Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Những cánh cửa của địa ngục ở Việt Nam đã mở ra như thế nào?


How Did the Gates of Hell Open in Vietnam?

Kак открылись врата ада во Вьетнаме?


Jonathan Schell
Nguồn: inosmi.ru
Kichbu posted on 25.01.2013


Vậy đã nửa thế kỷ nay chúng ta tranh cãi về “cuộc chiến tranh Việt Nam”. Liệu có thể xảy ra điều mà chúng ta không biết chúng ta đang nói về cái gì? Sau tất cả những gì đã viết ( gần 30 000 cuốn sách  và số lượng của chúng đang tăng lên), điều này có vẻ khó xảy ra, nhưng hóa ra rằng  nó chính là như thế trong thực tế theo đúng nghĩa.

Và bây giờ, trong một cuốn sách với tên gọi "Hãy bắn tất cả những gì đang chuyển động” (Kill Anything that Moves) Nick Turse lần đầu tiên tạo ra một bức tranh toàn diện của cuộc chiến tranh, ông đã khéo léo và với sự đàng hoàng viết rằng trong thực tế các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ đã làm gì ở Việt Nam. Những phát hiện của ông tiết lộ sự thật gần như không thể tưởng tượng được. Cẩn thận đưa thông tin bí mật vào một chỉnh thể, và mới đây trở nên dễ truy cập, - các hồ sơ của các tòa án chiến trường, các báo cáo của Pentagon, các bài phỏng vấn với những người trực tiếp tham gia các sự kiện ở Việt Nam và ở Hợp chúng quốc, cũng như báo chí thời bấy giờ và các tài liệu khoa học, - Turse cho thấy rằng những chi tiết  của  tàn phá, giết người, thảm sát, hãm hiếp và tra tấn, mà trước đây chúng được xem là các hành vi bạo lực cô lập, trên thực tế là chuẩn mực, và tất cả điều này đã trở thành một dòng liên tục của bạo lực, năm này qua năm khác, đổ xuống đất nước này.

Trong số những phẩm chất lớn của Turse có thể liệt thêm rằng ông đã có thể hiểu: nhờ tính chất đặc biệt của cuộc chiến tranh này, hiện thực trực tiếp của nó -  một bức tranh chính xác và toàn diện những gì về bình diện thể chất xảy ra tại chỗ các sự kiện - nó chưa bao giờ được tập hợp lại với nhau; rằng với trí tưởng tượng và nhiều năm làm việc kiên nhẫn, điều này đã có thể hoàn thành; và rằng thậm chí sau nửa thế kỷ qua khi cuộc chiến tranh đó bắt đầu, công việc này vẫn còn cần được tiến hành. Turse thừa nhận rằng ngay cả bây giờ không đủ dữ liệu để trình bày toàn bộ bức tranh về mặt số liệu thống kê. Dĩ  nhiên, ông dẫn ra một số lượng lớn các con số - chẳng hạn, những đánh giá kinh ngạc liên quan đến việc trong thời gian chiến tranh gần hai triệu thường dân đã bị giết chết và gần năm triệu người bị thương, rằng Hoa Kỳ đã thực hiện 3,4 triệu phi vụ, rằng họ đã sử dụng khoảng 14 tỷ kilogam đạn dược, mà chúng về toàn bộ sức công phá tương đương 640 quả bom ném xuống Hiroshima.

Tuy vậy tất cả những điều này không đủ để chỉ đơn giản là tập hợp đủ số lượng các chứng cứ cần thiết của những tội ác đã gây ra. Vì vậy, cung cấp một cách phong phú các bằng chứng trực tiếp, ông nói còn bổ sung thêm phương pháp sau đây. Giống như tấm vải, hiện thực xã hội - thành phố, trường đại học, cuộc cách mạng, chiến tranh -  có sơ đồ và và kết cấu của chúng. Không có sự thật nào là ốc đảo. Mỗi chứng cứ có một ẩn ý phong phú, mà nó, có thể nói, liên quan với một không gian của các yếu tố bao quanh. Và khi sự kiện khác được xác nhận, chúng bắt đầu mở ra các sơ đồ và kết cấu khác mà chúng ta đang nói đến.

Turse thường xuyên mời gọi chúng ta đặt câu hỏi mỗi sự kiện có một bức tranh quy mô lớ hơn ở mức độ nào. Chẳng hạn thế này, ông viết:

"Nếu một người và nhóm nhỏ của nó báo cáo về số lượng những người bị giết trong trận đánh nhiều hơn cả một tiểu đoàn, thì điều này không khiến các cấp chỉ huy lo lắng; nếu chỉ huy của một lữ đoàn có thể tăng số lượng các tử thi, những dân thường bị sát hại bởi máy bay trực thăng của mình mà không bị trừng phạt; nếu một vị tướng cấp cao có thể biến những hành động tàn bạo với sự hỗ trợ của việc sử dụng một cách điên cuồng hỏa lực mạnh hơn trong khu vực có nhiều thường dân thành chuyện bình thường – thì có thể trông đợi gì ở cấp thấp nhất, đặc biệt ở những lính bộ binh trẻ tuổi được trang bị vũ khí đến tận răng, hoạt động trong những điều kiện chiến đấu trong thời gian nhiều tuần, hung dữ, mệt mỏi và sợ hãi, thường không có khả năng xác định được vị trí của đối phương, nhưng thường xuyên bị đốc thúc giết người?

Như mạng lưới đang bị kéo căng, mạng của những câu chuyện và những thông tin được lượm lặt từ vô số các nguồn tin kết hợp lại thành bức chân tranh xác thực, tất nhiên của chiến tranh - bức tranh mà bạn, như người Mỹ, không muốn nhìn thấy, và khi đã nhìn thấy, bạn sẽ muốn quên nó, nhưng bạn không nên quên điều này; và các sự kiện buộc bạn phải xem và ghi nhớ và xem xét khi bạn tự hỏi mình Hoa Kỳ đã làm những gì trong nửa thế kỷ qua, và  tiếp tục làm và sẽ tiếp tục hài lòng điều gì.

Mảnh đất bị thiêu hủy ở khu vực của quân đoàn I

Бойцы вьетнамской армии на учениях
 

Quan điểm của tôi về những vấn đề này ở mức độ cao nhất vô cùng đặc biệt. Vào đầu tháng 8 năm 1967, tôi đến quân đoàn I, khu vực cực bắc của các hoạt động quân sự của Mỹ trên lãnh thổ  mà trước đây gọi là Nam Việt Nam. Tôi chuẩn bị viết cho tạp chí New Yorker bài báo về "Cuộc chiến tranh trên không". Cụm từ này thật sai lầm. Ở kẻ thù Việt Nam, dĩ nhiên, không có cơ hội nào trên không ở phía nam đất nước, và bởi vậy không có “một cuộc chiến tranh nào trên không” theo đúng nghĩa đen ở đó.

Và ở đó chí có những cuộc ném bom đơn phương vào những vùng lãnh thổ và con người được tiến hành với sự hỗ trợ của tập hợp tuyệt vời các máy bay của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Từ máy bay ném bom B-52 phá hủy tất cả mọi thứ trên diện tích chiều dài một dặm và chiều rộng bằng vài sân bóng đá; cho đến các máy bay tiêm kích-ném bom có khả năng, ngoài những thứ khác, ném những quả bom 250 kg và thùng napalm, cho đến  "Douglas» DC-3 cải tiến, được trang bị pháo có thể bắn 100 viên đạn trong một phút, cho đến các tốp máy bay trực thăng lớn và nhỏ có mặt khắp nơi, dày đặc trên bầu trời Việt Nam. Thêm vào tất cả những điều này còn có hỏa lực của pháo binh bắn liên tục vào các vùng "bắn tự do” («free-fire» zones),  pháo kích từ các chiến hạm nằm cách bờ không xa.

Tại thời điểm tôi đến, sự phá hủy các làng mạc trong khu vực này và dồn dân của chúng vào các trại dành cho những người tị nạn thảm thương gần kết thúc (tuy vậy người Việt Nam thường trở về làng quê của họ bị bom đạn phá hủy và sau điều đó trở thành mục tiêu của hỏa lực pháo binh bắn phá bừa bãi). Chỉ còn lại vài ngôi làng. Tôi đã chứng kiến sự tàn phá  của nhiều làng mạc  trong số đó ở các tỉnh Quang Ngai và Quang Tinh, và quan sát điều này từ ghế sau của những chiếc máy bay Cessna nhỏ, mà người ta gọi chúng là những máy bay kiểm soát trên không của căn cứ tiền tiêu.

Trong khi chúng tôi ngày này qua ngày khác bay trên bầu trời, tôi thấy những chuỗi dài của các ngôi nhà bao trùm trong biển lửa mà những người lính đi qua  đốt cháy hết ngôi nhà này đến ngôi nhà khác khi thực hiện nhiệm vụ của mình trong khu vực hoạt động. Đôi khi các máy bay kiểm soát không trung của căn cứ tiền tiêu không kích theo các yêu cầu nhận được qua radio từ các đơn vị mặt đất. Trong các hoạt động trước đó, dân làng đã bị trục xuất ra khỏi ​​các khu vực này và bị đẩy đến các trại tập trung. Nhưng lần này không có mệnh lệnh sơ tán, và dân chúng trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công ác liệt từ mặt đất và từ trên không. Các điểm dân cư nông thôn đã bị phá hủy hoàn toàn trước mặt tôi.

Рисовые поля в Центральном Вьетнаме 

V
ì vậy, các kết quả chung của các hành động của Mỹ tại khu vực của quân đoàn I đã được nhìn thấy và chúng có thể ước tính được từ trên  không. Chính sách tiêu thổ đã tuyên bố bải bỏ, nhưng kết quả của nó làm mặt đất bị thiêu rụi. Tuy nhiên, trong vấn đ nan giải này còn thiếu thêm một khâu. Tôi đã không có cơ hội trực tiếp quan sát các hoạt động quan trọng hơn trên mặt đất. Tôi cố gắng phỏng vấn một số binh sĩ, nhưng họ không muốn nói, mặc dù một trong số họ ám chỉ về những vụ việc đáng ngờ. "Cậu sẽ không tin điều này, vì vậy tôi sẽ không kể với cậu đâu, - anh lính nói với tôi. - Không ai và không bao giờ có thể biết được những chuyện như thế, và thậm chí ngay cả khi chiến tranh kết thúc và tất cả chúng ta về nhà, không ai sẽ không bao giờ biết về điều đó".

Nói cách khác, như nhiều phóng viên khác ở Việt Nam, tôi chỉ có thể nhìn thấy một phần của cuộc chiến tranh. Những gì tôi thấy thật khủng khiếp, nhưng điều này vẫn không đủ để làm cơ sở cho những khát quát liên quan đến việc tiến hành cuộc chiến tranh nói chung. Chỉ vài năm sau, vào năm 1969, nhờ hành động cương quyết của một người lính can đảm Ron Ridenhour, cũng như sự kiên trì của phóng viên Seymour Hersh một phần của sự thật về hoạt động mặt đất tại khu vực của quân đoàn I được công bố.

Đó là nói về cuộc tàn sát đẫm máu ở My Lai (My Lay), hơn 500 dân thường đã bị sát hại bởi những binh lính máu lạnh của “đại đội Charlie”, tiểu đoàn 1, sư đoàn bộ binh 20. Trong những năm tiếp theo, nhưng thông tin về các hành động tàn bạo khác trong khu vực đó bị rò rỉ cho báo chí, điều này thường xảy ra nhiều năm sau  chính các sự kiện. Chẳng hạn, trong năm 2003 tờ báo Toledo Blade đã kể về chiến dịch tra tấn và giết chóc mà nó kéo dài đến vài tháng, cũng như về vụ tử hình nhanh chóng và bất hợp pháp hai người mù bởi nhóm “trinh sát” có tên gọi "Tiger Force”. Tuy nhiên một bức tranh hoàn chỉnh mang tính khái quát các chiến dịch mặt đất đã không có.

Tình hình như vậy tiếp tục cho đến khi cuốn sách của Turse được xuất bản, và hiện thực hàng ngày lúc bấy giờ, mà một phần của nó là tất cả các hành động bạo tàn này, đã hoàn toàn trở thành tài sản công khai. Hầu như lập tức ngay sau khi quân lính Mỹ đến khu vực của quân đoàn I đã xác lập những hình mẫu của hành vi bạo lực. Hóa ra,
vụ thảm sát đẫm máu tại ngôi làng  My Lai là sự kiện  duy nhất về số lượng  những người bị sát hại.


 С 1 января 2011 года во Вьетнаме резко усложняется усыновление ребенка иностранцами.

Turse dẫn ra một cuộc tàn sát đẫm máu vào tháng Mười năm 1967 tại một ngôi làng có tên gọi gọi là Trieay (Trieu Ai) với tư cách là bảng hình thái. Đại đội thủy quân lục chiến bị tổn thất vì va phải bẫy-mìn gần ngôi làng đó mà trên thực tế vài ngày trước khi xảy ra điều này đã bị đốt cháy gần như hoàn toàn bởi lính Mỹ. Tuy nhiên, một số người dân của nó trở lại nhà cửa của mình. Và lúc bấy giờ lính thủy quân lục chiến, tức giận vì những tổn thất, nhưng không thể tìm thấy kẻ thù, đã vào làng, bắn từ súng M-16, đốt cháy những ngôi nhà còn sót lại và thậm chí ném lựu đạn vào những căn hầm tránh bom.

Một lính thủy quân lục chiến đưa một người phụ nữ ra cánh đồng và bắn bà ở đó. Một người khác thông báo rằng trong hầm trú ẩn  đã bị phá sập có trẻ em. Chỉ huy của họ đáp: “Tôi kệ thây chúng, nếu chúng lớn lên, chúng cũng theo Việt Cộng”. Năm hoặc mười người chạy ra khỏi hầm trú ẩn khi quả lựu đạn ném xuống. Tất cả họ đã bị bắn. Turse bình luận:

"Trong vụ Trieu Ai có thể nhìn  thấy gần như toàn bộ cuộc chiến tranh ở dạng thu nhỏ. Những trận không kích và pháo binh bắn phá liên tục… Ở đó xảy ra những vụ đốt nhà của nông dân có  chủ tâm và dồn dân  vào các trại tị nạn ... Những người lính hung dữ sẵn sàng tấn công vào ai tùy thích, và thường đó là những phản ứng vì những tổn thất của đơn vị của họ; và họ rình rập thường dân trên  đường mòn; các sĩ quan tại khu vụ tác chiến  ra những mệnh lệnh mơ hồ hoặc bất hợp pháp với đám người trẻ tuổi đã quen phục tùng – đó là cơ sở của công thức của nhiều vụ giết người hàng loạt được thực hiện bởi các đơn vị bộ binh và thủy quân lục chiến.

Những hành động dã man thường chứng minh mức độ cao nhất của sự băng hoại đạo đức: những vụ tra tấn vô căn cứ, tập bắn người thay cho bia huấn luyện, giết hại trẻ em, kể cả trẻ em nhỏ tuổi, hãm hiếp tập thể. Hãy xem xét những hành động rất điển hình sau đây của đại đội B, tiểu đoàn 1, sư đoàn bộ binh 35 vào tháng Mười năm 1967:

"Đại đội bỗng gặp một thanh niên trẻ không vũ khí. Người nào đó tóm được anh ta trên đồi và kéo xuống, và trung úy hỏi ai muốn bắnnanh ta…”,- nhân viên quân y Jamie Henry  sau đó đã kể cho các điều tra viên của quân đội. Một nhân viên vô tuyến và và một lính quân y xin nhận làm việc này. Nhân viên vô tuyến… "đá vào bụng cậu bé, sau đó lính quân y đưa anh ta ra phía sau một tảng đá, và tôi nghe người đó đã bắn cả một băng đạn như thế  nào…”

"Vài ngày sau khi vụ việc xảy ra, những người lính của cũng của đơn vị đó đã tra tấn một ông già cho đến chết, và sau đó đã ném ông xuống từ vách đá, mà không biết ông còn sống hoặc đã chết..."

"Hai ngày sau họ đã sử dụng một người đàn ông không có vũ khí làm mục tiêu tập bắn..."

"Và sau chưa đầy hai tuần, các binh sĩ của đại đội B, như họ nói, đã giết năm người phụ nữ tay không..."

"Các binh sĩ của đơn vị này công khai kể nhiều câu chuyện khác về các hành vi tàn bạo do đại đội gây ra, bao gồm cả một người phụ nữ đã bị cắt tai của mình, còn đứa bé bị ném xuống đất và họ dùng chân đạp lên nó ..."

Tăng số lượng tử thi

Đối với tôi, những phát hiện của Turse đã hoàn thành bức tranh của cuộc chiến tranh tại khu vực của quân đoàn I. Cho dù chính sách có thế nào đi nữa trong lý thuyết, hiện thực trên mặt đất cũng như trên không, là mảnh đất bị cháy xém, mà tôi thấy từ máy bay kiểm soát trên không của căn cứ tiền tiêu. Cho dù Hợp chúng quốc hình dung những hành động của mình ở khu vực của quân đoàn I thế nào đi nữa, trên thực tế họ tiến hành cuộc chiến tranh có hệ thống chống những người dân địa phương.


Và, như Turse dựa vào rất nhiều tài liệu chỉ ra một cách có thuyết phục cũng như thực tế tình hình khắp cả nước như thế. Những chi tiết có thể khác nhau, nhưng bức tranh nói chung như ở khu vực của quân đoàn I. Điều này cũng liên quan cho các hoạt động quân sự tại châu thổ Mekong với những con sông và kênh rạch, nơi có 6 triệu người sinh sống trên vùng lãnh thổ với diện tích chưa đầy 24.000 km vuông. Vào tháng Hai năm 1968, Tướng Julian Ewell, người nổi tiếng vào thời gia đó như "đao phủ của châu thổ", được bổ nhiệm làm chỉ huy của Sư đoàn bộ binh số 9.

Vào tháng Mười hai năm 1968, ông bắt đầu chiến dịch “Speedy Express”. Số lượng tử thi được quy định trước bởi chỉ huy cấp cao như thông số để đo sự tiến bộ đạt được chiến thắng là chuyên môn hóa của ông và đạt đến độ bị ám ảnh. Về mặt lý thuyết, chỉ những người lính đối phương bị giết chết mới được tính vào tống số - bất kỳ người nào, binh lính hoặc sĩ quan, nhanh chóng hiểu điều này chỉ sau ba mươi phút trong điều kiện tác chiến,  - nhưng trong thực tế, tất cả những người Việt Nam, mà đa số họ là thường dân, được đưa vào các danh sách cuối cùng. “Số lượng xác chết” ở sĩ quan cao bao nhiêu, thì cơ hội thăng chức của người đó lớn bấy nhiêu. Những người lính trơn đưa ra những danh sách dài người Việt Nam bị họ giết chết được thưởng kỳ nghỉ ngắn ngày ở quê nhà. Ewell dự định tăng hệ số những người lính của đối phương  bị giết để đáp lại số lính Mỹ bị thương vong.

Áp lực trong lĩnh vực này đã tăng lên ở tất cả các cấp của Sư đoàn 9. Một trong những chỉ huy tham mưu đã “hóa điên” như một tham mưu trưởng khác thay ông kể lại.

Các phương pháp này rất đơn giản: gia tăng đáng kể hỏa lực mạnh và thiếu nó, cũng như mềm hóa “các quy tắc tiến hành tác chiến”, bao gồm, chẳng hạn, nhờ tính việc tiến hành số lượng lớn các cuộc đột kích ban đêm. Trong một trong những chi tiết bay đêm, các máy bay trực thăng «Cobra» bay là mặt đất đã tấn công một đàn trâu châu Á và bảy đứa trẻ chăn dắt chúng. Tất cả đều bị giết, và về những trẻ em này được thông  báo như quân địch  bị giết trong cuộc giao tranh.

Hệ số những người lính của đối phương bị giết tăng vọt từ trị số cao đáng ngờ (24 "Việt Cộng" đổi một người Mỹ bị thiệt mạng) đến các chỉ số hoàn toàn siêu thực - 134 Việt Cộng cho một người Mỹ. Tuy nhiên, có điều gì đó không thể tưởng tượng trong các chỉ số bị thổi phồng một cách đơn giản, mà ở trong sự đồng nhất các tử thi. Chủ yếu đó  không phải là chiến binh địch, mà là dân thường. "Trung sĩ bận trí”, phản đối trong một bức thư nặc danh gửi các chỉ huy cấp cao của mình vào thời điểm đó, đã  mô tả các kết quả của các hành động của binh lính, mà bản thân anh ta nhìn thấy:

"Tiểu đoàn đã giết chết, có thể, 15 hoặc 20 người một ngày. Nếu bốn tiểu đoàn trong lữ đoàn, thì con số này, có thể,  sẽ là 40 đến 50 người một ngày, hoặc 1200 - 1500 một tháng – quá dễ dàng! (Một tiểu đoàn báo cáo gần 1000 xác chết mỗi tháng). Nếu tôi chỉ đúng 10% - các ngài hãy tin tôi, rằng trong thực tế chúng còn nhiều hơn nữa – thì tôi đang cố gắng kể cho các ngài về khoảng 120-150 vụ thảm sát, có nghĩa là có một My Lai mỗi tháng, và cứ như thế kéo dài hơn một năm ".

Mức độ đánh giá như vậy đã được xác nhận bởi các nghiên cứu sau này. Các chiến dịch được tiến hành ở khu vực của quân đoàn I, có lẽ, phụ thuộc nhiều hơn vào các hoạt động của bộ binh được yểm trợ bởi các cuộc không kích, trong khi chiến dịch “Speedy Express” lại phụ thuộc nhiều hơn vào các cuộc tấn công từ máy bay trực thăng, và trong trường hợp này số lượng tử thi sẽ phải cao hơn, nhưng kết quả lại giống nhau: cuộc chiến tranh không quy cũ và không bị kiềm chế bởi bất kỳ những tư tưởng nào hoặc bởi tính nhân đạo, liên quan đến người dân Nam Việt Nam.

Turse nhắc nhở chúng ta rằng ngoài phạm vi khu vực dã chiến, bạo lực không kiểm soát được - chẳng hạn như việc sử dụng xe tải quân sự cán chết  những người Việt Nam để tiêu khiển – đã phổ biến rộng rãi. Những tên gọi quen thuộc của người Việt Nam gắn liền với những  từ ngữ phân biệt chủng tộc – “súc gỗ”, “mặt đần”, “mắt xếch”. Ngoài ra, bộ máy  quân sự của Mỹ còn được bổ sung hệ thống nhà tù Mỹ-Nam Việt Nam, mà ở đó tra tấn là thủ tục tiêu chuẩn, và hành quyết ngoài vòng pháp luật – hiện tượng phổ biến.

Làm sao điều này lại xảy ra? Là một quốc gia, tuân thủ, như nó tự xưng, các nguyên tắc cao thượng lại cho phép vượt qua bề mặt của sự dã man này, và sau đó còn dung dưỡng nó tiếp tục những hành động của mình trong hơn mười năm?

Tại sao, khi thủy quân lục chiến đến khu vực của quân đoàn I vào đầu năm 1965, nhiều người trong số họ gần như ngay lập tức gạt sang một bên các quy tắc tiến hành chiến tranh, cũng như tất cả những nghi ngờ thông thường cũng giảm xuống mức thấp nhất đến man rợ? Các mối liên hệ nhân quả và các lực lượng đã gắn chặt  những chàng trai "xứng đáng nhất và thông minh nhất" từ các trường trường đại học và các tập đoàn nổi tiếng của Mỹ với việc giết hại những đứa bé và những con trân của chúng ở châu thổ sông Mekong?

Những cánh cổng này đã mở bằng cách nào? Câu hỏi này khác với câu hỏi thường nêu ra –bằng cách nào Hoa Kỳ can thiệp vào chiến tranh ở Việt Nam? Tôi không kỳ vọng để  thực hiện công lý ở đây. Đạo đức và căn bệnh say sóng nhận thức (cognitive), đi kèm cuộc chiến tranh ở Việt Nam ngay từ đầu, ngày càng làm chúng ta bất an. Tuy nhiên cuốn sách "Hãy bắn tất cả những gì đang chuyển động” cho phép chúng ta ít nhất
nêu lên câu hỏi này dưới ánh sáng của những sự kiện chân thực của vụ việc này.
Những lập luận kiểu này, tất nhiên, sẽ là thích hợp trong một đất nước mà nó sau Việt Nam đã làm tất cả những điều có thể để quên đi những bài học rút ra từ thảm họa, trong quá trình chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh nhục nhã khác, trong đó có Iraq và Afghanistan. Đây là một số suy nghĩ nêu lên như những suy ngẫm thành tiếng.

Cuộc chiến tranh hư cấu và thực tế

Khoảng từ thời điểm xuất hiện thông tin về vụ thảm sát ở làng My Lai, vấn đề liệu những tội ác đó có phải là sản phẩm quyết định của quân nhân tại chiến trường hay là kết quả của chính trị cao và  những mệnh lệnh xuất phát từ chính giới chóp bu bắt đầu được bàn luận. Câu hỏi này đã được đặt ra còn thế này nữa – đó là những tính toán sai lầm hay “các chiến dịch”? Các đại diện của xu hướng đầu tiên nghiêng về phương án của Một quả táo bị thối trong thùng, tức là trường hợp duy nhất và lên án các đơn vị riêng biệt vì hành vi không thể chấp nhận được và đồng thời rũ bỏ trách nhiệm của những lãnh đạo cấp cao. Những người ủng hộ cách giải thích thứ hai không có xu hướng cáo tội các quân nhân và đổ lỗi cho những nhà lãnh đạo của họ.

Cuốn sách  của Turse cho thấy rằng đó không phải là những trường hợp hoàn toàn cá biệt trong quân đội. Ngay từ đầu, ông đã không đồng ý với những người cho rằng đó là "một tính toán sai lầm". Có lẽ, nguyên nhân luôn luôn nằm ở chỗ rằng các phương án lựa chọ được dẫn ra đã thể hiện không chính xác tình hình. Mối quan hệ giữa chính sách và thực hành, hóa ra, ở Việt Nam lại rất cụ thể hơn cả hai phương án đề ra.

Người ta thường nói rằng sự thật là nạn nhân đầu tiên trong chiến tranh. Tuy nhiên, ở Việt Nam Hoa Kỳ không chỉ nói một đằng, làm một nẻo (ví dụ, hủy diệt những ngôi làng, và khẳng định rằng bảo vệ chúng), mặc dù điều đó cũng đúng. Nói đúng hơn là, ngay từ đầu cấu trúc quân sự đã được thiết lập với mục đích áp đặt quan niệm chính thống sai lầm cho một hiện thực có tính chất hoàn toàn khác.

Trong cuộc chiến tranh chính thức, nhân dân miền Nam Việt Nam chống lại những nỗ lực của Bắc Việt Nam để khuất phục nó vì chủ nghĩa cộng sản thế giới. Hợp chúng quốc dường như đã giúp đỡ họ trong cuộc kháng chiến yêu nước của họ. Trong thực tế, đa số người dân Nam Việt Nam, đặc biệt là những người tích cực về mặt chính trị là những người theo chủ nghĩa dân tộc mong muốn đánh đuổi những kẻ xâm lược nước ngoài, đầu tiên là Pháp, tiếp theo là Nhật Bản và sau đó người Mỹ, cùng với nhà nước bạn hàng của họ - chính phủ Nam Việt Nam, một chính phủ vào thời điểm đó không có một độc lập nào trong một quốc gia mà nó giả định xem là của mình. Kiến giải chính thức giả dối đã không được thêm vào sau này để che giấu thực tế  khó chịu; nó được chuẩn bị cho bộ máy này ngay từ đầu tiên nhất.

Thật ra, sự va chạm của hiện thực và chính sách lần đầu tiên đã diễn ra tại làng Trieu Ai và các điểm dân cư khác tương tự. Quân đội Mỹ, bao gồm chỉ huy tại chỗ, phải đối mặt với thực tế mà họ đã không được nhìn thấy trong nhiều năm. Những người lính đã hy vọng rằng họ sẽ được đón chào như những giải phóng quân, nhưng trong thực tế, họ bị bao vây bởi một biển thù địch gần như khắp mọi nơi.

Ở Washington không hề đưa ra bất kỳ những hướng dẫn nào phải làm gì với tình huống bất ngờ này. Quyết định vấn đề được trao cho những người lính. Tại các khu vực khác nhau của đất nước họ bắt đầu ứng tác. Trong ý nghĩa này, chính sách này thực sự đã được thực hiện trong những điều kiện dã chiến. Tuy nhiên, các binh sĩ đã không có khả năng thay đổi nó, họ không thể, chẳng hạn, ngừng tham gia vào hoạt động được tính toán kém cỏi này. Họ chỉ có thể đáp ứng với những hoàn cảnh bất ngờ, mà họ lâm vào.
Kết quả là, đấu pháp của sứ mệnh không hiểu được và không thể được bị áp đặt từ trên xuống (để chinh phục “những trái tim và khối óc” của dân chúng mà họ chủ yếu là thù ghét, bằng cách chà đạp xã hội của đất nước này), và bằng những mệnh lệnh đôi khi mơ hồ và bất hợp pháp được chấp nhận tại chỗ, những mệnh lệnh mà chúng để lại nhiều chỗ cho sự ứng tác có ý thức được thúc đẩy bởi cảm giác trả thù. Trong sự chênh lệch giữa sự hư cấu của chính trị cao và tính cấp bách của cuộc chiến tranh hiện thực,  cuộc  tấn công vô nghĩa và kinh tởm chống nhân dân Việt Nam bắt đầu.

Tính chất ngẫu hứng của toàn bộ chuyện này, như Turse nhấn mạnh, có thể nhận thấy  trong thực tế rằng việc hành xử tàn khốc với thường dân đã lan rộng, nhưng không thường xuyên. Ông đã  khát quát những gì người dân của một trong những làng mạc ở một khu vực của Việt Nam bị bom đạn tàn phá không thương tiếc kể lại với ông như thế này: "Đôi khi lính Mỹ cho kẹo. Đôi khi họ bắn mọi người. Đôi khi họ đi qua làng và hầu như không đụng đến bất cứ cái gì. Đôi khi họ đốt cháy tất cả nhà cửa. Chúng tôi không hiểu tại sao họ lại hành động như thế”.

Солдаты армии США в Афганистане


Cùng với một cuộc chiến tranh chính thức tưởng tượng ở Việt Nam hình thành một cuộc chiến tranh hiện thực  mà Turse lần đầu tiên mô tả một cách tương ứng. Điều này hoàn toàn không phải để bao biện cho những gì đã xảy ra, nếu chúng ta nói rằng không chỉ những mệnh lệnh  đến từ trên xuống là quan trọng đối với binh lính như những điều kiện: Robert Lifton gọi điều đó là "hoàn cảnh kích động sự tàn bạo", mà chính chúng tạo ra sự suy thoái hành vi. Lối  giải thích này không cho phép các nhà kiến trúc của chiến tranh thoái thác trách nhiệm, mà chính sách sai lầm và mù quáng của họ gây ra hoàn cảnh  địa ngục này.

Thêm một nghịch lý cay đắng ở chỗ rằng cuộc chiến hiện thực vào thời điểm nhất định tại những cấp chỉ huy  cao nhất đã biến thành chính sách, mà nó chuyển hóa thành những mệnh lệnh từ trên xuống. Trong thực tế, các tướng lĩnh dần dần - điều này thật vô lý dưới ánh sáng của các mục tiêu dự định của chiến tranh - cho phép và trên thực tế ủng hộ cuộc chiến tranh chống lại dân chúng. Hãy nhớ lại tướng Ewell và số lượng các tử thi.

Nói cách khác, hứng tác diễn ra bên trên theo mệnh lệnh, cho đến khi những người lính thực hiện mệnh lệnh và giết hại dân thường, tuy nhiên, như điều đó xảy ra trong trường hợp với Ewell, những mệnh lệnh này hiếm khi có hình dạng như vậy. Tuy nhiên các  tướng lĩnh đôi khi đã đi khá xa trong việc xây dựng các quy định mới, mặc dù họ mâu thuẫn một cách thô bạo với chính sách chính thức.

Turses dẫn ra một sai lầm - vào năm 1965, tướng William Westmoreland, người vào năm 1964 đã trở thành tổng tư lệnh lực lượng Mỹ tại Việt Nam, một cách gián tiếp đã tuyên bố về cuộc chiến tranh chống nông dân ở miền Nam Việt Nam. Ông nói:

"Cho đến gần đây, cuộc chiến được đặc trưng bởi rằng một phần lớn đáng kể dân chúng là những người trung lập. Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự leo thang chiến tranh và gia tăng cường độ của nó. Vào một thời điểm nào đó, những người nông dân địa phương sẽ buộc phải đưa ra quyết định. Họ sẽ phải lựa chọn, nếu muốn sống".

Cũng như cấp dưới của mình, Westmoreland đã ứng tác. Chính sách mới này là thực sự với sự hỗ trợ của khủng bố cố khuất phục những người nông dân, nhưng nó hoàn toàn không trùng hợp với lập luận chính thức của Washington về việc chinh phục những trái tim và khối óc, và, ngoài ra, là hoàn toàn không tương thích với tất cả những gì binh lính Mỹ đã gây nên và chuẩn bị thực hiện tại khu vực của quân đoàn I, cũng như khắp cả nước.

Ngôi nhà chọc trời của sự lừa dối

Còn thêm một mức độ của cuộc xung đột này cần phải nhắc đến trong ngữ cảnh. Các tài liệu cho thấy rằng trong giữa những năm 1960s, một phán quyết sai lầm then chốt liên quan đến chiến tranh Việt Nam - về điều rằng những kẻ thù Việt Nam là các xúc tu của chủ nghĩa cộng sản thế giới, rằng đó là tiền duyên của chiến tranh lạnh, chứ không phải đơn giản là chi tiết trong thời kỳ dài của phi thực dân hóa trong thế kỷ XX mà những người dân Nam Việt Nam muốn được Hợp chúng quốc cứu thoát - tất cả những điều này, nhiều người tin rằng, đã được đánh giá sai lầm  ở Washington. Tuy nhiên, một phán quyết khác, hóa ra, không sai lầm: bất cứ chính quyền nào  không "mất"  Việt Nam, nó, rất có thể, thất bại kể cả trong các cuộc bầu cử.

Последняя колонна войск США покинула Ирак

Điều này đúng hay không, nhưng các tổng thống đã  sống trong nỗi lo sợ về khả năng thất trận và như vậy về mặt chính trị họ bị tiêu diệt bởi phong trào mà thượng nghị sĩ Joe McCarthy bắt đầu sau khi Mỹ "mất" Trung Quốc vào năm 1949. Sau đó, McGeorge Bundy, cố vấn về an ninh quốc gia cho tổng thống Lyndon Johnson, đã mô tả sự hiểu biết của mình về tâm trạng của tổng thống vào thời điểm đó như thế này:

"Lyndon Johnson đã không được đặc biệt quan tâm ai cầm quyền  tại Lào hoặc ai  cai quản ở Nam Việt Nam - ông rất lo ngại rằng cử tri người Mỹ trung bình sẽ suy nghĩ về ứng xử của  tổng thống trong thời gian của chiến tranh lạnh. Giải vô địch vĩ đại trong lĩnh vực chiến tranh lạnh là tại sân vận động lớn nhất ở Hoa Kỳ và ông, Lyndon Johnson, trong cuộc chơi này là распасовщик (Bạn nào biết xin dịch giúp Kichbu), và nếu ông thua cuộc, thì ông sẽ nom thế nào trong các cuộc bầu cử tiếp theo? Bởi vậy không nên thất trận. Bây giờ điều này thấy đơn giản, nhưng hoàn cảnh của ông ấy là như vậy. Ông ấy phải đối mặt với sự sống còn chính trị của mình mỗi lần khi xem xét những vấn đề này".

Trong bối cảnh như vậy, những toan tính chính trị trong nước đã chặn đứng ý kiến quan trọng rằng trong trường hợp công bố sự vô dụng và những nỗi kinh hoàng của tất cả những gì xảy ra điều này có thể dẫn đến kết thúc chiến tranh. Ngày càng dễ hiểu rằng đó là một trò hề đẫm máu, tuy vậy chính trị khăng khăng rằng cần phải tiếp tục nó. Khi tình hình không thay đổi, bất kỳ những tin tức nào từ Việt Nam không thể dẫn đến những thay đổi chính sách liên quan đến chiến tranh.

Đây chỉ là tầng trên cùng của  tòa nhà chọc trời lừa dối, mà cuộc chiến tranh ở Việt Nam đại diện cho nó. Chính sách đối nội là nguyên nhân chủ yếu và được bảo vệ khỏi các sự kiện sinh ra những hành động tàn ác trong chiến tranh. Chúng ta có nghĩ rằng tình hình trong ý nghĩa này đã thay đổi?


Jonathan Schell là một thành viên của tổ chức nghiên cứu  The Nation Institut, và đồng thời là phóng viên chiến tranh và là chuyên gia về giải trừ quân bị của tạp chí Nation. Ông cũng là tác giả của cuốn sách "cuộc chiến tranh hiện thực" (The Real War), trong đó tập hợp các phóng dự của ông về chiến tranh ở Việt Nam đã công bố trên tạp chí New York.

 *
Bản dịch chưa được biên tâp. Mong các bạn góp ý. Kichbu..:) 
----


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter