Stratfor: геополитический прогноз на 2013 год. Восточная Азия и Китай
Nguồn: topwar.ru
Kichbu posted on 29.01.2013
Vào năm
2013, ba quá trình sẽ ảnh hưởng
đến các chương trình nghị sự ở Đông
Á: Pekin nỗ lực
để duy trì sự ổn định chính trị và xã hội trong bối cảnh suy thoái kinh tế định hướng đến xuất khẩu của mình, tăng tốc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc và gây hấn ngày càng tăng của nó trong việc cố gắng để bảo vệ lợi ích kinh tế và lãnh thổ của nó trong khu vực, những nỗ lực của các đối thủ khác trong khu vực,
bao gồm cả Hoa Kỳ để thích ứng với những thay đổi xảy ra ở Trung Quốc.
Nền kinh tế của Trung Quốc trong năm nay sẽ tiếp tục quá trình chuyển đổi dần dần và đau đớn từ tăng trưởng xuất khẩu cao
đến một mô hình bền vững hơn trong viễn cảnh dài hạn. Xuất khẩu của Trung Quốc sẽ làm chậm lại sự phát triển của nó trong bối cảnh giảm sút nhu cầu ở Châu Âu.
Tăng trưởng xuất khẩu cũng sẽ bị cản trở bởi sự gia tăng tiền lương và chi phí sản xuất tại các khu vực duyên hải định hướng xuất khẩu truyền thống của Trung Quốc, giảm khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Trung Quốc so với các nền kinh tế khác trong khu vực như Indonesia, Philippines và Việt Nam.
Nhưng với làn sóng thứ hai của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu về quy mô có thể so sánh với cuộc khủng hoảng của những năm 2008-2009, đang đến gần, nền kinh tế sản xuất của Trung Quốc ở vùng duyên hải sẽ không sụp đổ ngay lập tức. Việc cắt giảm sẽ
được dần dần.
Vào năm 2013, sẽ có thêm nhiều nhà máy, đặc biệt với công đoạn lắp ráp cuối cùng với định mức lợi nhuận thấp nhất, sẽ rời khỏi Trung Quốc. Các nhà sản xuất khác, cân nhắc những ưu thế của hệ thống giao thông tuyệt vời ở Trung Quốc, cơ sở hạ tầng phát triển, cũng như các chuỗi cung ứng
đã được thiết lập,
cũng như thị trường tiêu dùng đang tăng lên của nó, sẽ giữ nguyên hoặc di chuyển vào sâu trong nội địa, nơi có nguồn nhân công dồi dào và mức lương thấp hơn.
Sự suy giảm tiếp tục dần dần của nền kinh tế ở các khu vực duyên hải của Trung Quốc, được biết đến như trung tâm sản xuất của thế giới, trong vài năm tới sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và bất ổn xã hội, trong khi hơn 250 triệu người Trung Quốc lao
động di cư sẽ bắt đầu trở lại vào sâu trong nước này để tìm việc làm.
Bởi vậy, Pekin sẽ phải tiếp tục cân bằng trong các cuộc xung đột nội bộ trong cả năm 2013. Nó sẽ cần phải đảm bảo mức sản xuất cao và việc làm khi các xí nghiệp và nhà máy ở các khu duyên hải sẽ sa thải công nhân hoặc nói chung đóng cửa. Nhưng đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không cho phép mình để xảy ra tình trạng mất ổn định trong nước, bắt đầu từ lạm phát cao và kết thúc bằng vỡ bong bóng bất động sản, do đó, cần phải đợi vòng thứ hai của kích thích kinh tế của chính phủ, như trước đây điều đó đã từng xảy ra trong những năm 2009-2011.
Duy trì mức độ chung của việc làm sẽ đạt được nhờ đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn (đặc biệt là trong việc phát triển giao thông và xây dựng đô thị ở các tỉnh nội vùng). Cũng phải đợi sự giảm bớt dần dần kiểm soát thị trường bất động sản. Pekin sẽ hỗ trợ cân bằng kinh tế nhờ kích thích tính tích cực trong sản xuất ở nội vùng của Trung Quốc, đặc biệt ở các tỉnh nằm dọc theo sông Dương Tử và liền kề với các khu vực kinh tế ven biển.
Để đô thị hóa các vùng lãnh thổ nội địa, Trung Quốc có thể tiến hành những cuộc cải cách hạn chế hệ thống đăng ký của công dân và hộ tịch. Nhưng nhiệm vụ ưu tiên duy trì việc làm sẽ kìm hãm bất kỳ nỗ lực tái cơ cấu thực sự nền kinh tế của Trung Quốc theo hướng hiệu quả, năng suất và lợi nhuận lớn hơn. Điều chỉnh của nhà nước và độc quyền về đầu tư sẽ tiếp tục quy định nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2013.
Từ phía các đại diện xuất khẩu của Trung Quốc nghe những lời ta thán, và bây giờ chính phủ đang cố gắng để chuyển hướng các dòng vốn đầu tư từ lĩnh vực bất động sản sang hướng các dự án bền vững hơn. Do đó, nó cần phải chuẩn bị tránh những mối đe dọa tiềm năng đối với hệ thống tài chính của mình, đặc biệt trong bối cảnh gia tăng lĩnh vực tín dụng ngầm. Những ngân hàng “đen” - đó hoàn toàn không phải điều mới lạ ở Trung Quốc.
Nhưng vấn đề ở chỗ rằng rằng trong vài năm qua,
vai trò và trọng lượng của chúng tăng
đáng kể: nếu trước đây, đó chỉ là những quỹ vay mượn không chính thức cô lập về địa lý của những thành phố riêng lẻ vùng duyên hải,
thì hôm nay đó là một mạng lưới phức tạp của những bán-pháp nhân, giao dịch từ 12 để 30 nghìn tỷ nhân dân tệ (từ $ 1,9 nghìn tỷ đến $ 4,8 nghìn tỷ) tín dụng với lãi suất khác nhau từ 20% đến 36%, mà chúng được đầu tư vào hàng nghìn và hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa khắp toàn quốc.
Cho vay tín dụng ngầm, thực chất, không phải là vấn
đề. Hơn nữa, nó cần thiết trong nền kinh tế,
nơi việc cho vay tín dụng chính thức thường được giới hạn cho các công ty nhà nước. Nhưng sự tăng trưởng xuất khẩu bắt đầu chậm lại và ưu đãi tiền mặt hạn chế (đa số trong số
đó đã chi cho xây dựng, làm tăng nhu cầu bên trong Trung Quốc về thép, xi măng, than đá và các vật liệu khác vào giai đoạn giữa năm 2009 và 2011 lên đến tận trời) cũng bị xói mòn.
Điều này có nghĩa rằng ngày càng nhiều người mong muốn nhận được tín dụng "đen". Pekin hoàn toàn có khả năng dập tắt những rủi ro tín dụng ngắn hạn,
nếu vào năm năm 2013, bùng phát khủng khoảng hệ thống ngân hàng ngầm của Trung Quốc. Tuy nhiên, những hiệu ứng kèm theo từ lạm phát và thất nghiệp cho đến các cuộc phản đối từ phía các nhà
đầu tư của khu vực ngân hàng ngầm (trong đó bao gồm bao gồm hàng triệu công dân Trung Quốc bình thường)
có thể làm căng thẳng đáng kể sự ổn định xã hội và chính trị trong nội bộ Trung Quốc.
Những nhiệm vụ đặt ra trước Đảng và chính phủ…
Vào năm 2013, đảng Cộng sản Trung Quốc phải làm một cái gì đó với những thay đổi kinh tế-xã hội to lớn trong bối cảnh thay thế thế hệ các nhà lãnh đạo của mình, cũng như xem lại và đổi mình hình ảnh của mình trước công chúng, nếu không thể làm được điều gì với những thực tế của mình.
Những vụ bê bối chính trị trong năm 2012 đã phá hoại mạnh mẽ hình ảnh của ĐCSTQ, còn bản thân hệ thống đã trải qua thời kỳ không yên bình. Sự thay đổi thế hệ cầm quyền mang lại cho đảng cơ hội
đánh giá lại những
phalang (фаланги) của mình và đổi mới kiểm soát hoàn toàn trong những vấn
đề nội chính như an ninh nội bộ, kiểm duyệt và bộ máy quan liêu-quân sự, nhưng trong khi đảng vẫn còn chưa cảm thấy mình
được an toàn.
Cảm giác nguy hiểm ngày càng tăng lên trong ĐCSTQ – trong nội bộ của đảng cũng như xã hội liên quan đến tình hình kinh tế khó khăn – chắc là
thể hiện trong sự tăng cường kiểm duyệt các mạng xã hội trực tuyến kiểu Weibo, trong việc đàn áp các nhóm tôn giáo và các nhóm xã hội khác bị nghi ngờ
đối lập và phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc để bảo vệ lợi
ích quốc gia ở các vùng biển Nam Hải, Đông Hải và Đông-Nam Á.
Tác
động của những thay đổi ở Trung Quốc đến khu vực
Hiệu ứng lan tỏa của sự chuyển đổi chậm chạp của Trung Quốc từ hai thập kỷ của cầm quyền với tư cách là nhà cung cấp hàng hóa giá rẻ chủ yếu của thế giới sẽ còn cảm thấy được mạnh hơn ở Đông Á. Sự giảm số lượng các nhà máy lắp ráp ở vùng duyên hải của tRung Quốc sẽ mang lại những cơ hội to lớn cho các nước Đông Nam Á, như Indonesia, Việt Nam, Philippines và, có thể, cả Myanmar: tất cả các nước này sẽ tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, không chỉ để khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên và các lĩnh vực nguyên liệu của mình, mà còn phát triển cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực đô thị, giao thông, năng lượng và chế biến.
Đồng
thời, sự suy thoái ở Trung Quốc sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng chung của khu
vực và sẽ trở thành thách thức trước mắt đối với nó trong viễn cảnh ngắn hạn, bởi
vì việc tiêu thụ nguyên liệu của Trung Quốc mà một phần lớn của Đông Nam Á phụ thuộc vào điều
này, được ổn định sau tối đa không bền vững trong những năm 2010-2011. Các nước
phát triển hơn của khu vực, chẳng hạn như Hàn Quốc, Singapore và Úc, cũng phụ
thuộc rất nhiều vào nhu cầu từ Trung Quốc, sẽ có được lợi ích ít hơn từ các dòng chảy đầu
tư nước ngoài từ vùng duyên hải Trung Quốc và bắt đầu cố gắng hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế và việc làm mạnh mẽ hơn nữa.
Ngay
cả trong trường hợp của những biến đổi cấu trúc trong khu vực vì nền kinh tế
Trung Quốc bắt đầu phát triển chậm lại - và, như một hệ quả, sự căng thẳng của
bất ổn kinh tế khu vực hoặc toàn cầu – tiềm năng quân sự đang tăng lên và sự
quá tự tin của Pekin sẽ gây áp lực lên các nước khác trong khu vực Đông Á.
Ở
Đông Bắc Á, hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc sẽ đổ thêm dầu vào ngọn lửa của
quân sự hóa của Nhật Bản, mà nó đồng thời sẽ có những nỗ lực mới để loại bỏ các
hạn chế hiến pháp đối với việc sử dụng các lực lượng vũ trang. Điều này cũng
sẽ tăng tốc độ mở rộng của các doanh
nghiệp Nhật Bản và đầu tư từ Trung Quốc cho các nước đang phát triển của Đông
Nam Á, bởi vì sự căng thẳng ngoại giao và các cuộc tranh cãi khu vực đe dọa
những lợi ích kinh doanh của người Nhật Bản ở Trung Quốc ngày càng lớn.
Trên
bán đảo Triều Tiên, mà nó bị kìm kẹp giữa hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc và quân phiệt hóa có thể của Nhật
Bản, có thể bắt đầu quá trình xích lại hơn nữa của hai miền Triều Tiên, đặc
biệt xét đến những nỗ lực của CHDCND Triều Tiên dần dần giảm sự phụ thuộc của
mình vào sự hỗ trợ của Trung Quốc.
Trong
khi đó, Việt Nam và Philippines, như các đối thủ cạnh tranh và người đối biện
nhất quán hơn của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á, sẽ tiếp tục như trước
đây muốn liên kết chặt chẽ hơn trong khuôn khổ ASEAN và ủng hộ hoạt động kinh
doanh và sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực.
Năm
2013 sẽ là một năm quyết định đối với Myanmar, vì nó đang củng cố nền dân
chủ và giảm sự phụ thuộc và đầu tư của Trung Quốc. Pekin, nhìn thấy mối đe dọa từ sự tăng trưởng đầu tư và ảnh
hưởng của phương Tây ở Myanmar đến các lợi ích chiến lược và năng lượng ở khu
vực Đông Nam Á và Ấn Độ Dương, có thể phá vỡ quá trình chuyển đổi dân chủ ở
Myanmar - hoặc bằng cách tăng cường sự hiện diện kinh tế ở đất nước có tầm quan
trọng chiến lược này, hoặc bằng cách thúc đẩy gây gây nên căng thẳng sắc tộc
dọc tuyến biên giới Trung Quốc -Myanmar.
Điều
gì sẽ xảy ra tại Myanmar
vào năm 2013, sẽ hình thành tương lai của Hiệp hội các nước Đông Nam Á, cũng
như tác động đến mối quan hệ giữa ASEAN và Hoa Kỳ.
Bài chưa được biên tập. Các bạn đọc tham
khảo. Kichbu…J
---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét