Thứ Tư, 22 tháng 4, 2009

Trung Quốc: chưa đánh giá hết

TRUNG QUỐC: CHƯA ĐÁNH GIÁ HẾT magnify

03.04.2009, 12:09:46

Пусковые установки Dong Feng 21. Фото с сайта www.dni.gov

Chưa đánh giá hết

Недооценили

Kichbu theo http://www.lenta.ru/articles/2009/04/03/carrierkiller/

> Nhận diện chủ nghĩa xâm lăng mới

> Tên lửa đạn đạo của Trung Quốc - mối đe dọa chết người đối với Hải quân Hoa Kỳ

http://blog.360.yahoo.com/blog-FotLhJk8af9ji8gZSRA-?cq=1&p=4238

Trung quốc đã vượt mặt Nga và Hoa Kỳ trong việc nghiên cứu tên lửa đạn đạo

Ngày 31 tháng ba Viện Hải quân Hoa Kỳ (The United States Naval Institute) đã công bố thông tin về vũ khí mới của Trung Quốc. Trước đây thông tin này đã xuất hiện tại một trong những blog quân sự Trung Quốc mà người Mỹ cho rằng đây là một nguồn tin đáng tin cậy. Nếu tin các tác giả, Pekin đã chế tạo được tên lửa đạn đạo trên cơ sở Dong Feng 21. Tên lửa này có khả những tính năng hiện đại và có khả năng ngay từ phát bắn đầu tiên có thể tiêu diệt thậm chí cả mục tiêu đang chuyển động, kể cả hàng không mẫu hạm của Hải quân Hoa Kỳ. Những công việc về chế tạo vũ khí như thế này đã từng đựoc thực hiện ở Liên Xô, nhưng nó không được phổ biến rộng rãi. Tuy thế, hiện nay không thể khẳng định chắc chắn, liệu người Trung Quốc đã chế tạo được vũ khí này hay chưa, hay đây chỉ là một cách tuyên truyền tiếp theo của Pekin.

Trước tất cả hành tinh

Mặc dù rằng thông tin về một siêu vũ khí mới của Trung Quốc đã được công bố trước ngày 1 tháng tư và một số đọc giả xem nó như trò đùa, nhưng ở Washington có tất những căn cứ để xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc. Hoa Kỳ có một số lượng hàng không mẫu hạm lớn nhất thế giới, và các chiến hạm loại này được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất của ưu thế quân sự Mỹ. Và nói riêng, chúng đảm bảo cho Washington tất cả những khả năng tiến hành các hoạt động quân sự thực tế tại bất kỳ khu vực nào. Cùng với lực lượng hàng không hiện đại mà Hoa Kỳ đang có đựợc, các hàng không mẫu hạm mang lại cho người Mỹ một lợi thế thực sự đối với bất kỳ kẻ thù nào và không phụ thuộc vào vị trí địa lý của nó.

Hiện nay Hải quân Hoa Kỳ đang được trang bị hàng không mẫu hạm cũ “Enterprise” đã từng tham gia chiến tranh Việt Nam và 10 chiến hạm hiện đại kiểu Nimitz. Đây là những hàng không mẫu hạm có sức rẽ nước gần 100 nghìn tấn, có khả năng phát triển tốc độ gần 30 hải lý và chở hơn 80 máy bay và trực thăng hiện đại. Hôm nay trên bong của những chiến hạm này có các máy bay tiêm kích loại F/A-18, cũng như các loại máy bay khác.

Trong viễn cảnh người Mỹ dự định trang bị những hàng không mẫu hạm mới kiểu Gerald Ford, Chúng có thể vận chuyển các máy bay tiêm kích mới nhất với đườc cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng đến mọi vị trí tác chiến có thể xảy ra. Cũng như máy bay, các hàng không mẫu hạm được thiết kế với công nghệ stels làm cho chúng ít bị phát hiện. Một con tàu đầu tiên như thế sẽ được trang bị cho hải quân Mỹ vào năm 2015.

АвианосецHàng không mẫu hạm loại Nimitz. Photo BMC Hoa Kỳ

Để so sánh, trong thành phần của hải quân Nga hiện nay chỉ có duy nhất một chiến hạm hàng không - “Nguyên soái Kuznetsov”. Vậy, trong viễn cảnh Moscow có kế hoạch chế tạo đến sáu chiến hạm hiện đại có sức rẽ nước đến 60 nghìn tấn, trên đó có thể chứa những máy bay tiêm kíchmới thế hệ thứ năm do trong nước thiết kế. Những máy bay này cần phải thay thế Su-33. Thực ra, viễn cảnh chế tạo những con tàu này cũng như những máy baychiến đấu PAK FA mới nhất của Nga hiện đang còn mập mờ. Những thời hạn trang bị vũ khí và thậm chí nơi xây dựng các hàng không mẫu hạm còn chưa được biết đến.

Những cường quốc thế giới hàng đầu khác bây giờ cũng chưa có thể khoe khoang những chiến hạm to lớn của mình. Người Pháp hiện nay chưa thể chế tạo được con tàu duy nhất “De Gaull” cho thật hoàn hảo vì những khó khăn kỹ thuật, người Italia cũng chỉ có một con tàu “Kavur” như thế trong thành phần của hải quân cách đây hoàn toàn không lâu. Hải quân của Vương quốc Anh có ba chiến hạm hạng nhẹ kiểu Invincible đang chuẩn bị được thay thế bởi hai chiến hạm Queen Elizabeth mới và hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên việc xây dựng chúng hiện đang bị cản trở vì những nguyên nhân khác nhau.

Một số nước hiện chỉ mới lên kế hoạch xây dựng hàng không mẫu hạm. Đó là, nói riêng, Tây Ban Nha đang dự định sẽ kết thúc việc chế tạo con tàu “Huan Carlos I” có sức rẽ nước 27 nghìn tấn. Trong số các quốc gia như thế có cả Ấn độ và Trung Quốc. Nhưng nếu chương trình sản xuất các hàng không mẫu hạm của Ấn độ là tương đối sáng sủa (bên cạnh việc xây dựng những con tàu của mình Deli dự tính nhận chiến hạm “Đô đốc Gorshkov” trước đây sau khi hiện đại hóa, thì những thông tin từ Trung Quốc rất mâu thuẫn. Vậy Pekin dự định chế những hàng không mẫu hạm như thế nào và khi nào sẽ kết thúc, hiện tại chưa ai biết. Nhưng những kế hoạch xây dựng những con tàu như thế lại được người Trung Quốc công nhận chính thức.

Chúng ta ngắm vào ai?

Không khó khăn gì để đoán định vũ khí mới của Trung Quốc nhằm vào ai và nhằm vào cái gì. Thứ nhất, hàng không mẫu hạm hiện đại - mục tiêu di chuyển lớn duy nhất tính đến bây giờ là mục tiêu “không thương tiếc" để chi phí đầu đạn hạt nhân. Tiêu diệt các hàng không mẫu hạm nhờ những tên lửa đạn đạo có căn cứ trên đất liền sẽ không hiệu quả: thời gian tên lửa phóng lên mục tiêu có thể thay đổi để bảo đảm khả năng chiến đấu và sau khi nổ hạt nhân. Thậm chí tên lửa mang đầu đạn hạt nhân được bắn ra từ máy bay cũng khó có thể gây tổn vong cho chiến hạm hạng nặng và loại nó ra khỏi vòng chiến đấu ngay từ phát bắn đầu tiên.

Thứ hai, chỉ có hải quân Hoa Kỳ có một số lượng hàng không mẫu hạm như thế để vì nó mà trù tính một chương trình dài hạn chế tạo những tên lữa đạn đạo kiểu mới. Và, thứ ba, chính những chiến hạm của Mỹ loại này là yếu tố kìm hãm đối với Trung Quốc, một nước vốn không che dấu những ý đồ xâm lược trong quan hệ , ví dụ, với Đài Loan láng giềng.

Trước đây trong báo giới đã loan truyền thông tin về những kế hoạch của Trung Quốc về xây dựng trạm liên lạc cục bộ ngoài đường chân trời mới. Nó có thể phát hiện những chiến hạm lớn cỡ hàng không mẫu hạm ở khoảng cách đến 3 nghìn km và sử dụng những thông tin này để hướng tên lửa. Các trạm thông tin liên lạc cục bộ biến dạng này cũng đã được một số nước sử dụng, bao gồm cả Nga, để phát hiện những máy bay ném bom hạng nặng và việc phóng những tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Tuy nhiên, những biến thể mới về sau này đã được hoàn thiện hơn để theo dõi các tàu quân sự.

Những thông tin về vệc Trung Quốc chế tạo những tên lửa đạn đạo có khả năng tiêu diệt hàng không mẫu hạm có thể xem là bước phát triển logis của những thiết kế này. Nếu tin vào các nguồn tin mà học viện hải quân Hoa Kỳ khai thác thông tin từ đó, Pekin đã chế tạo được vũ khí mà đến tại thời điểm nầy chưa có những vũ khí tương tự trên thế giới. Và nói riêng, tên lửa mà nó đựơc đặt tên là Anti-Ship Ballistic Missile (ASBM), có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách đến 2 nghìn km, vượt qua khoảng cách này hết 12 phút, và tiêu diệt thậm chí mục tiêu đang chuyên động.

Ngoài điều đó ra, tên lửa Trung Quốc có khả năng măng đầu đạn hạt nhân đủ để tiêu diệt bất kỳ chiến hạm nào của Mỹ ngay từ cú đánh đầu tiên. ASBM dường như được trang bị hệ thống dẫn đường phức tạp, khó phát hiện đối với các trạm liên lạc cục bộ và có trình độ đánh lừa làm co đương bay của tên lửa khó xác định. Tất cả những khả năng đó, theo đánh giá của các chuyên gia, cho phép giới quân sự Trung Quốc kiểm soát được các khu vực có khả năng xảy ra đụng độ giữa Pekin và Washington.

Rõ ràng rằng việc nhắc lại một cách gián tiếp về siêu vũ khí của Pekin cũng ddax thể hiện ngay trong báo cáo “Sức mạnh quân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa-Военная мощь Китайской Народной Республики" mà Pentagon công bố cách đây không lâu. Trong báo cáo này đã nói rằng người Trung Quốc có thể chế tạo tên lửa đạn đạo trên cơ sở Dong Feng 21, có khả năng bắn đến mục tiêu của mình nhờ những công nghệ hiện đại nhất.

Vũ khí như thế, như các nhà phân tíchcủa bộ quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, có thể mang lại cho Pekin ưu thế giáng những đòn đánh đón kẻ thù tiềm năng. Nhân tiện, một chiến lược tương tự hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc của học thuyết quân sự của Trung Quốc mà nó được xây dựng với quan điểm như học thuyết phòng thủ.

Khi chúng ta đã ngủ

Thiết kế của các chuyên gia Trung Quốc, nếu nó thực tế tồn tại, có thể sẽ là một thiết kế có tính cách mạng và bản thân nó thật thú vị. Người Trung Quốc thường bị các nước khác kết tội ăn cắp công nghệ ở các nước khác. Mà nạn nhân chính yếu nhất của những kẻ ăn cắp có quyền nói là nước Nga. Vũ khí của Nga, như nguyên tắc, đơn giản, vững chắc và có những đặc tính chiến đấu tuyệt vời.

ЗагоризонтнаяTrạm liên lạc "Duga-I". Photo từ site photo.maket.net

Như vậy, lấy các mẫu của nó dễ hơn nhiều so với các mẫu tương tự của Mỹ. Có thể mua, ví dụ, máy bay hay hệ thống phòng thủ chống tên lửa thời Xô Viết ở ngay các nước cộng hòa hậu Xô Viết. Và bản thân chính Moscow, khác với Washington đã nhận thức đựoc mối nguy hiểm như thế, đã dễ giãi chia sẽ những bí mật của mình cho các láng giềng.

Về việc này, người Trung Quốc cũng không phải là những người đầu tiên. Trong những năm 1960-1970s ở Liên Xô đã thiết kế tên lửa P027K (4K18) được chế tạo trên cơ sở tên lửa đạn đạo P-27. Mục đính chủ yếu của nó nhằm tiêu diệt các mục tiêu nổi trên mặt nước, bao gồm cả các tàu chiến và hàng không mẫu hạm. Hiện nay về loại vũ khí này đã kịp bị quên, như người ta khẳng định, các công trình sư Liên Xô thực tế đã chế tạo được tên lửa tuyệt vời mà vì một loạt các nguyên nhân đã không phổ biến rộng rãi trong tư cách là vũ khí của hải quân Liên Xô.

Khi chế tạo tên lửa cần phải sử dụng sơ đồ thiết kế với tiền trinh sát nguyên tử trong khi bay và bộ phận điều chỉnh khí động học đường bay ở khu vực ngoài khí quyển trong khi bật nhiều lần động cơ tầng thứ hai - bằng cách đó đã loại trừ “sự già” những thông tin trinh sát đầu tiên do chuyển động của mục tiêu. Cấu trúc tên lửa bao gồm cả những đổi mới khác, và, theo thông tin của các nhà thiết kế, nó có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách chưa đến 900 km.

Баллистические Tên lửa đạn đạo P-27, P-27Y và P-27KK (từ trái qua phải). Photo KB mang tên Makeev

Việc sử dụng có tính thử nghiệm của P-27K đã bắt đầu từ năm 1074. Tàu ngầm K-120 của dự án 629 được trang bị lại theo dự án 605, chạy điện và dầu diezel đã đựơc trang bị bốn tên lửa loại này.

Tồn tại một số giả thiết, tại sao chính P-27K đã không được sản xuất hàng loạt. Thứ nhát, như người ta nói, các nhà chế tạo tên lửa “ vượt qua đường” các cộng sự, bởi các lobby không tành công của các ban triến trúc khác nhau tồn tại ngay chính vào lúc việc áp dụng công nghệ mới có một không hai của KB mang tên Makeev đã không có lợi đối với các đối thủ.

Thứ hai, vào những năm đó hiệp ước về hạn chế vũ khí chiến lược OCB-I và OCB giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, mà một phần trong đó đã cắt giảm khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân đã được ký kết. Việc triển khai P-27K đã có thể hạn chế việc đưa vào áp dụng các loại tên lửa khác được xem là ưu tiên thời bấy giờ.

ПодводнаяTàu ngầm dự án 629. Photo từ site ship.bsu.by

Trong bất kỳ trường hợp nào, Nga cũng đã hàng chục năm trước đã vứt bỏ thiết kế những loại vũ khí tương tự, còn Hoa Kỳ, xét toàn diện, đã không còn nghiêm túc cho rằng những tên lửa đạn đạo có khả năng tiêu diệt những mục tiêu cỡ lớn đang vận động, có thể xuất hiện ở ai đó trong những đối thủ có thể. Tóm lại, khi hai siêu cường đang so găng, thì siêu cường thứ ba, lức bấy giờ đã chuyển hướng và nhìn xa vào tương lai.

Khẳng định một cách tin tưởng rằng vũ khí này được chế tạo thực tế tại Trung Quốc, hiện tại là không thể. Có thể giả định rằng Pekin lại tiếp tục thực hiện “sự nhào nặn” thông tin một cách khéo léo và khó nhận biết, nhằm biểu dương sức mạnh quân sự của CHND Trung Hoa và những khả năng phát triển của nó. Nhưng nếu tên lửa Trung Quốc - đây dù sao không phải là chiến dịch tuyên truyền, thì không chỉ có Hoa Kỳ phải suy nghĩ cẩn trọng về việc chế tạo những công nghệ mới có khả năng vô hiệu hóa vũ khí này.--Kichbu--

Andrei Phedorov-Андрей Федоров

* Bạn nào edit hộ cho với nào...

-------------------

Недооценили

Китаю удалось обойти Россию и США в разработке баллистических ракет

31 марта Военно-морской институт США (The United States Naval Institute) опубликовал информацию о новом китайском вооружении. Ранее она появилась в одном из китайских военных блогов, который американцы считают надежным источником. Если верить авторам, Пекину удалось создать баллистическую ракету на базе Dong Feng 21, которая обладает современными характеристиками и способна с первого попадания уничтожить даже движущуюся цель, включая авианосец ВМС США. Работы по созданию такого вооружения когда-то велись в СССР, но широкого распространения не получили. Тем не менее, пока нельзя достоверно утверждать, удалось ли китайцам создать такую ракету, или же это очередной пропагандистский шаг Пекина.

Впереди планеты всей

Несмотря на то, что информация о новом китайском сверхоружии была обнародована накануне 1 апреля и некоторые читатели сочли ее за шутку, у Вашингтона есть все основания относиться к этому серьезно. США обладают самым большим количеством авианосцев в мире, а корабли этого класса считаются одним из важнейших факторов военного превосходства Америки. В частности, они обеспечивают Пентагон возможностями ведения боевых действий практически в любом регионе. Вкупе с современной авиацией, которой уже обладают США, авианосцы дают американцам преимущество практически над любым противником, независимо от его географического положения.

...........

С уверенностью утверждать, что это вооружение действительно создано в Китае, пока нельзя. Можно предположить, что Пекин в очередной раз осуществил грамотный и незаметный "слив" информации, призванный продемонстрировать военную мощь КНР и перспективные возможности ее развития. Но если китайская ракета - это все же не пропагандистский ход, задуматься о создании технологий, способных нейтрализовать такое оружие, со временем придется не только США.

Андрей Федоров

Предыдущие материалы по теме

Воровство как искусство [11.03.2009]
Российско-китайская военная сделка сорвалась из-за опасений утечки технологий

Летучий китаец [26.12.2008]
Пекин объявил о начале строительства собственного авианосца

Ссылки по теме

· В Китае обнаружили смертельную угрозу для авианосцев ВМС США - Lenta.ru, 01.04.2009

· Доклад Пентагона возмутил китайских военных - Lenta.ru, 27.03.2009

· США обвинили Китай в занижении реальных военных расходов - Lenta.ru, 26.03.2009

· Министр обороны Китая рассказал о национальном авианосце - Lenta.ru, 23.03.2009

· Китай объявил об увеличении военного бюджета - Lenta.ru, 04.03.2009

· Китай обновил программу модернизации армии - Lenta

4 nhận xét:

  1. Trung Quốc - mối đe dọa của toàn cầu. Đáng tiếc VN lại là hàng xóm của thằng láng giềng xấu chơi này

    Trả lờiXóa
  2. Khiep!the thi phai ve hang ma dat may con dong feng vay...

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter