Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Nga thiếu tư duy chiến lược

Дважды погибшая империя. Об отсутствии у России стратегического мышления

Дважды погибшая империя. Об отсутствии у России стратегического мышления




Vladimir Yurtaev

Nguồn: topwar.ru

Kichbu posted on 28.01.2013

Nga trong nhiều phương diện là một nước độc nhất vô nhị, không giải thích được. Các sự kiện diễn ra đất nước của chúng ta, thường không có lý do căn bản. Trong điều kiện thời tiết cực kỳ khó khăn, tổ tiên của chúng ta khéo xoay xở đ xây dựng một nền kinh tế phức tạp, vươn lên vị trí thứ hai trên thế giới. Với vẻ bên ngoài cau có và thậm chí khắt khe, những người dân của chúng ta được biết đến với sự hiếu khách của họ và tấm lòng rộng lớn. Là nước đầu tiên chinh phục vũ trụ,  xây dựng trạm quỹ đạo và xe tự hành trên Mặt trăng, phát minh ra bom hydro, tàu ngầm, đài bán dẫn, và nhiều thứ hữu ích khác, đất nước của chúng ta đã không học được xây dựng những con đường bình thường và lắp ráp các loại xe chất lượng cao. Thậm chí những dự báo của các trung tâm phân tích nổi tiếng về sự phát triển tiếp theo của cộng đồng quốc tế ít nhiều đều thành công, nếu còn chưa nói đế nước Nga. Về số phận của nó hoàn toàn không có gì rõ ràng và khúc chiết. Các chuyên gia lúng túng trong nhiều điều phỏng đoán, nước Nga sẽ như thế nào trong trong vòng 20-30 năm tới. Dự đoán này đối ngược với dự đoán kia, và mỗi dự báo sau đó mâu thuẫn với trước đó. Vào thời của mình, Winston Churchill đã gọi Nga là "ẩn số sau bẩy con dấu”.  Đối với nhiều người Nga, nói chuyện về tính không tiên đoán được của Tổ quốc của mình là một niềm tự hào. Nhưng liệu điều này có tác động tốt đẹp đến sự ổn định của  quốc gia?



Trong suốt lịch sử của mình, Nga đã hai lần đạt đến sự hùng cường địa chính trị, gần như đạt đến đỉnh của hệ thống thứ bậc thế giới. Tuy nhiên, Đế chế Nga và Liên Xô đã vĩnh viễn bị biến mất  không trở lại. Những khối đã đồng chất, thoạt nhìn, bị rạn nứt. Rất nhiều lý do gây nên  quá trình này. Nói riêng, các giới tinh hoa Nga/Liên Xô thiếu tư duy chiến lược, thiếu quan niệm đối ngoại thống nhất, nhằm tạo ra một môi trường quốc tế thuận lợi  có thể hỗ trợ cho sự phát triển trong nước thắng lợi. Trong ý nghĩa này, chúng ta cần học hỏi các đối thủ lịch sử của mình. Chẳng hạn, quan niệm đối ngoại của Đế quốc Anh nổi bật bởi tính kế thừa chiến lược trong suốt thời gian dài và điều này tạo cho nó có tính mềm dẽo và thích ứng nhanh với những điều kiện của thời đại lịch sử mới. Giới tinh hoa Vương quốc Anh đã căng mắt nhìn đ nhìn thấy  50-100 năm tới! Hiệu quả của lối tư duy này đặc biệt được thể hiện đầy đ trong thế kỷ XIX, mà trong suốt thời gian đó Đế quốc Anh đã chiếm vị trí thứ nhất của cường quốc thế giới hàng đầu. Ngay trong  thế kỷ XX, Hoa Kỳ đã kế tục chính sách này, và hoàn toàn hấp thụ vào mình sức mạnh một thời của Vương quốc Anh.


Trong đường lối của Nga dòng chiến lược của tư tưởng luôn luôn chảy  qua,  chỉ cần nhớ Liên minh Thánh thần, được thành lập theo sáng kiến ​​của Nga đ duy trì trật tự quốc tế, được thành lập trong thời gian Hội nghị Viena. Nó ít  nhiều đã hoạt động cho đến đầu Chiến tranh Krym. Thêm ví dụ khác là một chính sách đối ngoại cứng rắn được tiến hành bởi Josif Vissarionovich Stalin khi cuối cùng đi đến kết luận về ý nghĩa của việc kế thừa chính sách của Sa hoàng. Trên các mặt trận của cuộc đối đầu mới với phương Tây, Liên Xô của Stalin đã bắt đầu tích cực mang các tính năng của Đế chế Nga trước đây. Thật đáng tiếc, điều này đã không dẫn đến sự xây dựng một quan niệm dài hạn nào đó. Có thể rút ra kết luận rằng cách tư duy của Nga trên thế giới hầu như luôn luôn phụ thuộc vào mong muốn tức thời của các Sa hoàng và tổng bí thư. Và may mắn, nếu các mong muốn trùng hợp với lợi ích quốc gia.


Trong thế kỷ XX vừa qua ở Nga ba hệ thống đã thay đổi. Chúng được thay đổi một cách triệt để. Sau mỗi lần thay đổi , con tàu nhà nước đi theo hướng  bờ đối diện. Đồng thời thuyền trưởng mới của con tàu có thói quen chỉ trích người tiền nhiệm. Những người bolshevik lên án chính sách của Sa hoàng, và họ, đến lượt mình, bị “các chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ” lên cầm quyền vào cuối những năm 80s phê phán. Hơn thế, tại đại hội XX của ĐCSLX đã nêu vấn đề về cái gọi là "tôn sùng cá nhân". Nói bằng ngôn ngữ bình thường, nhà lãnh đạo mới ra lò của nhà nước đã trộn người tiền nhiệm với bùn, và điều này xảy trong khuôn khổ của một hệ thống tư tưởng và chính trị. Không thể mở miệng để gọi hiện tượng này là xét lại đường lối chính trị. Đây là  sự suy vong thuần túy, là lạc hướng lịch sử với những hậu quả xuất phát từ đó. Không thể tưởng tượng được một điều gì tương tự như thế ở Hợp chúng quốc. Nếu trong phát biểu của tổng thống Mỹ có những dấu hiệu trách cứ liên quan đến người trước đây giữ chức vụ này, thì chi tiết này cũng không thể nào được phản ánh trong chính sách được thực hiện bởi Hoa Kỳ.



Nó có thể tàn bạo, vô liêm sĩ, bất công thế nào đi nữa, nhưng có ưu điểm to lớn nhất: tuân thủ nghiêm ngặt đường lối đã xác định, không phụ thuốc vào việc ai đang nắm quyền lực. Các tổng thống Mỹ không thay đổi quan niệm chính trị theo ý thích của mình, mà xét đến, trước hết, các  lợi ích của quốc gia, chứ không phải là những khát vọng và mong muốn của riêng mình. Thật ra, cần thấy rằng nhóm cái gọi là hậu trường mà  trong tay của họ tập trung những công cụ quản lý chủ yếu đất nước  ở mức độ không nhỏ giúp kiềm chế sáng kiến cá nhân bởi “những người cầm quyền” bên kia đại dương. Tuy nhiên, một loạt những người kiệt xuất của các nhà ngoại giao, địa chính trị  tài năng như  Henry Kissinger hoặc Zbigniew Brzezinski có khả năng tư duy toàn cầu và tính trước những bước đi của đối thủ đã tạo điều kiện hình thành học thuyết đối ngoại cho thời kỳ dài. Ở chúng ta, vào thời của mình, đã có những nhà hoạt động như vậy. Nhớ lại, chẳng hạn, Peter Nikolaevich Durnovo, người đã tiên đoán được diễn tiến của chiến tranh thế giới thứ nhất và các hậu quả tai hại của nó đối với nước Nga, hoặc nhà thơ Nga tài năng, nhà ngoại giao và nhà văn Fyodor Tyutchev, đã báo hiệu cuộc chiến tranh Crym. Tuy nhiên, các tầng lớp cầm quyền ở Nga có thói quen nguy hại cho nhà nước - không chịu lắng nghe ý kiến của những người như thế, không lấy những đề nghị của họ  để tiến hành chính sách đã được thử thách đáp ứng các lợi ích quốc gia làm vũ khí cho mình. Chiến lược đối ngoại của Mỹ được xây dựng xung quanh “trò chơi” tấn công cũng rất quan trọng, trong khi đó chiến lược của Nga xét về lịch sử thiên về phòng thủ. Nhưng sẽ không có Berlin năm 1945, nếu Hồng quân không dành thế chủ động về tay mình.


 nước Nga hôm nay có hai con đường –  về chốn hư vô, lặng lẽ ẩn mình trong sân sau của Châu Âu, hoặc, tính đến những sai lầm trong quá khứ của mình lần nữa chiếm lấy một vị trí xứng đáng của mình trên trường thế giới, khôi phục lại vinh quang một thời vang bóng. Chọn con đường thứ hai, cấn ý thức được rằng để đạt được thành công, nước Nga cần phải vĩnh viễn đoạn tuyệt với sự ngây thơ con trẻ và niềm tin vào  chuyện cổ tích về nên dân chủ phương Tây. Cần  phải chuyển từ một chính sách phản ứng nhất thời sang chính sách tìm những điểm yếu của đối phương để giáng cho chúng những đòn có hiệu quả. Để thực hiện kịch bản này sẽ cần một học thuyết đối ngoại rạch ròi, dựa trên sự thừa kế và nhà nước phải tuân theo đường lối đã xác định. Trong trường hợp ngược lại, con tàu quốc gia lại sẽ bị ném từ bờ bên này sang bờ bên kia khi nó còn chưa bị mắc cạn lần nữa. Liệu nước Nga có chịu được thảm họa mới trong vị thế địa chính trị của mình hiện nay hay không.





1 nhận xét:

Steps


Flag Counter