Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Trung Quốc: người dân không tin tưởng chính quyền và không tin lẫn nhau


 http://static.newsland.com/news_images/1105/1105020.png

Отчёт: в Китае не доверяют властям и друг другу
 
Nguồn: ntdtv.ru

Kichbu posted on 12.01.2013



Ngày càng nhiều người dân Trung Quốc không tin vào chính quyền, không tin tưởng lẫn nhau. Báo cáo hàng năm mới đây của Viện hàn lâm  khoa học x ã  hội CHND Trung Hoa chứng minh xu hướng như thế.


Theo báo cáo, sự bất mãn chủ yếu trong xã hội Trung Quốc gây nên bởi ba phạm trù: quan chức tham nhũng, doanh nhân và cơ quan nhà nước.

Các phương tiện truyền thông thuộc định chế xã hội có ảnh hướng. Cựu giáo sư  đại học Sơn Đông Sun Wenguang khẳng định rằng mọi người đã không tin tưởng lẫn nhau.


Sun Wenguang, cựu giáo sư đại học Sơn Đông:


"Các phương tiện truyền thông Trung Quốc thường đưa tin sai lệch để che đậy sự thật. Đặc biệt, khi nói về sự oa trữ những vụ bê bối trong đảng CS Trung Quốc".

Giáo sư Sun cũng chỉ ra tính không hiệu quả của hệ thống khiếu nại ở Trung Quốc. Những người muốn đệ trình đơn  từ lên cấp cao nhất ở trong nước có rất nhiều, tuy nhiên cảnh sát và các cơ quan an ninh thường không cho những người này cơ hội như thế - họ bị bắt giữ, bị đe dọa và không hiếm khi bị đánh đập.

Trong báo cáo của Viện hàn lâm khoa học xã hội cũng thông báo rằng khoảng một nửa người dân Trung Quốc không còn tin tưởng lẫn nhau. Chỉ 20-30% nói rằng có thiể tin người lạ.

Trong báo cáo dẫn ra một trường hợp bi thảm với một cô bé hai tuổi xảy ra vào năm 2011. Ô tô cán cô bé, sau đó có đến 18 người đi ngang qua bé gái đầm đìa máu trước khi có ai đó dừng lại gọi xe cấp cứu. Một tuần sau cô bé qua đời tại bệnh viện.

Báo cáo cũng dẫn ra trường hợp với một người đàn ông Trung Quốc. Người nay muốn giúp đỡ một cụ bà bị thương và đưa bà đến bệnh viện. Tuy nhiên ở đó ông đã bị khép tội gây thương tích đối với cụ bà và buộc ông trả tiền điều trị cho bà.

Trong báo cáo cũng nêu ra những cái gọi là "trạng thái ngược". Họ gọi xu hướng như vậy khi các công dân hoan nghênh các hành động vỡ mộng với các hành vi của những người bảo vệ pháp luật.

Ví dụ điển hình là trường hợp với một Yan Tszia nào đó. Vào năm 2008 ông bị thẩm vấn vì vi phạm luật lệ giao thông, tuy nhiên tại cảnh sát khu vực ông đã bị đánh đập. Sau nỗ lực kiện tụng bất thành, ông đã đến cơ quan cảnh sát và giết hại sáu sĩ quan. Tuy nhiên trong xã hội thay vì lên án, ông nhận được sự ủng hộ. Họ chào đón ông như người anh hùng đã đứng lên chống  các quan chức lạm dụng chức quyền của mình.


Đọc th êm:
- Thế hệ con một Trung Quốc có vấn đề? (BBC).Trung Quốc: Chính sách một con tạo ra một thế hệ nhút nhát (RFI). - Cuộc tranh luận tự do báo chí ở Trung Quốc đang lan rộng (Sống mới). – Trung Quốc: Không có hy vọng cởi mở về thông tin (RFI). – Huỳnh Văn Úc: Trung Quốc và nạn tham nhũng (Nguyễn Tường Thụy). - 2013: Trung Quốc phục hồi kinh tế (RFI). – Angola : Tình trạng chung sống với người Hoa (RFI). - Trung Quốc xây các công trình bí ẩn giữa sa mạc (DT).

 -----


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter