còn an toàn nữa, và số lượng bệnh tật
liên quan với hóa chất phụ gia trong đó đang tăng lên. Vực thẳm giữa một nhúm
người giàu có và đa số những người nghèo ngày một sâu thêm.
Ngày càng nhiều vụ
giết người hàng loạt khủng khiếp và bạo lực trở nên “bình thường”. Từ tuổi nhỏ
nhất trẻ em học cách đặt mình cao hơn người khác và cạnh tranh kịch liệt với
nhau. Chúng tôi đã tin vào ước mơ Mỹ mà nó, có thể, đạt được ở hình thức này
hoặc khác một trăm năm trước đây, còn bây giờ đó là ảo tưởng. “Làm tiền”, nếu
bạn không có tiền, thực tế là không thể.
Nhiều người Mỹ hôm
nay vô gia cư, không nhận được bất kỳ sự trợ giúp y tế nào, sống trong nợ nần
và hy vọng rằng những người thân của mình giúp đỡ. Nhưng nhiều người trong số
đó đơn giản không thể giúp được được ai, hoặc, rằng còn tệ hơn nữa, đơn giản họ
không muốn. Chúng tôi bỏ rơi những cụ ông và cụ bà của chúng tôi trong các nhà
dưỡng lão khi họ trở nên già yếu để “làm tiền” hoặc vì họ lấy mất của chúng tôi
quá nhiều thời gian. Chúng tôi không muốn để bố mẹ của mình sống chung với chúng
tôi, bởi vì như thế không tiện đối với chúng tôi. Chúng tôi thật khổ sở, nhưng
chúng tôi thật ích kỷ và khác biệt để
giúp đỡ lẫn nhau.
Chúng tôi mong
muốn vươn lên đỉnh cao, theo con đường đến đó giẫm lên tất cả mọi điều và tất
cả mọi người. Nhưng trên thực tế bản thân hóa ra nằm dưới chân. Chúng tôi giẫm
lên cả chính bản thân mình. Tôi cáo tội chủ nghĩa tư bản trong tất cả những
điều này.
Chính bởi vậy tôi
tham gia vào nhóm những người bạn Mỹ của nhân dân Liên Xô. Tôi muốn đóng góp
phần của mình trong phong trào đi lên này của mọi người, những người chia sẻ
mục đích hỗ trợ nhân dân Liên Xô trước đây, giúp đỡ họ quay trở lại với những
quan điểm tiến bộ đối với toàn thể nhân loại như Liên bang Xô Viết đã từng như
vậy. Niềm hy vọng duy nhất mà tôi đang nhìn thấy là như thế đấy. Chúng ta cần
để tấm gương Xô Viết sáng ngời tiếp tục tồn tại.
Nào hãy cùng nhau
đấu tranh vì điều đó!
Bản dịch của Irina
Malenko
Lời tòa soạn: Hãy
chú ý tình hình trại tập trung thông tin mà Fairchild mô tả trong quan hệ với
Liên Xô và chủ nghĩa xã hội được tạo nên bởi chủ nghĩa đế quốc Mỹ đối với nhân
dân Mỹ. Một trại tập trung thông tin chính xác như thế liên quan đến Liên bang
Xô Viết và thời kỳ lịch sử Xô Viết hôm nay đã dựng nên một chủ nghĩa tư bản
phục chế ở Nga. Bản chất của chủ nghĩa tư bản khắp nơi giống nhau, và khắp nơi
nó mô tả chủ nghĩa xã hội ở dạng của con ngoáo ộp để tránh sự hấp dẫn của những
tư tưởng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh vỡ nợ của riêng mình.
Bài đăng trên trang điện tử của Đảng Công nhân Cộng sản Nga - Đảng Cộng sản LB Nga. Kichbu chuyển ngữ.
-----
Bài đăng trên trang điện tử của Đảng Công nhân Cộng sản Nga - Đảng Cộng sản LB Nga. Kichbu chuyển ngữ.
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét