60 năm quan hệ Việt-Trung
Nhà nghiên cứu Trung Quốc
Ngày 13/01/1950, Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hoàng Minh Giám và ngày 18/01/1950, Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai, thay mặt chính phủ hai nước gửi công hàm công nhận lẫn nhau và đề nghị thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Từ đó, ngày 18/01 được coi là ngày kỷ niệm chung.
60 năm qua, quan hệ hai nước đã có những lúc tốt đẹp, thân thiết với nhau như anh em.
Ngay trong lúc khó khăn nhất, Việt Nam vẫn làm hết sức mình để giúp các đồng chí Trung Quốc vùng biên giới hai nước và sau này nhân dân Trung Quốc qua những viện trợ to lớn đã giúp Việt Nam rất nhiều trong hai cuộc chiến tranh.
Tuy vậy quan hệ giữa hai nước nhiều lúc có vấn đề, khi thì ngấm ngầm, lúc thì nổi lên.
Đặc biệt là từ sau khi Việt Nam giành được thống nhất, do ý đồ chiến lược của Trung Quốc và Việt Nam không gặp nhau, thậm chí trái ngược nên dần dần dẫn tới hai bên đối đầu trực tiếp trong một thời gian dài, chí ít cũng từ năm 1979 và mãi tới năm 1991 hai nước mới bình thường hóa quan hệ.
Kể từ đó đến nay, mối quan hệ này diễn ra tương đối bình thường. Dù sao, trên cơ sở hiểu biết và nhân nhượng lẫn nhau sau nhiều cố gắng chung hai nước đã giải quyết xong việc phân định biên giới trên bộ cũng như phân định Vịnh Bắc Bộ.
Hiện nay, không nói mọi người cũng rõ, vấn đề Biển Đông đang nổi lên.
Vấn đề Biển Đông
Lập trường và suy nghĩ của hai nước còn khoảng cách rất lớn nhưng tôi tin rằng, nếu các nhà lãnh đạo hai bên đều có sự kiềm chế và biết điều thì có thể tìm được tiếng nói chung trong vấn đề này.
Nhưng cũng phải nói thật, đây là vấn đề nan giải nhất trong quan hệ song phương Việt – Trung.
Gần đây người có trách nhiệm trong đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đã đưa ra ý tưởng "gác tranh chấp cùng khai thác ở Biển Đông". Tôi cho rằng đây không phải là một ý tưởng mới vì ngay từ những năm đầu của thế kỷ này, chính phủ Trung Quốc đã trịnh trọng đưa ra lời tuyên bố tương tự.
Nếu các nhà lãnh đạo hai bên đều có sự kiềm chế và biết điều thì có thể tìm được tiếng nói chung trong vấn đề Biển Đông.
Ông Dương Danh Dy
Thế nhưng tháng 03/2009, chỉ bằng vào một quyết định của Cục Ngư chính tỉnh Hải Nam, nhà cầm quyền tỉnh này đã cho phép mấy chiếc chiến hạm được cải biên thành tầu đánh cá, có nhiệm vụ "tuần tra, bắt giữ, khám xét, xua đuổi tầu nước ngoài vi phạm cái gọi là vùng Nam Hải của họ". Cho nên câu nói của người có trách nhiệm của đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam là thiếu cơ sở để tin được mà chỉ là "gác tranh chấp theo kiểu Trung Quốc”.
Ước nguyện lúc này của tôi, một người đã có gần nửa thế kỷ tiếp xúc và hơn 10 làm việc tại Trung Quốc (ở cả Bắc Kinh và địa phương, trong cả thời gian hữu nghị, đối đầu và khi bình thường quan hệ), là những nhà lãnh đạo hai nước, nhất là những người trực tiếp điều hành và thi hành mối quan hệ này hãy đặt lợi ích chung, cao nhất của hai dân tộc lên trên hết.
Nguồn:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2010/01/100117_viet_china_relations.shtml
----
Tin liên quan:
> Trả lời đọc giả quanh chuyện tàu sân bay Trung Quốc
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/01/100114_aircraft_carriers_reply.shtml
--------
60 năm quan hệ Việt - Trung dưới mắt nhà ngoại giao kì cựu
Nhà ngoại giao kỳ cựu Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc, hiện là chuyên gia nghiên cứu độc lập bàn về quan hệ Việt - Trung 60 năm qua.
Thăng - Trầm
Ngày 13 tháng 1 năm 1950, Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hoàng Minh Giám, ngày 18 tháng 1 năm 1950, Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chu Ân Lai thay mặt chính phủ hai nước gửi công hàm công nhận lẫn nhau và đề nghị thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, từ đó ngày 18 tháng 1 được coi là ngày kỷ niệm chung.
60 năm qua, quan hệ hai nước đã có những lúc tốt đẹp, thân thiết với nhau như anh em. Ngay trong lúc khó khăn nhất, Việt Nam vẫn làm hết sức mình để giúp các đồng chí Trung Quốc vùng biên giới hai nước (thời kì Quốc Dân Đảng - nv) và sau này nhân dân Trung Quốc qua những viện trợ to lớn đã giúp Việt Nam rất nhiều trong hai cuộc chiến tranh.
Ảnh Reuters
Tuy vậy quan hệ giữa hai nước đã có những lúc có vấn đề, lúc thì ngấm ngầm lúc thì nổi lên. Đặc biệt là từ sau khi Việt Nam giành được thống nhất, do ý đồ chiến lược của Trung Quốc và Việt Nam không gặp nhau, thậm chí trái ngược nên dần dần dẫn tới hai bên đối đầu trực tiếp trong một thời gian dài, chí ít cũng từ năm 1979 và mãi tới năm 1991 hai nước mới bình thường hóa quan hệ.
Kể từ đó đến nay, mối quan hệ này diễn ra bình thường vì đây là hai nước láng giềng còn tồn tại nhiều vấn đề. Dù sao, trên cơ sở hiểu biết và nhân nhượng lẫn nhau sau nhiều cố gắng chung hai nước đã giải quyết xong việc phân định biên giới trên bộ cũng như phân định vịnh Bắc Bộ.
Đặt lợi ích chung của hai dân tộc lên trên hết!
Hiện nay, không nói mọi người cũng rõ, vấn đề Biển Đông đang nổi lên. Lập trường và suy nghĩ của hai nước còn khoảng cách rất lớn. Nhưng tôi tin rằng nếu các nhà lãnh đạo hai bên đều tỏ ra kiềm chế, và biết điều thì có thể tìm được tiếng nói chung trong vấn đề này. Nhưng cũng phải nói thật, đây là vấn đề nan giải nhất trong quan hệ song phương Việt - Trung.
Gần đây người có trách nhiệm trong đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đã đưa ra ý tưởng "gác tranh chấp cùng khai thác ở Biển Đông"
Đây không phải là một ý tưởng mới vì ngay từ những năm đầu của thế kỷ này, chính phủ Trung Quốc đã trịnh trọng đưa ra lời tuyên bố tương tự, thế nhưng tháng 3 năm 2009, chỉ bằng vào một quyết định của Cục Ngư chính tỉnh Hải Nam, nhà cầm quyền tỉnh này đã cho phép mấy chiếc chiến hạm được cải biên thành tầu đánh cá, có nhiệm vụ "tuần tra, bắt giữ, khám xét, xua đuổi tầu nước ngoài vi phạm cái gọi là vùng biển Nam hải của họ."
Vì thế, câu nói của người có trách nhiệm của đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam trở nên thiếu cơ sở để tin được. Đó là "gác tranh chấp theo kiểu Trung Quốc".
Ước nguyện của một người đã có gần nửa thế kỷ tiếp xúc và hơn 10 năm làm việc tại Trung Quốc (ở cả Bắc Kinh và địa phương, có thời gian hữu nghị, có lúc đối đầu và cả khi bình thường quan hệ) là những nhà lãnh đạo hai nước, nhất là những người trực tiếp điều hành và thi hành mối quan hệ này hãy đặt lợi ích chung, cao nhất của hai dân tộc lên trên hết.
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)
THÔNG ĐIỆP HỮU NGHỊ ĐẦU NĂM VIỆT - TRUNG
Trả lờiXóahttp://kichbu.multiply.com/journal/item/500/500
Ở cạnh thằng hàng xóm du côn vài tháng đã mệt rồi, huống hồ gì 60 năm :D
Trả lờiXóaVừa mới ngó vô Hội chợ "Người Việt dùng hàng hàng Việt" ở tỉnh Q. mà ở đó toàn bán hàng Trung Quốc"...
Trả lờiXóaTrận hải chiến Hoàng Sa
Trả lờiXóahttp://www.bbc.co.uk/vietnamese/programmes/story/2007/12/vietnamtoday_wk50_2007.shtml
Trận hải chiến Hoàng Sa
Trả lờiXóahttp://www.bbc.co.uk/vietnamese/programmes/story/2007/12/vietnamtoday_wk50_2007.shtml
60 năm quan hệ Việt - Trung dưới mắt nhà ngoại giao kì cựu
Trả lờiXóahttp://www.tuanvietnam.net/2010-01-15-60-nam-quan-he-viet-trung-duoi-mat-nha-ngoai-giao-ki-cuu
Nhật "sẽ hành động" nếu Trung Quốc vi phạm trên biển
Trả lờiXóahttp://www.vietnamnet.vn/thegioi/201001/Nhat-se-hanh-dong-neu-Trung-Quoc-vi-pham-tren-bien-890021/
BẢO VỆ LỢI ÍCH QUỐC GIA Ở BIỂN ĐÔNG
Trả lờiXóahttp://www.vietnamnet.vn/chinhtri/201001/Bao-ve-loi-ich-quoc-gia-o-Bien-Dong-890047/
NHỚ VỀ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ NGÃ XUỐNG…
Trả lờiXóaTrong hải trình, tàu Trường Sa 14 đến vùng biển Cô Lin - Len Đao - Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa) - nơi 64 anh hùng liệt sĩ đã hy sinh, mất tích trong chiến dịch CQ-88 ngày 14-3-1988. Sáng 15-1, lễ tưởng niệm những người lính Hải quân anh hùng đã diễn ra trang nghiêm, xúc động.
Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam ghi lại đầy đủ những sự kiện đã diễn ra trong chiến dịch CQ-88 cách đây 22 năm. Đó là trận chiến đấu quyết liệt, quả cảm của cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 146 - Trường Sa anh hùng; của các tàu HQ 604, 605, 505 (Lữ đoàn 125), Trung đoàn 83 Công binh chống lại sự tấn công trắng trợn, bất ngờ của đối phương. Các anh - những chiến sĩ Hải quân ưu tú, những người con Việt Nam anh hùng đã anh dũng hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Lịch sử Việt Nam mãi mãi khắc ghi tên tuổi của 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân đã anh dũng hy sinh và mất tích khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên vùng biển Cô Lin - Len Đao - Gạc Ma vào buổi sáng 14-3-1988. Tấm gương của các anh đã cổ vũ nhiều thế hệ bộ đội sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.
Chưa đến giờ tiến hành lễ tưởng niệm, cánh phóng viên chúng tôi chuẩn bị những món quà dâng lên các anh, dù đó chỉ là gói cà phê và những hộp lương khô… Chúng tôi bỗng cảm thấy cay cay nơi sống mũi khi nghĩ đến sự hy sinh quả cảm của các anh - những người đã cống hiến tuổi xuân, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc…
Gần đến vùng biển Cô Lin - Len Đao - Gạc Ma, tàu Trường Sa 14 chạy thật chậm. Thuyền trưởng Nguyễn Minh Lành tâm sự: “Trong số 64 đồng chí đã hy sinh và mất tích tại trận đánh năm ấy, chỉ mới tìm thấy thi thể của 3 liệt sĩ, còn 61 đồng chí khác vẫn còn yên nghỉ giữa lòng đại dương bao la. Gần đến nơi các đồng chí đang nằm lại, tàu sẽ chạy rất chậm, bởi còn đồng chí, đồng đội của chúng tôi nằm lại dưới đáy biển sâu…”.
Buổi lễ tưởng niệm diễn ra trang trọng, dù chỉ có hương hoa và những món quà bình dị, nhưng đó là cả tấm lòng và niềm tiếc thương vô bờ bến của tất cả mọi người. Các thành viên tàu Trường Sa 14 thành kính nghiêng mình trước vong linh các anh. Thượng tá Nguyễn Hồng Quân - Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân, Trưởng đoàn công tác bùi ngùi: “Hôm nay, đoàn công tác đến nơi các đồng chí đã anh dũng hy sinh. Trong niềm xúc động sâu sắc, nhớ thương vô hạn, chúng tôi kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ các đồng chí!”. Sau khi thả vòng hoa tưởng niệm, đồng chí Nguyễn Hồng Quân cho biết: “Chúng tôi - những người tiếp nối trang sử của Hải quân Việt Nam anh hùng, nguyện tiếp bước các liệt sĩ Hải quân anh hùng; luôn đoàn kết gắn bó một lòng, nỗ lực vượt qua khó khăn thử thách, ngày đêm cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện giỏi, xây dựng nề nếp chính quy tốt, quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, xây dựng mỗi điểm đảo giàu về kinh tế, mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan môi trường”.
Với những người lính trẻ như: Binh nhì Nguyễn Thế Lâm, Phạm Văn Huy Bình (đảo Phan Vinh), Trung úy Phạm Văn Phòng (đảo Sinh Tồn), Thượng úy Nguyễn Duy Bá (đảo Tiên Nữ)… được tiếp nối truyền thống của các anh hùng, liệt sĩ Trần Văn Phương, Vũ Phi Trừ, Trần Đức Thông… là niềm tự hào. Với các chiến sĩ, được ra Trường Sa làm nhiệm vụ là vinh dự không chỉ cho bản thân mà còn là niềm tự hào của gia đình.
Rời vùng biển Cô Lin - Len Đao - Gạc Ma, nơi các anh đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo - một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi càng thán phục và thêm tự hào khi được biết câu nói bất hủ của Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương: “Không được lùi bước trước quân thù, phải để máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của Quân chủng”. Ý chí quật cường ấy vẫn mãi trường tồn cùng lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Bích La - Báo Khánh Hòa
Theo http://hotrungnghia.multiply.com/journal/item/570/570
Những đôi mắt mang hình viên đạn
Trả lờiXóahttp://www.youtube.com/watch?v=WRBl2zGH8E0